Làm thế nào để dự phòng đột quỵ não khi tập thể dục?
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả “mắt thấy, tai nghe” thì mỗi người phải tập thể dục đúng cách để dự phòng đột quỵ não – “kẻ giết người thầm lặng”.
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích
Theo các chuyên gia y tế, tập thể dục được chia ra làm 2 bài tập chính gồm bài tập hiếu khí và bài tập yếm khí.
Bài tập hiếu khí vận động với cường độ trung bình nhẹ mà cơ thể có thể thực hiện liên tục trong 1 thời gian dài liên tục. Ví dụ như chạy bộ, đi bộ, đạp xe tĩnh, nhảy dây,… cơ thể sử dụng oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động. Vận động này giúp tiêu thụ mỡ trong cơ thể.
Ngược lại, bài tập yếm khí có cường độ cao trong khoảng thời gian ngắn như chạy nước rút, xà đơn, chống đẩy…
Cả 2 bài tập này đều mang lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bài tập hiếu khí mang lại lợi ích nhiều hơn trong phòng ngừa đột quỵ não và các biến cố tim mạch.
Đột quỵ (Ảnh minh hoạ)
Về mặt lợi ích, tập thể dục được đưa vào mức khuyến cáo, quan trọng như thuốc điều trị ở bệnh nhân đột quỵ não.
Về thần kinh, tập thể dục giúp thúc đẩy quá trình tạo các tế bào thần kinh mới tại hồi hải mã, giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện giấc ngủ.
Video đang HOT
Về tim mạch, tập thể dục giúp giảm các cholesterol xấu và cải thiện các cholesterol có lợi, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp ích cho nhiều cơ quan bộ phận khác và đặc biệt cải thiện tâm trạng và các quan hệ xã hội, giúp bệnh nhân đột quỵ vượt qua giai đoạn trầm cảm sau đột quỵ.
Ai nên và không nên tập thể dục?
Thực tế, các hoạt động tập thể dục hiếu khí mang lại lợi ích cho người tham gia, nhưng một số đối tượng cần thận trọng hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập. Những người cần cẩn trọng khi tập thể dục hiếu khí gồm: Người mắc bệnh lý tim mạch (suy tim, bệnh van tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), các rối loạn nhịp tim (hội chứng rối loạn nhịp tim – Wolff-Parkinson-White (WPW), bệnh nhân đặt máy tạo nhịp…), tăng huyết áp chưa kiểm soát, xuất huyết não giai đoạn sớm, COPD, hen,…
Khi tập thể dục, người tập nên sử dụng các thiết bị theo dõi (như smartwatch) trong quá trình luyện tập mang lại nhiều lợi ích như theo dõi quá trình luyện tập, tránh nhịp tim tăng quá cao, thân nhiệt tăng quá cao…
Về thời gian tập thể dục, các chuyên gia cho hay: Người khỏe mạnh trưởng thành: tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 150 phút/tuần với các bài tập nhẹ- vừa hoặc 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao hơn.
Bệnh nhân đột quỵ não hoặc tai biến thoáng qua nên tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 10 phút/lần, 4 lần/tuần hoặc cường độ cao tối thiểu 20 phút/lần, 2 lần/tuần làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch, đột quỵ tái phát và tiên lượng sống sau 3 năm lên tới 5-6 lần.
Các chuyên gia đưa ra một số bài tập hiếu khí điển hình gồm:
Đi bộ 30 phút, 5 lần/tuần
Chạy bộ 20-30 phút, 2-3 lần/tuần
Bơi lội 10-30 phút, 2-5 lần/tuần
Đạp xe 35-45 phút, 3 lần/tuần
Nhảy dây 15-25 phút, 2-5 lần/tuần
Tập thể dục (hiếu khí) mang lợi nhiều lợi ích cả về sức khỏe thể c
Tập thể dục quá sức: Làm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị sẹo tim, đau tim, thậm chí đột quỵ
Nếu tập thể dục là tốt thì bạn nên tập nhiều, gắng sức hơn sẽ càng có lợi? Không hẳn, tập quá sức có thể làm mất toàn bộ tác dụng bạn mong muốn, đồng thời phá hủy tim, động mạch và khiến não "bị nghiện" tập luyện.
Tập thể dục được coi là tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp bạn giữ được cân nặng hợp lý, cải thiện sức khỏe tim mạch và thậm chí ngăn ngừa trầm cảm. Nhưng giống như hầu hết những thứ khác, quan trọng là bạn đừng làm nó quá mức bởi tập thể dục quá nhiều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể và não bộ của bạn. Vậy, tập thể dục "quá nhiều, quá sức" chính xác là gì?
Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và lựa chọn tập luyện của bạn. Nhưng nói chung, người trưởng thành nên tập thể dục vừa phải 5 giờ hoặc tập luyện cường độ cao 2,5 giờ mỗi tuần. Hoặc một số người thích kết hợp cả hai. Đó là theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Tập quá sức gây sẹo tim, đau tim, thậm chí là đột quỵ
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tờ M ayo Clinic Proceedings năm 2012 do James H. O'Keefe, Trưởng khoa Tim mạch dự phòng, Viện Tim mạch Trung Mỹ thuộc Hệ thống Y tế Thánh Luca, TP. Kansas (Mỹ) làm trưởng nhóm, những người chạy bộ ở mức độ từ thấp đến trung bình có nguy cơ tử vong thấp hơn những người không tập thể dục.
Tuy nhiên, nếu bạn chạy với tốc độ nhanh hơn 3 lần/tuần thì nguy cơ tử vong lại tương đương với người không chạy. Vì vậy, chạy quá nhiều hoặc cường độ quá cao dường như làm mất đi một số lợi ích sức khỏe thu được từ việc chạy thường xuyên.
Ở một số người tập luyện vất vả, chẳng hạn như chạy bền đường dài (thậm chí cực dài), cũng có thể dẫn đến tổn thương tim, rối loạn nhịp tim và mở rộng động mạch. Trong số 102 người (chạy bền đường dài thường xuyên) tham gia thử nghiệm của nghiên cứu, 12% trong số đó bị sẹo ở tim, con số này cao gấp 3 lần so với ở những người không chạy.
Đồng thời, người chạy bền đường dài thường xuyên có nhiều khả năng bị đau tim hoặc các vấn đề khác liên quan đến tim, thậm chí là đột quỵ. Nhóm của ông O'Keefe cũng tin rằng việc tập luyện sức bền cực độ đặt ra yêu cầu quá cao đối với hệ thống tim mạch, nếu nó được lặp đi lặp lại trong thời gian dài, tim không có đủ thời gian để tự phục hồi sẽ làm dày thành cơ tim, dẫn đến mô sẹo ở tim.
Nó cũng gây ra suy giảm miễn dịch, giảm hormone sinh dục...
Một nghiên cứu khác được trình bày tại cuộc họp thường niên của Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ năm 2012, cho thấy phụ nữ ít có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ hơn nếu họ hoạt động thể chất ít nhất 1 lần/tuần. Nhưng nguy cơ này sẽ tăng cao đối với những phụ nữ tập thể dục gắng sức mỗi ngày. Vì vậy, tập thể dục quá mức không mang lại nhiều lợi ích hơn tập thể dục vừa phải mà nó còn gây ra nhiều rủi ro hơn.
Chẳng hạn với phụ nữ tập 3 môn kết hợp (chạy đường dài, bơi và đạp xe), họ có nguy cơ cao phải đối mặt với mất kinh, loãng xương hoặc mất chất khoáng ở xương và rối loạn ăn uống do sự kết hợp giữa vận động quá mức và việc hạn chế calo hấp thu.
Đối với nam giới, tập thể dục quá mức đã được chứng minh là làm giảm ham muốn tình dục có thể do cơ thể bị mệt mỏi và testosterone ở mức thấp hơn. Đối với cả nam và nữ, tập thể dục "quá đà" làm tăng nguy cơ chấn thương như viêm gân và gãy xương do căng thẳng. Những chấn thương này là kết quả của chấn thương lặp đi lặp lại và hệ thống miễn dịch của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mặc dù tập thể dục vừa phải có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn, nhưng tập thể dục quá mức thực sự sẽ phá tan những gì bạn mong muốn.
Sau khi tập thể dục quá mức, cơ thể cần thời gian phục hồi ít nhất là 72 giờ. Khi đó, khả năng miễn dịch bị suy giảm, vi rút và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập, lây nhiễm vào cơ thể hơn. Và đó là lý do tại sao những người tập thể dục quá sức thường bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nhiều hơn.
Não bộ bị tàn phá bởi tập luyện quá sức
Như vậy, chúng ta đã biết tập thể dục quá mức có thể tàn phá cơ thể của bạn, đặc biệt là tim, gân, dây chằng và hệ thống miễn dịch như thế nào rồi. Nhưng bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ tàn phá bộ não của bạn do chứng "nghiện" tập luyện gây ra. Triệu chứng của nó là khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc kiệt sức khi bỏ lỡ một buổi tập, hoặc cảm thấy thiếu kiểm soát và không thể cắt giảm việc tập luyện, ngay cả khi biết nó đang làm hại sức khỏe của bạn.
Tóm lại, bạn không nên từ bỏ việc luyện tập mà điều quan trọng là điều chỉnh thời gian và cường độ tập sao cho hợp lý, vừa sức mình.
Nguồn và ảnh: WebMD, Business Insider, Mayo Clinic Proceedings
Tập thể dục bao lâu để tránh huyết áp cao? Chỉ cần tập thể dục ở mức độ vừa phải ít nhất 5 giờ/tuần, người trẻ có thể tránh được bệnh huyết áp cao khi đến tuổi trung niên. Với người già, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hay sa sút trí tuệ. Duy trì tập luyện ít nhất 5 giờ/tuần có thể tránh bệnh huyết áp cao...