Sử dụng kem chống nắng cho tóc như thế nào?
Tia UV của mặt trời làm hỏng lớp biểu bì tóc và protein ( keratin) tạo nên cấu trúc của tóc. Kem chống nắng cho tóc giúp bảo vệ tóc và da đầu khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da, giảm nguy cơ ung thư da.
Sử dụng kem chống nắng có thể bảo vệ tóc khỏi tia cực tím (UV) của mặt trời khi dành nhiều thời gian ở ngoài trời.
1. Ánh nắng mặt trời gây hại cho tóc như thế nào?
Khi tóc tiếp xúc với tia UV của mặt trời trong thời gian dài, các tia này có thể làm hỏng lớp biểu bì của sợi tóc. Tia UV cũng có thể phá vỡ keratin, một loại protein tạo nên cấu trúc và độ bóng của tóc. Tổn thương lớp biểu bì và keratin của tóc khiến tóc khô, giòn hơn.
Tóc sẫm màu ít bị tổn thương do tia UV hơn, do sắc tố của tóc bảo vệ keratin bằng cách hấp thụ và lọc bức xạ UV sau đó giải phóng dưới dạng nhiệt. Tuy nhiên, theo thời gian, các sắc tố này sẽ bị p.hân h.ủy và làm sáng, thậm chí khiến tóc bạc.
Nên sử dụng kem chống nắng cho tóc nếu ở ngoài trời trong thời gian dài, đặc biệt là vào những ngày nắng.
2. Kem chống nắng giúp bảo vệ tóc thế nào?
Kem chống nắng cho tóc phủ bên ngoài lớp biểu bì của từng sợi tóc và da đầu để bảo vệ tóc khỏi tia UV. Kem chống nắng có dạng xịt, dạng bột và dạng bọt. Các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng cho tóc thường giống với các thành phần trong kem chống nắng cho da.
- Kem chống nắng khoáng chất cho tóc chứa các thành phần hoạt tính như kẽm oxit hoặc titan dioxit tạo thành lớp bảo vệ xung quanh từng sợi tóc và có thể để lại lớp trắng trên tóc.
- Kem chống nắng hóa học cho tóc chứa các thành phần hoạt tính như avobenzone hấp thụ và khuếch tán tia UV từ mặt trời, ngăn ngừa hư tổn.
Video đang HOT
Những người có tóc dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn như tóc sáng màu, tóc mỏng… nên dùng kem chống nắng cho tóc. Tóc sáng màu không có nhiều sắc tố bảo vệ tự nhiên và tóc mỏng hơn không che phủ được nhiều cho da đầu.
3. Cách sử dụng kem chống nắng cho tóc
Để đảm bảo kem chống nắng có thể bảo vệ tóc khỏi tia UV, nên tuân thủ cách sử dụng sau đây:
- Thoa kem chống nắng cho tóc sau mỗi hai giờ: Luôn thoa kem chống nắng cho tóc nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài vào thời điểm tia UV đạt đỉnh, khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Cũng giống như kem chống nắng thông thường, nên thoa lại kem chống nắng cho tóc sau mỗi hai giờ.
- Lưu ý chỉ số SPF: Chỉ số SPF trên kem chống nắng cho da cũng áp dụng cho kem chống nắng cho tóc. Chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ càng mạnh và lâu hơn. Mặc dù không có chỉ số tối thiểu nào được khuyến nghị cho kem chống nắng cho tóc, nhưng nếu tóc mỏng, sáng màu hoặc ở ngoài nắng trong thời gian dài, nên cân nhắc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn (như SPF 50).
Những người có tóc dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn như tóc sáng màu và tóc mỏng nên dùng kem chống nắng cho tóc. Vì tóc sáng màu không có nhiều sắc tố bảo vệ tự nhiên và tóc mỏng hơn không che phủ được nhiều cho da đầu.
- Sử dụng trên tóc khô: Đa số các sản phẩm chống nắng cho tóc đều dành cho tóc khô, vì vậy đừng thoa khi tóc ướt trừ khi có hướng dẫn.
- Phủ lên tóc: Kem chống nắng cho tóc hoạt động bằng cách phủ lên lớp biểu bì tóc, vì vậy phải thoa từ gốc đến ngọn. Nếu sử dụng bình xịt, hãy xịt thật nhiều để phủ lên lớp ngoài của tóc. Nếu sử dụng bọt hoặc phấn, hãy dùng tay xoa đều khắp tóc.
- Thoa lại sau khi bị ướt: Nếu đi bơi, cần thoa lại kem chống nắng cho tóc. Sau khi bơi, hãy xịt hoặc massage một lớp kem chống nắng khác lên tóc và da đầu.
4. Bảo vệ da đầu khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời thế nào?
Tia UV cũng có thể gây ảnh hưởng tới da đầu. Mặc dù tóc càng đen và dày thì da đầu càng được bảo vệ tốt, nhưng da hở như da dưới lớp tóc mỏng/sáng màu vẫn có thể bị cháy nắng. Cháy nắng không chỉ gây đau mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa da và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da.
Do đó, việc thoa kem chống nắng cho da đầu và tóc có thể giúp bảo vệ chống lại những tác động này. Ngoài ra, nên đội mũ/khăn trùm đầu để bảo vệ toàn bộ da đầu cũng như tóc khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, nếu ở ngoài nắng trong thời gian dài hoặc không muốn sử dụng kem chống nắng cho tóc.
Nguyên nhân khiến da xỉn màu, xám xịt dù dưỡng da cầu kỳ
Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến da xỉn màu, xám xịt mà nhiều người thường bỏ qua.
Nắm rõ những nguyên nhân khiến da xỉn màu, bạn sẽ xây dựng được quy trình làm sáng da đúng cách.
Nhiều người thường thắc mắc tại sao da lại trở nên xỉn màu, xám xịt dù họ đã rất chăm chút cho da với các sản phẩm dưỡng ẩm, dưỡng trắng đắt t.iền. Sự thật là, nguyên nhân khiến da xỉn màu, xám xịt có thể đến từ những thói quen chăm sóc da hàng ngày mà nhiều người vô tình bỏ qua. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến da xỉn màu, xám xịt mà bạn nên tránh mắc phải.
1. Tác động từ ánh nắng, ánh sáng xanh
Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UV có thể gây tổn thương cho da, làm cho da sạm màu, xỉn tối. Không chỉ vậy, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cũng ảnh hưởng tiêu cực tới làn da, khiến nó trở nên xỉn màu, xám xịt.
Để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng và ánh sáng xanh, bạn nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng SPF 30 trở lên và đeo kính râm khi ra ngoài. Bên cạnh đó, hãy cố gắng hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.
2. Bỏ qua bước thanh lọc da với mặt nạ đất sét
Việc bỏ qua bước thanh lọc da bằng mặt nạ đất sét cũng là một trong những lý do khiến da bị xỉn màu, xám xịt. Mặt nạ đất sét có khả năng hút nhờn, lấy đi lớp bụi bẩn và tế bào c.hết trên bề mặt da, giúp da trở nên sạch sẽ, tươi tắn hơn.
Bạn nên sử dụng mặt nạ đất sét ít nhất 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp bụi bẩn, dầu thừa trên da. Điều này giúp làn da luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng xỉn màu, xám xịt.
3. Dùng sản phẩm có khả năng tẩy rửa mạnh
Việc sử dụng các sản phẩm có khả năng tẩy rửa mạnh như sữa rửa mặt có chứa acid, nước hoa hồng chứa cồn... cũng làm cho da bị tổn thương, mất cân bằng, khiến làn da trở nên xỉn màu, xám xịt.
Thay vào đó, bạn nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn, acid để làm sạch da mà không gây kích ứng. Đồng thời, cũng nên bổ sung thêm các bước dưỡng ẩm, dưỡng trắng để da luôn căng mịn, tươi sáng.
4. Lơ là bước dưỡng ẩm
Một trong những nguyên nhân khiến da trở nên xỉn màu, xám xịt là do bạn quên hoặc lơ là bước dưỡng ẩm. Khi da thiếu độ ẩm, nó sẽ trở nên khô ráp, nhợt nhạt và dễ bị bong tróc. Vì vậy, bạn cần chăm sóc da bằng cách dưỡng ẩm đều đặn, ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối) để giữ cho da luôn mềm mại, căng bóng. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp cung cấp độ ẩm từ bên trong, góp phần làm da luôn tươi trẻ.
5. Không tẩy da c.hết hàng tuần
Tẩy tế bào c.hết là bước quan trọng giúp loại bỏ các tế bào c.hết, lớp sừng già trên da, từ đó giúp da trông sáng hơn, tươi tắn hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua bước này, khiến da trở nên xỉn màu, xám xịt.
Bạn nên tẩy da c.hết ít nhất 1-2 lần/tuần để làm sạch da, giúp các sản phẩm dưỡng da thẩm thấu tốt hơn và phát huy hiệu quả tối ưu. Lưu ý, bạn không nên tẩy da c.hết quá mạnh vì có thể làm da bị kích ứng, mất cân bằng, thô ráp.
6. Uống ít nước, không tập thể dục
Ngoài các yếu tố liên quan đến chăm sóc da, việc uống ít nước và không tập thể dục cũng là nguyên nhân khiến da bị xỉn màu, xám xịt. Việc thiếu hụt nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể bị ảnh hưởng, làn da trở nên xỉn màu, thiếu sức sống.
Vì vậy, bạn cần uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của da. Khi cơ thể khỏe mạnh, da cũng sẽ luôn tươi tắn, rạng rỡ.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến da bị xỉn màu, xám xịt dù đã dưỡng da cẩn thận. Để có được làn da luôn tươi sáng, bạn cần chú ý thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da, đồng thời duy trì một lối sống lành mạnh. Dưới đây là 1 số sản phẩm hạn chế da xỉn màu, xám xịt mà bạn có thể tham khảo.
5 lầm tưởng phổ biến về kem chống nắng Nếu không hóa giải 5 lầm tưởng này thì làn da của bạn khó mà đẹp lên. Kem chống nắng là sản phẩm quan trọng trong quá trình chăm sóc da, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác hại tiêu cực từ ánh nắng mặt trời có thể làm hư tổn da hoặc thậm chí dẫn tới ung thư da. Tuy nhiên...