Cho bố vợ mượn tiền, hành động sau đó của chồng khiến tôi xấu hổ
Bình thường, ăn xong cơm nhà ông bà, anh sẽ giục về sớm. Nhưng hôm nay, trông anh cứ bồn chồn như có chuyện gì muốn nói.
Tôi năm nay 26 tuổi, chồng tôi 27 tuổi. Chúng tôi vừa cưới nhau được nửa năm, chưa có con.
Hồi mới cưới, vì quê chồng ở xa nên bố mẹ tôi gợi ý chúng tôi về sống cùng ông bà để tiết kiệm những khoản không cần thiết. Nhưng chồng tôi nhất quyết không đồng ý. Anh không muốn mang tiếng nhờ cậy nhà vợ.
Chúng tôi thuê trọ, cách nhà bố mẹ tôi 15km. Mỗi cuối tuần, vợ chồng tôi vẫn thường về nhà bố mẹ chơi, ăn bữa cơm chung với ông bà.
Chồng tôi thuộc túyp người đàn ông của gia đình. Anh chăm chỉ làm ăn, chi tiêu tiết kiệm. Thứ gì không thật sự cần thiết, anh nhất định không mua. Anh muốn hai vợ chồng thực hiện lối sống tối giản. Nhu cầu không nhiều, áp lực kiếm tiền sẽ không lớn.
Video đang HOT
Hành động lấy lại tiền từ bố mẹ vợ của chồng khiến tôi thất vọng (Ảnh minh họa: Freerange Stock).
Tuần rồi, chúng tôi về nhà ông bà ngoại chơi, đúng lúc có thợ đến sửa điều hòa. Vì mẹ đi vắng, bố tôi không cầm tiền nên nhờ chồng tôi trả hộ. Chồng tôi vui vẻ móc ví ra trả.
Đến chiều tối, sau khi ăn cơm xong, chồng tôi cứ nấn ná ngồi uống nước không muốn về. Bình thường, ăn cơm xong, anh sẽ giục về sớm. Nhưng nay trông anh cứ bồn chồn. Cuối cùng, như không thể dừng được, anh liền nói về chuyện sửa điều hòa lúc trưa.
Anh bảo điều hòa ông bà dùng lâu năm, cứ thỉnh thoảng sửa như vậy thì “tiền cá quá tiền cơm”, chi bằng thay cái mới. Như trưa nay, tiền sửa điều hòa đã mất hơn 500.000 đồng. 10 lần sửa như vậy bằng tiền mua chiếc điều hòa mới.
Nghe anh nói, bố tôi như chợt nhớ ra, gọi mẹ lấy tiền trả con rể. Tôi bảo mẹ không phải đưa lại tiền, có đáng bao nhiêu mà phải trả. Nhưng khi mẹ đưa, chồng tôi vui vẻ cầm, còn nói: “Mẹ trả thì con xin. Chuyện nào ra chuyện đó, mượn ra mượn, biếu ra biếu mẹ nhỉ?”.
Hành động của chồng khiến tôi vô cùng xấu hổ. Vừa thấy thương bố mẹ mình, vừa thấy chồng mình quá chi li.
Trên đường về, tôi phê bình anh vì việc gợi ý bố mẹ vợ trả tiền. Con nhà người ta mua cho bố mẹ điều hòa không tiếc, còn anh có hơn 500.000 cũng nấn ná lấy được mới thôi.
Đó là chưa kể hồi chúng tôi mới cưới, bố mẹ còn mua cho chiếc tủ lạnh 10 triệu đồng. Thỉnh thoảng, mẹ còn cho thứ này thứ kia. Lễ Tết biếu ông bà chút tiền, không trả lại thì ông bà cho thứ khác.
Ngược lại với vẻ trách giận của tôi, chồng cho rằng, đó là việc bình thường. Anh nói: “Tiền bạc phân minh, tình cảm mới bền lâu được. Rõ ràng là bố nói mượn tiền anh, mượn thì trả là đúng rồi. Lúc nào anh nói biếu ông bà mới là chuyện khác”.
Tôi nghĩ chồng nói đúng, nhưng nó chỉ đúng với người ngoài. Còn với bố mẹ vợ, đâu cần sòng phẳng đến mức ấy. Ông bà có gì cũng cho con cháu đâu tiếc, sao con rể lại tính toán từng đồng?
Chính vì chuyện này, mấy hôm nay, tôi sinh ra thất vọng về chồng. Tôi muốn anh thay đổi, hào phóng hơn, nhất là với người thân trong nhà. Nhưng anh một mực cho rằng, anh không làm gì quá đáng để thấy ngại, phải thay đổi.
Anh nói, chính tôi đang quan trọng hóa vấn đề một cách vô lý. Chẳng lẽ, với bố mẹ mình cũng phải sòng phẳng như người ngoài mới là có lý hay sao?
Đến thăm tôi đẻ, chị dâu nói một câu khiến tôi chua xót
Chị dâu ôm chặt lấy con gái tôi, miệng liên tục khen con bé xinh xắn. Nhưng sau đó, chị rơi nước mắt, nói một câu đầy đau khổ.
Cưới nhau mấy năm rồi nhưng vợ chồng anh trai tôi vẫn chưa có con. Họ đưa nhau đi khám thì phát hiện ra chị dâu bị tắc hoàn toàn 2 bên vòi trứng, khả năng có con là cực kỳ thấp. Anh chị chạy chữa nhiều nơi mà tình hình vẫn không khả quan. Chị dâu suy sụp, khóc lóc suốt ngày và đòi ly hôn để chồng tìm người phụ nữ khác có khả năng sinh con. Nhưng cả nhà tôi cùng khuyên can. Anh tôi cũng động viên vợ, anh nói dù không có con thì anh vẫn chỉ yêu một mình chị ấy thôi. Lúc này, chị dâu mới nguôi ngoai, tìm kiếm niềm vui ở công việc nhà và thường đi làm từ thiện tại trại trẻ mồ côi.
Hôm qua, chị dâu đến thăm tôi đẻ. Chị ôm con gái tôi thật chặt, miệng xuýt xoa khen con bé xinh xắn. Bỗng chị im lặng một lúc, khi tôi nhìn lại thì chị đã khóc, hai mắt đỏ hoe. Chị nói một câu đau lòng: "Chắc cả đời chị cũng không có cơ hội sinh một đứa bé đáng yêu như vậy".
Câu nói của chị cũng làm tôi ngậm ngùi theo. Anh tôi vốn là con trai độc nhất, việc có con nối dõi là rất quan trọng. Chính vì thế, ban đầu chị dâu mới một mực đòi ly hôn chồng vì không muốn vì mình mà chồng mang tội bất hiếu. Nhưng nỗi đau khổ và tủi thân ấy vẫn bám theo chị, khiến chị không còn vui vẻ, tràn đầy năng lượng sống như thời con gái.
Tôi khuyên chị không nên bi quan, dù có thế nào cũng nên nỗ lực và lạc quan tìm kiếm cơ hội. Chị cười cay đắng nói đã làm mọi cách rồi mà vẫn không thể có con được, chị cũng không muốn tiếp tục cố gắng rồi lại hụt hẫng, thất vọng. Trò chuyện một hồi, chị dâu tặng con gái tôi một sợi lắc chân bằng vàng rồi về.
Tôi gọi điện cho mẹ, kể chuyện chị dâu đến thăm rồi nói câu nói kia. Mẹ tôi thở dài, bảo dạo này chị ấy thường mất ngủ, bắt đầu có những biểu hiện rất lạ như đặt mua mấy bộ đồ của trẻ sơ sinh, thường xem mấy tấm ảnh trẻ sơ sinh một cách thất thần. Thỉnh thoảng, chị ấy vẫn đòi ly hôn chồng để giải thoát cho anh. Gia đình tôi vốn thấu hiểu nỗi đau của chị ấy nên chưa bao giờ gây thêm tổn thương cho chị nhưng chính chị lại không tự thoát ra khỏi nỗi đau đó. Phải làm sao để giúp đỡ chị dâu đây?
Vay tiền rồi nửa năm không trả, thất nghiệp bạn bè vẫn không tha Có một số mẹo để mọi người tránh mất tiền oan cũng như những rắc rối không đáng có khi cho mượn tiền. Ảnh: Minh họa Dù thất nghiệp nhưng bạn bè vẫn mượn tiền Hồng Nga (27 tuổi, Hà Nội) đang nghỉ ngơi khoảng 3 tháng sau một thời gian làm việc không ngừng nghỉ. Thời điểm này, cô bạn không có...