Làm sao khơi dậy được đam mê khám phá lịch sử, chứ không phải giải nọ giải kia

Theo dõi VGT trên

Tôi luôn quan niệm môn Lịch sử cần phải có một vị thế rất quan trọng trong việc dạy kiến thức cho học sinh nhất là bậc phổ thông, giúp các em hướng về nguồn cội.

“Tôi biết có nhiều nước tiên tiến trên thế giới họ coi giá trị hai nhóm bộ môn Tự nhiên và Xã hội quan trọng ngang nhau. Nhóm tự nhiên cho chúng ta giá trị về tư duy logic giúp học sinh trở thành những kỹ sư, chuyên gia công nghệ…

Nhưng ngược lại những môn như Triết học, Lịch sử hay Giáo dục công dân…lại cho ta tư duy về xã hội. Nhưng theo tôi niềm tự hào tự tôn dân tộc hướng về nguồn cội cũng được hun đúc từ những giờ học Lịch sử, Giáo dục công dân, hay môn Văn và đó chính là những bài học làm người.

Về chuyên môn tôi không phải giáo viên dạy Lịch sử nhưng tôi luôn quan niệm rằng môn này cần phải có được một vị thế rất quan trọng trong việc dạy kiến thức cho học sinh, nhất là bậc phổ thông.

Đây cũng là những điều tôi học hỏi được ở những quốc gia mà tôi đã từng học tập, chứ không phải vì tôi đã du học về lại cho rằng môn ngoại ngữ hay những môn khác mới quan trọng”, nhà giáo Trần Thùy Dương – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Làm sao khơi dậy được đam mê khám phá lịch sử, chứ không phải giải nọ giải kia - Hình 1

Nhà giáo Trần Thùy Dương: “Rất cần đổi mới phương pháp để truyền đạt kiến thức môn Lịch sử cho học sinh, mục tiêu giúp các con bớt nhàm chán với những giữ liệu khô khan, con số dài khó nhớ thì tôi tin rằng học sinh sẽ yêu môn Lịch sử, lúc đó các em sẽ học bằng sự đam mê, sự khám phá, tự tìm hiểu chứ không phải là học để đối phó với những kỳ thi. Ảnh: Tùng Dương.

Theo cô Dương: “Đối với môn Lịch sử hay những môn trong nhóm Khoa học xã hội thì tại sao tôi cho rằng rất hay? Ngoài việc tư duy thì chúng ta không thể sống mà lại không biết về lịch sử dân tộc, cũng như lịch sử thế giới.

Từ những kiến thức hiểu biết đó sau này con người ta làm bất cứ công việc gì cũng sẽ có tư duy để làm tốt công việc đó, cũng như chắc chắn sẽ có xu hướng hướng về nguồn cội của mình khi người đó hiểu, tự hào về lịch sử dân tộc.

Cá nhân tôi học môn sử cũng khá lâu rồi, thời xưa tôi học thì người chuyển “lửa” môn Lịch sử của tôi là một người rất giỏi và đáng kính, rất tiếc là thầy đã không còn nữa.

Giờ dạy Lịch sử của thầy với những bài học sống động thực tế, ghi chép chủ yếu những phần cơ bản nhưng đó là bài học cuộc sống. Vậy tôi nghĩ các thầy cô đều biết cách truyền “lửa” được cho học sinh, truyền những kiến thức thực tế xã hội thì các em sẽ hứng thú hơn.

Khi học sinh thấy rằng cuộc sống quanh ta không nặng nề với những kiến thức khô khan thì tôi tin rằng học sinh sẽ yêu môn Lịch sử, lúc đó các em sẽ học bằng sự đam mê, sự khám phá, tự tìm hiểu chứ không phải là học để đối phó với những kỳ thi.

Thêm nữa về phần kiểm tra đánh giá, thông thường học sinh rất sợ học thuộc và cá nhân tôi cũng vậy thôi. Việc học thuộc những con số, số liệu…thì quả thật là cũng nhớ nhớ quên quên.

Áp lực để đạt điểm cao bắt buộc phải nhớ sự kiện đó, liệu có phải phần kiểm tra đánh giá của môn Lịch sử đã vô tình làm cho học sinh sợ và ngại học môn đó? Giá như học sinh được thể hiện quan điểm của mình cũng giống như viết bài văn thì có lẽ chúng ta sẽ có nhiều ý tưởng hay từ học sinh, các em cũng sẽ yêu môn Lịch sử hơn.

Video đang HOT

Môn Lịch sử qua cách dạy, cách truyền thụ, cách kiểm tra đánh giá…nên chăng chúng ta có thể cho học sinh học Lịch sử qua các hình thức trải nghiệm, tăng cường các giờ học ngoại khóa tại Bảo tàng Lịch sử, những khu di tích lịch sử…như vậy môn Sử sẽ gần với thực tế hơn.

Học sinh đã quá quen với những giờ học Lịch sử trong bốn bức tường lớp học, kéo dài rất nhiều năm qua bao nhiêu thế hệ học sinh, việc này cũng xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam, giao thông chưa thuận tiện, học sinh quá đông trong cùng một lớp học…

Nhưng ngay trong không gian nhà trường tôi nghĩ chúng ta có thể áp dụng rất nhiều những phương pháp để khuyến khích các em yêu thích môn Lịch sử. Nền tảng lý thuyết vẫn học song song trên lớp.

Ví dụ vào những ngày lễ lớn, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…nhà trường có thể phối hợp với Bảo tàng Quân đội, mời cán bộ bên bảo tàng sang trường xây dựng những chuyên đề để dạy học sinh, có thể làm một triển lãm nhỏ, xem phim…các em học qua những trải nghiệm cũng như qua rất nhiều phương pháp khác.

Nói chung rất cần đổi mới phương pháp để truyền đạt kiến thức môn Lịch sử cho học sinh với mục tiêu giúp các con bớt nhàm chán với những giữ liệu khô khan, con số dài khó nhớ. Gắn với những sự kiện Lịch sử đó thì hoàn toàn chúng ta có thể có những buổi học chuyên đề mà các con sẽ thấy hấp dẫn.

Chúng ta chưa làm tốt những việc như vậy thì cũng không thể đổ tại học sinh lười, các thầy cô và nhà trường hãy thử làm đi rồi tổng kết xem kết quả sau một thời gian thử nghiệm thì học trò thế nào?”.

Làm sao khơi dậy được đam mê khám phá lịch sử, chứ không phải giải nọ giải kia - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung và các em học sinh lớp chuyên Sử Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh: Nhà trường cung cấp.

Phải chăng người dạy cũng coi Lịch sử là môn phụ ?

Cô Dương cho biết: “Khi tôi mời các chuyên gia nước ngoài sang nói chuyện với học sinh, thường họ hay hỏi các con nghĩ thế nào về Bản sắc dân tộc? Rất ngạc nhiên khi không có em nào trả lời được câu hỏi đó.

Các con chỉ trả lời những câu thiên về bề nổi, nào là rừng vàng biển bạc, danh lam thắng cảnh, rồi tỉnh A tỉnh B có những cái gì…theo kiểu rất hiểu biết, nhưng thực tế về chiều sâu thì lại hoàn toàn chưa có.

Theo tôi quan sát khi các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam thì họ lại rất hiểu Lịch sử Việt Nam một cách khá chi tiết, có thể nói họ rất hiểu. Chính vì vậy tôi cũng đã nói với học sinh của mình rằng cô thấy xấu hổ khi người nước ngoài họ lại quan tâm và tìm hiểu Lịch sử Việt Nam thông qua các con tốt như thế mà cô trò mình không biết.

Chúng ta cần phải học, phải tham khảo cách mà các nước tiên tiến trên thế giới coi lịch sử quan trọng như vậy. Liệu có phải môn Lịch sử trước đây không có mặt trong tổ hợp kỳ thi, có thể người dạy cũng mặc nhiên coi môn đó chưa quan trọng trong định hướng ngành nghề, chúng ta cứ tự làm cho một môn rất hay thành ra môn “phụ”? Vậy các thầy cô phải đổi mới suy nghĩ.

Tôi có nhiều lần đưa học sinh ra nước ngoài giao lưu học hỏi, trong lúc các con học có lúc tôi dự giờ, có những lúc tôi vào thư viện và nhận thấy khu vực sách dành cho Việt Nam rất nhiều, vì ngạc nhiên, tò mò tôi ngồi đọc và thấy các bạn nước ngoài cũng ngồi đọc, điều đó có thể nói họ rất quan tâm và tìm hiểu về Việt Nam.

Khi về nước tôi cũng nói với các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân…rằng rất muốn có sự khởi sắc, tôi không kỳ vọng phải có giải nọ giải kia mà rất cần thực chất, các con có tình yêu thì các con sẽ có giải.

Nếu thay đổi từ cách nhìn thì thầy và trò sẽ có phương pháp tiếp cận. Ngay như quan niệm của nhiều người cho rằng học ngoại ngữ là để giao tiếp, nhưng theo tôi ngoại ngữ là để nghiên cứu văn hóa lịch sử của quốc gia mà mình học ngoại ngữ đó.

Vậy thì trước hết mình hãy học giỏi ngôn ngữ và lịch sử của nước mình trước, rồi sau đó ta tham khảo, học hỏi các nước bạn và lúc đó ta mới đủ bản lĩnh, hiểu biết cũng như kiến thức sau này đưa vị thế của bản thân lên một tầm nào đó.

Ngoại ngữ chính là học văn hóa, người nước ngoài học tiếng Việt là họ học văn hóa, tìm hiểu phong tục tập quán, con người, món ăn Việt Nam…họ bắt đầu từ những cái đơn giản nhất.

Khi học sinh của ta ra nước ngoài mặc dù không nói ra nhưng các con cũng phải học lịch sử quốc gia nơi mà các con du học, vì vậy xu hướng đi du học càng nhiều, ngoại ngữ càng phát triển thì nhìn chung các con lại vô tình bỏ qua Lịch sử Việt Nam, phần vì lịch sử thế giới động chạm đến quyền lợi của các con khi đi du học”.

Làm sao khơi dậy được đam mê khám phá lịch sử, chứ không phải giải nọ giải kia - Hình 3

Cô giáo Phan Hồng Anh và các em học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh: Nhà trường cung cấp.

Cần lắm những học sinh giỏi môn Lịch sử

Cô Dương nêu quan điểm: “Khi chúng ta khi thực hiện một thí điểm nào đó thì không thể hy vọng sẽ thành công ngay, nó là mưa lâu thấm dần. Nhưng có thể nói khi đất nước còn chiến tranh, khó khăn nhiều bề, cũng chưa có khái niệm du học, vì vậy thế hệ các bác chăm đọc sách lịch sử còn hơn nhiều thế hệ trẻ hiện nay. Hồi đó đâu phải học vì quyền lợi.

Quyền lợi là một phần, còn cần phải có sự tổng thể, cách nhìn nhận, phương pháp giảng dạy, cách đổi mới trong việc đánh giá, thi cử…Vậy nên cho dù các bạn theo Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội thì các bạn hãy coi môn Lịch sử là môn nền tảng cũng giống như tâm thức học các môn khác như Toán, Văn…

Điều lạ là cứ em nào học giỏi Toán thì được coi là thông minh, là siêu…và ngược lại chưa giỏi Toán thì được cho là kém, là dốt. Trong khi em đó lại rất giỏi môn Ngữ văn, môn Lịch sử.

Học thuyết về trí tuệ thông minh có 9 điều trong đó có thông minh về tự nhiên, về xã hội, về toán học, về lịch sử, văn học…vậy nên chúng ta cần phải thay đổi quan niệm cho rằng chỉ giỏi môn Toán mới là học sinh giỏi.

Khi học sinh có tư duy môn Lịch sử thì rất nhiều các ngành nghề trong xã hội hiện nay vô cùng cần những kiến thức nền tảng đó. Ví dụ nghề luật sư cũng được nhiều bạn trẻ ao ước, hoặc các bạn làm quản lý thì cũng rất cần đến nền tảng lịch sử.

Đối với các công ty nước ngoài cũng vậy, họ rất cần những nhân sự người Việt có hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt, nắm chắc về lịch sử Việt Nam để hỗ trợ họ trong công việc kinh doanh cũng như trong các công việc về văn hóa..

Vậy nên các con hãy nhìn nhận môn Lịch sử một cách tích cực hơn, không phải chỉ những con số khô khan mà đó chính là văn hóa của đất nước mình, có thể không đi chuyên sâu nhưng nếu có hiểu biết rõ về những môn nền tảng thì chắc chắn sẽ hơn.

Tôi hy vọng và tin rằng mọi việc sẽ thay đổi vì môn Lịch sử đã từng có vị trí rất quan trọng, nhất là thời điểm trước năm 1954. Học sinh cần phải giỏi về kiến thức, giỏi về chuyên môn đồng thời phải giỏi về giáo dục truyền thống, yêu dân tộc”.

Cảm xúc của người đứng trên bục giảng

Ai cũng cần phải sống thật với cảm xúc bản thân, nhưng phải là cảm xúc phù hợp với quy định pháp luật, vị trí, nhiệm vụ của mình.

Cảm xúc của người đứng trên bục giảng - Hình 1


Cùng nỗ lực để học đường luôn trong sạch, học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nuôi dưỡng những ước mơ cho người đi học (ảnh minh họa)

Giáo viên hòa hợp với học sinh để tạo ra sự kết nối, cùng nhau vươn lên dạy tốt, học tốt là điều mà Ngành Giáo dục và cả xã hội mong chờ để xây dựng một môi trường học tập thân thiện và tích cực. Điều đó đặt ra, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một phương pháp, cách làm phù hợp với nghề, biết tiết chế, thậm chí kìm nén cảm xúc bản thân trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu thấy không có lợi cho đại cục.

Tôi nhớ cô giáo của mình có lần đi qua cánh đồng làng gặp tôi và mẹ cuốc ruộng, cô bỏ cặp sách ngay đầu bờ lội xuống làm cùng mà chẳng nề hà mình đang mặc bộ quần áo nào. Việc làm của cô đã tạo ra một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ bên cạnh sự đẹp đẽ vốn có của nghề dạy học mà cô đang thực hiện.

Và vẫn là cô giáo, nhớ có lần chúng tôi ngồi chơi ở bãi cỏ ven đường làng, cô đi ngang qua thấy thế cũng ngồi xuống tham gia. Hôm đó cô mặc bộ quần áo khá đẹp, sau đó tôi mới biết rằng đó là bộ quần áo cô may để lên lớp trong buổi thao giảng sau đó. Cô không tiếc bộ quần áo dành cho sự kiện quan trong của mình để gần gũi với chúng tôi. Cái cách quan tâm của giáo viên thời chúng tôi đi học thật gần gũi, tình cảm và hết sức nhân văn, đã và rồi sẽ còn theo chúng tôi suốt đường đời.

Thời nào cũng thế, người giáo viên luôn có vai trò quan trọng trong đời sống, là nhân vật trung tâm của một xã hội học tập, vừa định hướng vừa thôi thúc học trò. Hình ảnh, việc làm của giáo viên ảnh hưởng đến tương lai không chỉ một con người, một thế hệ, mà nhiều hơn thế.

Gần đây chứng kiến xu hướng dịch chuyển hành vi ứng xử trong đời sống giáo dục ở một số địa phương mà không khỏi nao lòng. Dường như ngày càng xuất hiện thêm những lời nói, việc làm, hình ảnh không đẹp liên quan đến giáo dục được đưa lên mạng xã hội.

Gần nhất, một giáo viên dạy môn Ngữ văn và Giáo dục công dân ở Trường THCS xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc đã nói ra những câu nói quá thoải mái, được dư luận đánh giá là không chuẩn mực khi cổ vũ học sinh uống bia tại phòng ở của mình. Clip được đăng lên mạng xã hội và sau đó một số tài khoản đã chia sẻ.

Dù sau đó cô đã nhận lỗi, bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích" như báo chí đã thông tin, nhưng đằng sau clip được phát tán ấy vẫn để lại một khoảng trống khó mà lấp đầy.

Bia, rượu và chất kích thích nhiều năm qua là tác nhân gây hại cho học đường. Trong khi cả xã hội lo lắng, tìm nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, thì lại có giáo viên đi cổ xúy cho việc làm không được ủng hộ ấy.

Ai cũng cần phải sống thật với cảm xúc bản thân, nhưng phải là cảm xúc phù hợp với quy định pháp luật, vị trí, nhiệm vụ của mình. Sau bất bình của dư luận liên quan đến hành vi gần gũi, cởi mở quá mức với học trò của một cô giáo ở xã Ngư Lộc, tôi lại nhớ đến cách gần gũi với học trò của cô giáo mình trước đây.

Đành rằng sự gần gũi, hòa đồng của giáo viên với học sinh trong hoàn cảnh khác nhau sẽ có sự khác nhau, nhưng có một thứ không thể thay đổi, đó là sự gần gũi nào cũng đều phải trên cơ sở sự chân thành, phù hợp với môi trường giáo dục, dù đó là ai, là thời đại nào đi chăng nữa.

Không thể đi ngược lại lợi ích "trồng người" bằng những giây phút bốc đồng và sau đó biện minh đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Qua sự việc này hy vọng sẽ là dịp để nhiều người nhìn vào soi sửa, điều chỉnh lối sống bản thân, cơ quan quản lý giáo dục có thêm biện pháp để quản lý giáo viên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giữa đêm 1 nam diễn viên "phốt" cả Cbiz: Tố 1 đồng nghiệp bắt nạt hội đồng, khui đời tư Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề rồi tuyên bố gây sốcGiữa đêm 1 nam diễn viên "phốt" cả Cbiz: Tố 1 đồng nghiệp bắt nạt hội đồng, khui đời tư Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề rồi tuyên bố gây sốc
06:46:20 05/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhânTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhân
06:26:59 05/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh công khai dằn mặt đối thủ truyền kiếp ngay trên sóng trực tiếp, chỉ nói 1 câu mà hàng triệu người sững sờTriệu Lệ Dĩnh công khai dằn mặt đối thủ truyền kiếp ngay trên sóng trực tiếp, chỉ nói 1 câu mà hàng triệu người sững sờ
07:42:47 05/01/2025
Đi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật phía sau mới ngã ngửaĐi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật phía sau mới ngã ngửa
09:09:48 05/01/2025
MC Mai Ngọc "flex" toàn cảnh lễ cưới với thiếu gia Bắc Giang, 1 chi tiết đậm nét hào môn gây choángMC Mai Ngọc "flex" toàn cảnh lễ cưới với thiếu gia Bắc Giang, 1 chi tiết đậm nét hào môn gây choáng
06:53:44 05/01/2025
Mỹ Tâm: "Chị nói chuyện hài người ta bảo chị vô duyên"Mỹ Tâm: "Chị nói chuyện hài người ta bảo chị vô duyên"
07:39:27 05/01/2025
Diệp Lâm Anh phản ứng khi nghe câu "có xinh hơn Quỳnh Thư không"Diệp Lâm Anh phản ứng khi nghe câu "có xinh hơn Quỳnh Thư không"
07:27:53 05/01/2025
Bà xã Taeyang tung loạt ảnh Hanbok, fan chỉ dán mắt vào 1 chi tiết được gọi là đẹp nhất Hàn QuốcBà xã Taeyang tung loạt ảnh Hanbok, fan chỉ dán mắt vào 1 chi tiết được gọi là đẹp nhất Hàn Quốc
07:36:10 05/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Haley: Tân binh được Phương Mỹ Chi đóng MV free, 'gà cưng' suốt 5 năm của DTAP

Haley: Tân binh được Phương Mỹ Chi đóng MV free, 'gà cưng' suốt 5 năm của DTAP

Sao việt

13:07:23 05/01/2025
Haley là học trò của DTAP Band, cô góp phần quan trọng trong việc tạo nên những hit lớn của Phương Mỹ Chi và Hoàng Thùy Linh. năm 2024, khi debut với tư cách ca sĩ, Haley còn được Phương Mỹ Chi cùng loạt sao đình đám khác đóng MV hoàn t...
Năm 2025 khó khăn của Ukraine

Năm 2025 khó khăn của Ukraine

Thế giới

13:05:22 05/01/2025
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Lạ vui

13:04:42 05/01/2025
Bà Inah Canabarro Lucas, một nữ tu sĩ người Brazil, đã được xác nhận là người sống thọ nhất thế giới ở tuổi 116, sau khi người giữ kỷ lục trước đó qua đời.
Đang đi xe lúc nửa đêm, cảnh tượng người đàn ông lao đến trước mũi xe khiến cô gái hoảng hốt

Đang đi xe lúc nửa đêm, cảnh tượng người đàn ông lao đến trước mũi xe khiến cô gái hoảng hốt

Netizen

12:54:56 05/01/2025
Theo như những gì camera hành trình của xe ghi lại, có thể thấy, khi chiếc xe ô tô đang di chuyển trên đường vào nửa đêm, bất ngờ có một người đàn ông cùng xe máy trượt dài trên đường và ngã ngay trước đầu xe. Lúc này đã vào khoảng 00h2...
12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn

12 giờ khuya, đang thiu thiu ngủ thì chồng gọi dậy rồi thông báo một tin sét đánh khiến tôi bỏ đi trong đêm mưa to gió lớn

Góc tâm tình

12:33:19 05/01/2025
Sau hôm đó, tôi cảm thấy thái độ của chồng thay đổi rất nhiều. Anh không thường nói chuyện với vợ, cũng không còn những hành động thân mật như trước.
Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Tin nổi bật

12:21:10 05/01/2025
Dự báo trong những ngày tới, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan tiếp tục ở mức thấp, hiện tượng băng giá có thể xuất hiện vào buổi sáng. Đây là dịp để du khách trải nghiệm, ngắm cảnh băng giá phủ trắng trên đỉnh Fansipan.
Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'

Phương Oanh nhảy xuất thần làm giám khảo quốc tế 'nổi da gà'

Tv show

12:02:39 05/01/2025
Giám khảo quốc tế Sandra Mosa thừa nhận nổi da gà trước màn trình diễn của Phương Oanh và bạn nhảy Daniel Denev tại tập 7 Bước nhảy Hoàn vũ 2024 .
Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!

Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!

Nhạc việt

11:50:37 05/01/2025
Người hâm mộ xuýt xoa không ngớt trước vẻ ngoài xinh xắn, ngọt ngào của Khánh Vy, khen ngợi cô ngày càng lên hương nhan sắc sau khi bé Ốc chào đời.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên gây ấn tượng bởi nét đẹp tự nhiên

Á hậu Huỳnh Minh Kiên gây ấn tượng bởi nét đẹp tự nhiên

Người đẹp

11:45:05 05/01/2025
Á hậu Huỳnh Minh Kiên nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng nhờ vẻ đẹp tự nhiên và ấn tượng. Sau khi nhận danh hiệu Á hậu 2 Miss World Vietnam 2023
Viral khoảnh khắc Đỗ Duy Mạnh cầm chổi quét dọn sau khi hội tuyển thủ Việt Nam cắt tóc: Đội trưởng quốc dân đây rồi

Viral khoảnh khắc Đỗ Duy Mạnh cầm chổi quét dọn sau khi hội tuyển thủ Việt Nam cắt tóc: Đội trưởng quốc dân đây rồi

Sao thể thao

11:24:54 05/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội viral khoảnh khắc đội trưởng ĐT Việt Nam - trung vệ Đỗ Duy Mạnh - cầm chổi cặm cụi quét dọn ở một căn phòng tại khách sạn nơi ĐT Việt Nam đóng quân.
Lỗ hổng của Lisa (BLACKPINK)

Lỗ hổng của Lisa (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

11:03:09 05/01/2025
Hình tượng chăm chỉ, kính nghiệp của Lisa cũng bị tổn hại vì loạt sân khấu live trong năm qua. Đây là thách thức lớn nhất của nữ thần tượng người Thái hậu rời YG.