Làm sao để phụ nữ cân bằng kiếm tiền giỏi, dạy con ngoan?
Phụ nữ ngày nay nhiều áp lực khi vừa phải kiếm tiền, vừa phải chăm lo cho gia đình, khi không biết cách cân bằng họ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
Bận ‘bù đầu, bù cổ’
Trước đây, phụ nữ thường bị bó buộc ở nhà với chuyện con cái, bếp núc, là cái bóng sau lưng chồng. Phụ nữ ngày nay không chỉ lo “tề gia nội trợ” mà đã bước ra ngoài xã hội, cũng làm việc, kiếm tiền, phát triển sự nghiệp như nam giới. Gánh nặng kép “lên được phòng khách, xuống được phòng bếp” khiến nhiều chị em luôn bận rộn, làm không hết việc.
“Bận bù đầu bù cổ, có lúc tôi cảm thấy không còn thời gian để thở, chỉ ước ngày có 48 tiếng”, đó là lời giãi bày của chị Mỹ Hạnh (36 tuổi, Hà Nội).
Lịch trình hàng ngày của chị Hạnh luôn trong tình trạng chật kín. Sáng dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà rồi đưa con đi học. Sau đó là 8 tiếng làm kế toán ở công ty, giải quyết giấy tờ sổ sách. Tan làm, chị lại vội vã về đi chợ, cơm nước.
Buổi tối, chồng trông con trai thứ hai 3 tuổi, còn chị tranh thủ kèm cặp con gái lớn 7 tuổi học bài. Hôm nào chồng bận thì chị kiêm luôn cả việc chơi với đứa bé, dạy cho đứa lớn. Đến khi xong xuôi mọi việc để lên giường đi ngủ thì người đã mệt rã rời.
“Chồng tôi cũng bận, lại không biết làm nhiều việc nhà nên thường chỉ đỡ đần được vợ khoản trông con thôi”, chị chia sẻ.
Chị em mệt mỏi vì vừa phải làm việc kiếm tiền vừa chăm sóc gia đình, con cái (Ảnh minh họa).
Theo báo cáo của Tổ chức lao động thế giới, hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động – cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu (47,2%). Phụ nữ Việt dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để làm việc nhà, chăm sóc con cái, trong khi nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này. Thậm chí, gần 1/5 nam giới không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà.
Vừa cáng đáng công việc xã hội, vừa chăm lo gia đình không phải chuyện dễ. Có những chị em bị đặt vào tình thế phải cân nhắc, chọn lựa công việc hay gia đình.
Video đang HOT
Chị Hà Anh (40 tuổi, TP.HCM) có sự nghiệp thành công, là giám đốc một công ty truyền thông, nhưng chị thành đạt trong công việc bao nhiêu, thì gia đình lại bất ổn bấy nhiêu.
“Công việc quá bận khiến tôi không có nhiều thời gian cho gia đình. Con trai lớn của tôi nghiện game, học hành sa sút. Vì thế, tôi hay bị chồng trách là chỉ ham kiếm tiền mà quên mất gia đình, đổ lỗi “con hư tại mẹ”. Trong khi anh ấy có nhiều thời gian rảnh hơn tôi nhưng không kèm cặp, uốn nắn con từ sớm. Lắm lúc tôi cũng nảy sinh suy nghĩ liệu có nên dừng lại sự nghiệp để tập trung làm vợ, làm mẹ cho tốt không”, chị kể.
Làm sao để cân bằng công việc và gia đình?
Từng tham vấn cho nhiều chị em phụ nữ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành) cho biết, đã rất nhiều lần cô nghe chị em than thở về áp lực vừa phải lo kinh tế, vừa phải cố gắng chu toàn việc nhà cửa, chồng con. Thậm chí có những người căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo cô Lanh, để tìm được sự cân bằng giữa công việc và gia đình, chị em cần đề ra những thứ tự ưu tiên trong từng thời điểm khác nhau. Có những giai đoạn sẽ cần ưu tiên kiếm tiền và sự nghiệp hơn, cũng có thời điểm cần đặt gia đình, con cái lên hàng đầu.
Song song với đó, chị em cần hiểu rằng việc nhà không phải của riêng phụ nữ. Từ đó, chia sẻ thẳng thắn với chồng để chồng chung tay giúp sức trong một số đầu việc.
“Không chỉ nam giới mà đôi khi chính phụ nữ cũng có định kiến việc nhà là “việc của đàn bà”, chăm sóc con là thiên chức nên ôm đồm hết việc nội trợ, con cái vào mình dẫn đến quá tải, mệt mỏi. Số khác thì cho rằng chồng lóng ngóng, không biết làm việc nhà, dạy con học thì nóng tính, hay quát tháo nên thà tự mình làm cho xong. Đây đều là những cách hành xử chưa đúng”, cô Lanh phân tích.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh.
Nữ chuyên gia cho biết, sự sẻ chia, thấu hiểu là yếu tố rất quan trọng để gắn kết và duy trì hạnh phúc gia đình. Chị em có thể san sẻ bớt một số việc nhà cho chồng, mong muốn chồng giúp gì thì nên nói thẳng, không nên trông chờ chồng tự hiểu, tự làm.
Có thể nhiều việc trước đây các anh chưa từng làm nên khi bắt đầu sẽ lóng ngóng, vụng về. Chị em không nên chê trách mà cần hướng dẫn, động viên để các anh quen dần, làm nhiều sẽ trở nên thành thạo.
Được chồng chia sẻ việc nhà không chỉ khiến chị em giảm tải khối lượng việc, mà còn giúp chị em thoải mái hơn về mặt tinh thần, không bị bức xúc, khó chịu vì mình thì cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp, làm không ngơi tay, trong khi chồng ngồi gác chân thảnh thơi xem tivi, dùng điện thoại.
Ốm vẫn phải nấu cơm, tôi ứa nước mắt khi chồng chê "ở nhà chỉ biết nấu mỗi một món"
Trước khi bỏ ra ngoài ăn hàng, chồng còn gọi điện mách mẹ và cố ý dằn mặt tôi bằng câu "Mẹ kiếm con dâu khác đi là vừa".
Mới chỉ 3 năm trước, khi chồng còn thất nghiệp và tôi là người kiếm tiền chính trong gia đình thì tôi được anh cưng chiều như công chúa. Đi làm về có cơm ăn sẵn, nước nóng tắm luôn, con cũng được ăn no ngủ kỹ. Tôi không hề bắt nạt chồng mà tất cả những việc ấy anh đều làm một cách tự giác.
Nhưng bây giờ thì cuộc sống gia đình tôi chẳng còn êm ấm như vậy nữa. Năm ngoái bố tôi xin cho con rể việc nhẹ lương cao ở một xưởng nội thất, không phải làm thợ mà chỉ ngồi một chỗ tư vấn khách mua thôi. Mỗi tháng thu nhập của chồng tôi hơn 10 triệu, tăng dần qua từng quý và bây giờ khoảng hơn 20 triệu.
Kiếm được tiền một cái là thái độ chồng tôi bỗng dưng khác hẳn. Trước đây đi làm văn phòng lương ngang ngửa vợ chỉ 7-8 triệu thấy anh vẫn vui vẻ, thương vợ yêu con vô cùng. Giờ có chút chức quyền ở xưởng thì tôi cảm giác chồng bắt đầu sinh tật sĩ diện, hay ra oai và quát nạt vợ nhiều hơn.
Hồi đầu khi phát hiện chồng đi làm về hay cáu gắt thì tôi luôn tìm cách hỏi han xem công việc có gặp khó khăn mệt mỏi gì không. Chồng cứ im lặng lăn ra ngủ chẳng thèm đáp lại, hoặc chơi với con và giả điếc, bơ tôi luôn. Sau thì anh tỏ vẻ khó chịu rồi to tiếng, cấm tôi không được xen vào chuyện làm ăn. Việc gặp khách quảng cáo đồ nội thất thì có gì ghê gớm chứ. Thế mà chồng cứ kêu ầm lên như kiểu tôi phá hỏng thứ gì nghiêm trọng lắm.
Bực mình nhất là động đến tiền nong sinh hoạt phí. Quãng thời gian một mình gánh kinh tế thay chồng vượt qua mùa dịch, tôi không hề kêu ca nửa lời. Nhưng giờ cuộc sống bình thường lại rồi, chồng cũng đã có thu nhập riêng, chả hiểu sao cứ đến lúc tôi nhắc đưa tiền để lo các khoản chi tiêu thì anh mắng vợ như kiểu tôi là đứa ăn bám. Anh chê tôi kiếm chỉ bằng một nửa lương anh, rồi xem sổ sách xong anh chê tôi cân đối thu chi kém, nhà chỉ có 3 người mà hàng tháng "lãng phí" tận 15 triệu!
Tôi điên tiết giải thích cho chồng rõ các khoản sinh hoạt phí. Nào hóa đơn điện nước, cáp mạng, rồi tiền học cho con, tiền sữa, thuốc men, xăng xe, chợ búa, kèm thêm ti tỉ thứ phát sinh khác nữa. Chính chồng tôi ngày trước ở nhà phụ vợ nội trợ cũng biết thừa nuôi con tốn kém như nào, rồi giá cả ở thủ đô đắt đỏ nữa. 15 triệu tôi chắt bóp cho gia đình vậy là tốt lắm rồi, còn phải để dành một khoản tiết kiệm nữa chứ.
Cãi nhau hàng trăm lần xong giờ tôi chán chẳng buồn đôi co với chồng nữa. Tôi chốt luôn hàng tháng anh đưa vợ 10 triệu, còn lại anh thích tiêu cái gì thì tiêu. Chưa bao giờ tôi thèm quản lý chồng bất kỳ cái gì, từ bạn bè quan hệ xã hội cho đến tiền bạc. Vậy mà mới được chút lương cao anh đã coi thường vợ như thế.
Ngày càng nhiều mâu thuẫn lặt vặt khiến tôi dần nghĩ đến chuyện ly hôn. Tuy nhiên con gái tôi còn quá nhỏ, hai vợ chồng cũng chưa căng thẳng đến mức chán ghét nhau nên cuộc hôn nhân của tôi vẫn duy trì được. Trừ những lúc sĩ diện ngoài đường quát nạt vợ vô lý ra thì cơ bản chồng tôi vẫn nghĩ đến gia đình, không lăng nhăng bên ngoài và cũng không chơi bời nát rượu. Thế nên tôi tự nhủ cứ nhắm mắt cho qua.
Mẹ tôi từng dặn trước khi cưới rằng "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê". Tôi cũng luôn nhường nhịn chồng cho nhà cửa yên ấm. Ấy thế mà kết cục anh lại tự tay phá vỡ hạnh phúc, khiến tôi hôm nay phải quyết định nộp đơn ly hôn.
Chuyện là tôi ốm sốt 2 ngày rồi. Mệt quá không dậy nổi nên tôi xin nghỉ làm mấy bữa, dự định nếu 3 ngày không khỏi thì đi viện khám xem thế nào. Biết chồng bận việc nên tôi gọi nhờ mẹ đẻ sang chăm sóc. Bà qua phụ nấu cơm và đưa đón con gái hộ tôi.
Hôm qua ăn cháo buổi trưa xong tôi uống thuốc nằm ngủ li bì. Mở mắt ra đã 5h chiều. Bà ngoại có việc đột xuất nên để lại tờ giấy nhắn, kêu tôi đặt đồ ăn ship về tận nhà rồi mai bà lại sang. Con tôi đã được bà cho ăn và tắm rửa sạch sẽ. Nó tự ngồi xem tivi một mình khá ngoan, biết mẹ ốm nên không hề nghịch ngợm làm phiền.
Tính mở điện thoại đặt đồ ăn tối về nhưng trời bỗng đổ mưa lớn. Nhìn cảnh đấy là biết không thể mua được gì bên ngoài, đường vừa ngập vừa tắc chả ai nhận ship cho. Thế là tôi cố gắng bò dậy, mở tủ lạnh thấy còn ít thịt bò với cà rốt nên quyết định nấu sốt vang cho bữa tối. Bà ngoại mua sẵn bánh mì gối nên cũng tiện, chấm sốt vang là đủ no rồi.
Dù đầu nhức như búa bổ, vẫn mệt và ho nhiều nhưng tôi cố gắng nấu một nồi to cho chồng ăn thoải mái. Có cây bắp cải luộc và mấy quả trứng rán nữa. Đúng 6 rưỡi chồng về thì bữa tối cũng xong xuôi.
Nghĩ trời mưa có bát sốt vang thơm lừng ấm bụng thì ai mà chẳng thích, ngờ đâu vừa ngó thấy nồi thịt bò thì chồng đã hỏi một câu khiến tôi ngỡ ngàng.
- Cô ở nhà cả ngày mà chỉ nấu được mỗi món này à?
Tôi chỉ cho anh đĩa trứng, rau với bánh mì trên bàn. Con gái tôi chạy tới bênh mẹ, bảo rằng mẹ đang ốm nên bố không được bắt nạt. Tôi cũng chả có hơi sức mà cãi nhau với người cùn. Vợ nằm liệt giường chẳng quan tâm hỏi han được nửa câu mà nấu cho ăn lại còn bắt bẻ nhảm nhí.
Tôi thực sự vừa mệt mỏi vừa tủi thân. Không thể tin nổi người đàn ông dịu dàng tâm lý mà tôi từng yêu thương giờ lại biến thành kẻ thô lỗ, ảo tưởng và thích dạy đời thế cơ chứ! Biết bản thân vô lý nhưng vẫn cố tình kiếm chuyện với tôi, chắc phải bày chục món sơn hào hải vị ra đây thì anh mới hài lòng.
Mặc kệ chồng lải nhải bài ca vô tâm, tôi bỏ bữa đứng dậy lết vào phòng. Hoàn cảnh đấy mà vẫn nuốt trôi được thì chắc tôi là tiên nhân đắc đạo rồi. Từ hồi chồng thay đổi tính nết đã có bao nhiêu người khuyên anh bớt sĩ đi, cả bố mẹ bạn bè lẫn hàng xóm. Nhưng có vẻ chồng tôi ương ngạnh không thích nghe ai, càng ngày càng quá quắt để thể hiện cái gì không biết.
Thấy tôi bỏ đi không thèm nghe mắng mỏ, chồng giả vờ gọi điện cho mẹ anh để "khoe" chuyện tôi ở nhà nấu bữa cơm không nên hồn. Tiện thể anh dằn mặt tôi sau lưng, cười khẩy bảo "Mẹ kiếm con dâu khác đi là vừa".
Thật sự tôi chán chồng tận cổ. Đến nước này thì hàn gắn gì, nhường nhịn gì nữa...
Chồng làm điều bất ngờ với sếp, tôi xấu hổ không dám nhìn ai Hành động khó chấp nhận trong cơn tức giận của chồng đã khiến cho mọi công sức của tôi bị "đổ sông, đổ biển". Nhìn bên ngoài, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi hạnh phúc và viên mãn. Nhưng ít ai hiểu được nỗi lòng người trong cuộc. Khi còn yêu nhau, anh hứa sẽ tôn trọng con đường phát triển...