Làm thế nào để ‘dạy con trong hoang mang’
Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ.
Tìm lối giữa rừng: phương pháp “tự chuyển hoá” khi dạy con
Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ. Câu hỏi đó cứ trở đi trở lại trong mỗi giai đoạn cuộc đời đứa trẻ và không ngừng nảy sinh những vấn đề mới. Nhiều khi khiến người lớn loay hoay, bối rối. Nhiều khi khiến người lớn nhức nhối, tự mâu thuẫn với chính mình. Nhất là, trong xã hội đang vận động một cách đa dạng, phức tạp ngày nay, nỗi trăn trở đó ngày một phình to.
Mà không chỉ có trăn trở. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những quan niệm và phương pháp giáo dục của phương Đông, phương Tây, truyền thống, hiện đại đối thoại, đan xen, tiếp biến nhau. Các bậc cha mẹ vốn đã nhiều băn khoăn, giờ lại thêm “hoang mang” trước rừng ý niệm giáo dục. Chúng ta nên lựa chọn hướng đi nào giữa khu rừng ấy? Có cây kim chỉ nam nào để định hướng hay không? Quyển sách Dạy con trong hoang mang (tập 1) của tác giả Lê Nguyên Phương là một người đồng hành đáng tin cậy giữa khu rừng ấy.
Làm thế nào để dạy con trong hoang mang là câu hỏi trăn trở với không ít phụ huynh.
Với kinh nghiệm của một nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý, đồng thời, giữ vai trò tham vấn tâm lý học đường trong hai mươi năm qua tại các trường học ở Mỹ, tiến sĩ Lê Nguyên Phương khát khao chia sẻ cái nhìn và cảm nhận của mình trước các vấn đề mà cha mẹ ngày nay thường gặp phải trong quá trình giáo dục con. Theo tác giả, điểm mấu chốt mang đậm tính triết lý, đồng thời, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thực nghiệm để đạt được hiệu quả tốt khi dạy con chính là “sự chuyển hoá chính bản thân mình” của mỗi một người lớn để tác động, “chuyển hoá” đứa trẻ.
Nguyên lý trung tâm này sẽ trở thành kim chỉ nam, vận hành trí tuệ và tâm lý con người để cùng hướng đến mục tiêu lớn lao nhất: giúp cho mỗi đứa trẻ thành một con người tích cực, một con người hạnh phúc trong suốt cuộc đời quý giá của mình.
Những ngộ nhận trong tri thức dạy con
Để tìm ra lối đi, Lê Nguyên Phương “gấp bội” nỗi hoang mang của chúng ta lên lần nữa. Phải chăng con cái đạt được thành công là mục đích tối thượng? Chỉ số thông minh là giá trị để đánh giá một đứa trẻ? Người nhớ nhiều kiến thức là người giỏi nhất? Khi trẻ con làm được điều gì đáng khích lệ, thì chúng ta khen “con giỏi” là đúng? Những thủ khoa trên ghế nhà trường sẽ luôn luôn là “thủ khoa” trên đường đời? Càng suy ngẫm trước nhiều câu hỏi, ta càng đạt đến “tri kiến”, càng đỡ “hoang mang”.
Bằng những câu chuyện có thật gây xao động và suy tư, cùng với những lập luận khoa học, thuyết phục, tác giả khiến chúng ta phải tự soi ngắm lại chính mình: cách quan niệm về cuộc đời, mục tiêu sống, cách thế sống,… để từ đó, mới xác lập được phương pháp giáo dục con cái hiệu quả. Cái chết của cậu học trò (thuộc diện học sinh ưu tú trong trường) vì lo âu, sợ hãi, trầm cảm dẫn đến hành vi tự vẫn do áp lực học tập là lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội về những cuộc đua thành tích đã tước đoạt niềm vui trong trẻo của trẻ thơ.
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương – tác giả quyển sách.
Thành công của đứa trẻ phải đi liền với niềm hạnh phúc mà đứa trẻ cảm nhận được, chứ không phải chỉ là hạnh phúc của cha mẹ. Và thông điệp mà tác giả đưa ra thực sự khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ: “Hãy giúp các em tự tìm định nghĩa cho hạnh phúc và lý tưởng của riêng mình. Vì không ai có thể bình an với một thành công không có bóng dáng của hạnh phúc. Và vô nghĩa” (trang 55).
Xây dựng những phẩm chất cho đứa trẻ
Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những thiên kiến dễ gây lệch lạc trong việc định hình và phát triển một con người. Việc đề cao đến mức tuyệt đối hoá chỉ số thông minh (IQ) khiến cho chúng ta quên mất chỉ số cảm xúc (EQ) cũng như những khả năng, phẩm chất khác của con người và tạo ra hệ thống phân loại trẻ em chỉ dựa trên IQ. Việc khen ngợi “những cuốn từ điển sống”, “cuốn tri thức bách khoa sống” đã duy trì sự xưng tụng khả năng ghi nhớ (cấp độ tư duy đầu tiên trong tháp tư duy của con người, chẳng hạn như thang Bloom, bao gồm 6 bậc: ghi nhớ, thông hiểu, áp dụng, phân tích/ tổng hợp, đánh giá, sáng tạo).
Từ đó, chúng ta quen biến mình thành những “cái bị sách” chứa kiến thức do người khác tạo ra hơn là thực hành và sáng tạo tri thức. Do đó, tụng ca IQ sẽ giam nhốt đứa trẻ vào niềm kiêu hãnh định mệnh về trí thông minh hoặc nỗi mặc cảm có tính số phận về chỉ số IQ thấp và không còn muốn phấn đấu để vươn lên. Cũng như vậy, tung hô trí nhớ sẽ bào mòn năng lực sáng tạo của đứa trẻ và tuyệt đối hoá lối học từ chương.
Video đang HOT
Khen con cũng cần phải suy ngẫm
Còn về khen thưởng thì sao? Nhận định của tác giả về việc cha mẹ thường xuyên khen con giỏi cũng gây ra tác hại có lẽ sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên và tò mò. Tại sao khen lại gây ra sai lầm? Và “khen con phải lối” là khen như thế nào? Tiến sĩ Lê Nguyên Phương cho rằng, việc khen con giỏi thường xuyên, quá đà hoặc mang tính hình thức sẽ gây ra sự tự mãn, mất động lực phấn đấu, thậm chí thờ ơ, vô cảm với lời khen. Bởi vậy, tác giả cũng như nhiều nhà nghiên cứu tâm lý trên thế giới cho rằng cần khen con trẻ đúng mực, thực chất và tạo ra sự khuyến khích để thúc đẩy trẻ.
Thay vì khen giỏi, chúng ta có thể thay bằng những từ ngữ khác như “con đã nỗ lực để hoàn thành việc này”, “con đã cố gắng rất nhiều để đạt được mục tiêu”. Bởi lẽ, từ “giỏi” mặc định năng lực sẵn có và khi đứa trẻ tự thấy mình không giỏi ở khía cạnh nào đó, đứa trẻ sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Còn khi trẻ thấy “nỗ lực”, “cố gắng” cũng là một phẩm chất, và là phẩm chất rèn luyện được, có tính quá trình, có thể sở đắc, trẻ sẽ phấn đấu hết mình vì mục tiêu.
Những mô thức giáo dục con trẻ
29 bài viết trong tập sách này là 29 suy tư, chiêm nghiệm và giải pháp để nuôi dạy trẻ. Nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong cuốn sách: nuôi con thế nào giữa thế giới công nghệ, làm sao để bước ra khỏi tâm thức kỳ thị người khuyết tật, người làm những công việc thường bị xem là “hèn kém”, làm sao để tạo ra môi trường tự do, bình đẳng thực sự cho đứa trẻ về giới tính, tâm lý, cảm xúc, trí tuệ, sở thích,… Và các mô thức ở bài cuối cùng (tác giả tiếp thu từ lý thuyết của Diana Baumrind) đã khái quát hoá các xu hướng nuôi dạy con mà chúng ta thường chứng kiến, trải nghiệm trong các gia đình: lối độc đoán (authoritarian), lối nuông chiều (permissive hay indulgent), lối phó mặc (uninvolved), lối từ nghiêm (authoritative). Trong đó, lối từ nghiêm (cha mẹ vừa uy nghiêm để tạo ra nề nếp, vừa từ bi để nâng đỡ, chia sẻ với con cái) được tác giả cổ xuý.
Sự dấn thân can đảm của người làm cha mẹ
Người Việt Nam thường có câu: “Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn”. Quả thực, những ai đã trải nghiệm vai trò làm cha, làm mẹ đều thấm thía nỗi khó ấy. Nhưng thử thách nào cũng có hương mật ngọt ở cuối hành trình, nếu chúng ta thực sự nỗ lực và tận tâm vì mục đích mình hướng tới. Việc nuôi dạy một đứa trẻ thành người tử tế và hạnh phúc luôn là niềm vui lớn lao với mỗi người cha, người mẹ. Vì vậy, đừng ngần ngại dấn bước vào rừng, bởi trong rậm rạp của đời, mỗi người sẽ tìm ra lối đi giúp mình tự trưởng thành, và giúp hậu duệ của mình trưởng thành.
Các đoạn trích dẫn
“Phụ huynh hãy tự chuyển hoá mình để giáo dục con. Hãy hoá giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình”.
“Con em chúng ta không phải là phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và lối giải toả cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta”.
“Lối dạy con theo kiểu độc đoán có thể xây dựng nên những đứa con lễ phép và biết vâng lời. Nhưng hậu quả tiêu cực có thể thấy ngay là sự tức giận, bất mãn và uất ức của con cái khi chúng bị đàn áp để tuân phục”.
“Chúng ta có thể mong con không phải khổ cực trong mưu sinh như chúng ta, nhưng không nên biến chúng thành những đền bù cho những gì chúng ta chưa làm được”.
“Hãy giúp các em tự tìm định nghĩa cho hạnh phúc và lý tưởng của riêng mình. Vì không ai có thể bình an với một thành công không có bóng dáng của hạnh phúc. Và vô nghĩa”.
“Nỗi sợ hãi thường trực trong xã hội khiến cho việc giao tiếp giữa người và người trở nên giả dối. Chúng ta sẽ không chỉ đánh mất sự chân thật với mọi người mà còn cả với chính mình”.
Mẹ Hà Nội nuôi 2 con gái đỗ Đại học Harvard chia sẻ bí quyết rèn con từ bé: Trời mưa như bão cũng dứt khoát làm điều này
Cách dạy con của nữ bác sĩ Lã Thanh Hà nhận được nhiều lời ngợi khen của các bậc phụ huynh.
Ngoài vai trò là bác sĩ da liễu nổi tiếng ở Hà Nội, chị Lã Thanh Hà còn được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ bởi giỏi nuôi dạy con. Nếu thường xuyên đọc các tin tức giáo dục trong nước, ắt hẳn không ít người biết đến câu chuyện của gia đình chị.
Cả hai cô con gái Hà Anh - Hiền Anh của nữ bác sĩ đều thi đỗ vào Đại học Harvard - ngôi trường danh giá top đầu thế giới. Cụ thể, Hà Anh từng được 5 trường đại học danh tiếng là Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley trao học bổng toàn phần và quyết định chọn học tại Harvard.
Cô tốt nghiệp Harvard vào năm 2017, sau đó làm nhà tư vấn quản trị với vai trò quản lý trách nhiệm xã hội toàn cầu tại McKinsey & Company New York - công ty tư vấn doanh nghiệp lớn trên thế giới. Hiện tại Hà Anh đang học lên bậc Thạc sĩ.
Gia đình bác sĩ Lã Thanh Hà. Cô cả Hà Anh đứng cạnh mẹ, kế bên là cô em Hiền Anh. Ngoài cùng là ông xã của nữ bác sĩ.
Còn cô út Hiền Anh cũng xuất sắc không kém chị. Trong thời gian học tại Harvard, Hiền Anh đã góp phần đòi "công lý" cho những sinh viên quốc tế mắc kẹt tại Mỹ do dịch Covid-19. Cô là người nghiên cứu và viết lá đơn kiến nghị lên Harvard, cùng trường chiến thắng vụ kiện trước ICE (Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ), khiến Nhà Trắng bãi bỏ luật visa mới, giúp hơn 1 triệu sinh viên quốc tế không rơi vào cảnh bị đuổi về nước.
Có 2 cô con gái quá đỗi xuất sắc, chị Lã Thanh Hà nhiều lần được các phụ huynh nhắn tin, xin chia sẻ về cách dạy con. Có người hỏi: "Làm sao để giáo dục ngay khi con em còn nhỏ?", lại có người thắc mắc: "Làm sao để truyền lửa cho con có chí lớn?", hay phụ huynh nọ than thở: "Chị ơi con em thông minh nhưng không tự giác",...
Khi được nhờ tư vấn, chị Lã Thanh Hà đã không giấu diếm mà thẳng thắn chia sẻ bí quyết nuôi dạy con của mình. "Ai cũng kỳ vọng và mong các con có thể tự giác học, tự giác giỏi. Trẻ em không thể sinh ra đã tự giác mà cần sự giáo dưỡng liên tục.
Nhưng tôi cũng đồng cảm với những khó khăn của các bố mẹ. Có một sự thật, là để nuôi một đứa trẻ nên người, chúng ta không chỉ "tốn não" mà còn đánh đổi rất nhiều thứ - thậm chí là cả niềm vui, đam mê, công việc của bản thân", nữ bác sĩ Hà thành cho hay.
Theo đó, có 4 bí quyết quan trọng mà chị Lã Thanh Hà đã áp dụng. Chúng tôi xin được phép chia sẻ lại bài viết của chị:
1. ÁP SÁT TỪ BÉ
Bạn nhỏ nào cũng ham chơi. Nên tôi cố gắng bám sát các con từ đầu để tạo thói quen học hành. Khi Hà Anh bắt đầu đi học là lúc tôi sinh Hiền Anh. Ông xã đi công tác biền biệt. Quay cuồng trong bỉm sữa, công việc nên tôi gắng tranh thủ thời gian. Cứ mỗi chiều vừa nấu cơm vừa trông Hiền Anh thì Hà Anh phải kê bàn ngồi học cạnh mẹ trong căn bếp 4m2.
Đứa thì khóc lóc nôn ọe tùm lum. Đứa thì hỏi trên trời dưới bể. Nhiều lúc phát khóc nhưng thấy con bé mồ hôi nhễ nhại chua lòm vừa viết vừa hỏi, bao nhiêu yêu thương con trào dâng. Tôi lại thấy như mình có lỗi với con mỗi khi cho là "vất vả". Cố lên Hà ơi... Tôi nhủ thầm.
Hiền Anh đi học cấp 1 là khi tôi lại đi học tiếp. Hai đứa luôn ngồi học cùng mẹ, vừa học vừa tranh thủ kèm cho các con. Có lần tôi mệt quá ngủ gật thì giật mình thấy Hà Anh hét toáng lên. Thì ra Hiền Anh lấy nước đổ lên đầu chị vì... hỏi bài mà chị mải học không trả lời. Đấy, ngày nào cũng đau đầu nghe 2 chị em chí chóe chứ không phải ngoan từ bé đâu.
2. LÀM GƯƠNG VƯỢT QUA CÁM DỖ
Ngày nghỉ cuối tuần ai cũng muốn nghỉ ngơi, nhưng tôi cũng thôi vì hai con phải học thêm. Sáng trời có mưa như bão cũng phải đi học. Hiền Anh ngồi tròn như củ khoai trong áo mưa của mẹ. Đến nơi chị ta còn gà gật không chịu xuống xe và lè nhè: "Mẹ ơi đến rồi à..." đầy tiếc nuối. Chiều trời nắng chói chang lại đưa con sang tận Long Biên.
Cả vùng trời không có 1 bóng cây dựng xe giữa trời nắng chờ con. Giờ mỗi lần nhìn thấy những ông bố bà mẹ với ánh mắt mỏi mòn chờ con mùa thi nắng như đổ lửa, tôi như thấy hình ảnh mình của ngày xưa.
Nhiều khi mình kỷ luật con nhưng chính mình cũng... sa ngã. Một mùa hè nhiều năm trước, nhà lần đầu có máy tính cài trò chơi bắn gà. Hiền Anh rủ mẹ và chị cùng chơi, chơi cho vui thành ra nghiện. Một thời gian ngắn tôi giật mình khi nhận ra trưa nào mình cũng chỉ mong nhanh về nhà để chơi cùng con.
Cả mẹ lẫn con ngày nào cũng xếp hàng chơi rất đam mê. Tôi quyết định thu lại máy (dù bản thân cũng tiếc). Trong làm việc, sếp không làm gương thì không nói được nhân viên. Trong dạy con, mình không vượt qua được cám dỗ thì đừng nghĩ đến chuyện con trẻ nghe lời. Mình chơi game thì không thể bảo con đi đọc sách. Tạm biệt bắn gà... từ đây.
Gia đình bác sĩ Lã Hà trong lễ tốt nghiệp đại học của con gái lớn.
3. LẠT MỀM BUỘC CHẶT
Tuy nhiên, vợ chồng tôi không ủng hộ dạy con theo phương pháp độc đoán hay bạo lực. Nhà tôi thường áp dụng bản kiểm điểm. Việc này giúp các con có cơ hội diễn giải lại sự việc và chủ động chỉ ra những điều cần khắc phục - không khác cán bộ đi làm phải viết tường trình. Hơn nữa, tôi cũng nhìn được các bạn ấy có đang hiểu sai ở đâu không chứ không phải viết lấy lệ.
Hai chị em khá nghịch ngợm nên đều viết chồng to chồng nhỏ. Bên dưới là bản kiểm điểm khi Hà Anh chuẩn bị vào cấp 3 tôi còn giữ. Nội dung có vẻ là về kỷ luật sinh hoạt - một trận chiến không hồi kết giữa ông xã tôi và Hà Anh.
Bản kiểm điểm của cô cả Hà Anh vào năm 2007.
Nếu như tôi giờ giấc có phần lung tung vì còn đi trực đêm ở bệnh viện thì ông xã đã 60 tuổi vẫn 5h sáng không kể đông hè dậy tập thể dục và sống chuẩn hơn cả giờ đồng hồ. Chồng tôi áp kỷ luật thép này lên cả 2 đứa. Nghỉ hè, các bạn vẫn phải dậy lúc 5h30 sáng để chơi thể thao bắt đầu ngày mới. Mỗi buổi sáng là một trận chiến inh ỏi giữa 2 bố con. Hà Anh mắt nhắm tịt, vùi mặt vào gối và hét lên:
"Một tí nữa thôi! Con chưa mở được mắt! Chói quá chói quá! Ba đừng bật đèn lên!".
Còn ông xã thì cứ đứng ở cửa hò cho đến khi con bé lổm ngổm bò dậy. Tôi xót con ngủ không được tròn giấc. Nhưng không thể phủ nhận là 2 đứa được rèn cho tính kỷ luật, giờ nào việc nấy vì phương pháp có phần hơi... quân phiệt của ông xã.
4. CHỈ ĐƯỢC TIẾN, KHÔNG ĐƯỢC LÙI
Hà Anh và Hiền Anh cũng khá bướng bỉnh. Để nắn gân 2 cô nương ương ngạnh này, có một luật bất thành văn ở nhà là: Con sẽ được làm thứ con thích với 2 điều kiện. Một là khi đã chọn thì không được cả thèm chóng chán. Hai là con sẽ phải chấp nhận hậu quả nếu ba mẹ đã khuyên mà con không nghe.
Hè lớp 5, Hiền Anh xin mẹ đi học bơi ở trường 10/10. Tôi đã nhiều lần nhắc và biết là với cá tính của con, con bé sẽ lại đăng ký muộn nhưng kệ, tôi không giúp. Cuối cùng tất cả các lớp đều hết chỗ, chỉ còn duy nhất lớp lúc 5h sáng. Nghĩa là con phải dậy vào 4 rưỡi sáng khi trời còn tối và tập trong nước bể bơi lạnh cóng. Trong 2 tháng tiếp theo, con bé vẫn kiên trì đi học bơi và không dám kêu ca (vì con hiểu chính con đã tự gây ra điều này). Tôi thương con nhưng muốn con tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình và nếu đã chọn thì không bỏ cuộc ngay cả khi gặp trở ngại.
Con đã lớn không có nghĩa là mọi việc dễ dàng hơn. Hà Anh tốt nghiệp Harvard và bắt đầu đi làm ở McKinsey. Thời gian đầu rất khó khăn. Con bé tuần nào cũng gọi điện về phát khóc vì áp lực. Tôi động viên con: Cái gì mới cũng không dễ dàng. Đã chọn thì hãy bước tiếp. Không thể vì khó khăn bước đầu mà chán nản và sinh tâm lý muốn nhảy việc, thì trên đời này sẽ không có cái gì thành công đến với mình. Nếu qua 6 tháng mà con vẫn cảm thấy không phù hợp, chúng ta sẽ nói chuyện tiếp. Sau đó Hà Anh đã dần trở nên yêu thích công việc cố vấn chiến lược mà con tí nữa thì bỏ cuộc.
Không ai có được tất cả. Thật ra đằng sau mỗi dấu son cũng nhiều nước mắt. Tôi, ông xã, và 2 bạn đều chấp nhận đánh đổi thời gian, sức khỏe, sở thích. Đó là con đường chúng tôi đã chọn. Nhưng cuộc sống muôn hình muôn vẻ, có nhiều lối đi khác nhau. Chút tâm sự này chỉ để chia sẻ cùng mọi người. Không ai có quyền áp đặt quan điểm dạy con cho người khác và không có công thức chung nào. Nếu có, chỉ có một mẫu số chung là sự yêu thương vô bờ bến dành cho các con của chúng ta...
Lời tâm sự dằn vặt "Mẹ không đủ tự tin về tiếng Anh để dạy con, cũng không dư dả để cho con học trung tâm" và câu trả lời bất ngờ từ chuyên gia Tâm sự được viết khi đứa trẻ đã ngủ say và người mẹ thì luôn dằn vặt lo rằng con mình sẽ thiệt thòi hơn các bạn khác. "Mẹ không đủ tự tin về tiếng Anh để dạy con đọc, mẹ cũng không dư dả gì để cho con đi học trung tâm như các bạn khác. Mẹ hứa sẽ làm mọi thứ...