Làm sao để phân biệt nước mắm Phú Quốc thật và giả ?
Nước mắm Phú Quốc là loại nước mắm truyền thống nổi tiếng bấy lâu tuy nhiên trên thị trường hiện nay có tới 80% nước mắm Phú Quốc là hàng giả, hàng kém chất lượng. Vậy bạn có biết cách nào để phân biệt nước mắm Phú Quốc với những nước mắm công nghiệp, giả Phú Quốc?
Nước mắm công nghiệp là gì?
Nước mắm công nghiệp thực chất chỉ là một loại nước chấm mang hương vị nước mắm, được pha chế theo công thức:
Nguyên liệu nước mắm truyền thống,
Nước muối,
Màu nhân tạo,
Mùi (hương liệu) nhân tạo,
Phụ gia tạo vị đạm,
Phụ gia tạo độ sánh,
Chất bảo quản,…
Nước mắm công nghiệp
Tỉ lệ pha chế ra sao thì chỉ có đơn vị sản xuất nước mắm công nghiệp ấy mới biết. Độ đạm của nước mắm công nghiệp chỉ cỡ 5-6 độ đạm, hoặc thấp hơn. Thế nhưng, sự thiếu minh bạch của đơn vị sản xuất nước mắm công nghiệp với nhiều hình thức quảng cáo và tiếp thị rầm rộ, nội dung quảng cáo rất chung chung, lập lờ, thậm chí sai sự thật,… đã đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ bị nhầm lẫn và nghĩ rằng nước mắm “nhái” mới là sản phẩm sạch, và ngon như nước mắm nguyên chất.
Video đang HOT
Nước mắm ngon nhất là loại nước mắm có độ đạm cao tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhãn mác ghi độ đạm rất cao, có khi đến 50 độ, 60 độ đạm.
Đó không phải là độ đạm tự nhiên.Điều này đã được khoa học và kinh nghiệm nhà nghề truyền thống khẳng định.Đó chỉ có thể là độ đạm được nâng lên bằng cách hoặc là bỏ thêm đạm urê vào, hoặc dùng công nghệ sử dụng trùn giun, hoặc là dùng phương pháp cô đặc dưới áp suất thấp và nhiệt độ cao, lấy đi lượng muối đáng kể trong nước mắm.
Phương pháp sau cùng này có thể nâng độ đạm lên đến 60 độ, nhưng vì rút đi quá nhiều muối, nên đạm amin bị phân hủy, nước mắm tất yếu sẽ bị thiu, thối, nên phải dùng thêm chất bảo quản, chất định vị, định mùi. Tất nhiên đó không còn gọi là nước mắm truyền thống nữa.Và khi nếm thứ, ta nhận thấy ngay vị ngọt và nhạt ngay đầu lưỡi, sau đó chuyển thành vị ngọt lợ, không phải là vị ngọt mặn mà, sâu, đằm của nước mắm truyền thống.
Nước mắm Phú Quốc nguyên chất
Sản phẩm Nước mắm Phú Quốc trên chỉ sử dụng hai thành phần Cá cơm và Muối, mà ko sử dụng chất bảo quản, phụ gia trong quá trình chế biến, sản xuất.
Nước mắm Phú Quốc nguyên chất làm từ cá cơm tươi có màu cánh gián nhưng trong suốt, có mùi thơm đặc trưng.
Khi nếm, trước tiên cho cảm giác tê đầu lưỡi (độ đạm càng cao độ tê càng lớn), sau đó mới cảm nhận vị mặn rồi ngọt dần và để lại vị béo trong lưỡi.
Nếu rót ra chén/bát rồi cho đổ ngược trở vào, bao giờ cũng còn đọng lại một lớp nước mắm trong chén/bát.
Em chia sẽ cho các mẹ để chọn được nước mắm ngon cho cả gia đình mình, vì nước mắm cũng cung cấp đạm rất cần thiết ý.
Theo thatgia.com
Nước mắm truyền thống "mắc đoạ" vì histamine
Một số người ăn cá thu, cá ngừ, cá nục bị nổi mề đay, ngứa ngáy, khó thở... Đa số đều nghĩ rằng mình dị ứng với cá biển, nên né tránh món cá biển. Thực ra, hầu hết triệu chứng đó là do ngộ độc histamine từ cá.
Histamine phát sinh do cá bảo quản kém
Ngộ độc histamine còn được gọi là ngộ độc scombrotoxin, vì thường xảy ra khi tiêu thụ các loại cá scombroid (1) như cá thu, cá ngừ... Tuy nhiên, một số loại cá khác như cá mòi (sardine), cá hồi (salmon), cá trích (herring), cá cơm... cũng có thể phát sinh histamine ở mức cao. Triệu chứng ngộ độc xảy ra rất nhanh, chỉ khoảng 10 phút - 2 giờ sau khi ăn, gồm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chóng mặt, nhức đầu, rát họng..., rất giống với triệu chứng do dị ứng. Một số trường hợp nặng hơn thì ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, hạ huyết áp..., nhưng thường là tự khỏi sau 24 giờ.
Những người trong Ủy ban Codex Việt Nam, khi đồng ý con số 400mg histamine, họ có hiểu gì về nước mắm truyền thống không, có hiểu gì về thực chất ngộ độc histamine không, và có hiểu gì về di họa của con số 400mg không...
Cơ thể người có thể dung nạp được một lượng histamine nào đó, vì histamine bị phân huỷ do enzyme trong cơ thể. Do đó, để gây ngộ độc thì phải tiêu thụ thức ăn có mức histamine cao, hoặc enzyme trong cơ thể vì lý do nào đó bị ức chế không phân huỷ được histamine.
Lượng histamine phân bố không đều trong miếng cá, phần thịt đỏ thâm có nhiều histamine hơn phần thịt trắng. Histamine lại rất bền nhiệt, nên cá, dù có là cá đông lạnh, đóng hộp, xông khói, nấu lẩu... đều có thể gây ngộ độc một khi đã phát sinh histamine cao.
Rắc rối ở chỗ...
Histamine được xác định là chất gây ra ngộ độc scombrotoxin. Song rắc rối ở chỗ, nếu đưa một lượng histamine tinh khiết nào đó vào cơ thể người (uống, chẳng hạn), thì đáp ứng về liều lượng nhiều hoặc ít của histamine lại không rõ ràng. Mặc dù histamine có tự nhiên trong cơ thể người và nếu với mức cao, có thể gây ra triệu chứng ngộ độc, nhưng histamine dường như chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để gây ra ngộ độc. Cơ chế histamine gây ngộ độc vẫn chưa được hiểu rõ ràng.
Cho đến nay, ngưỡng gây ngộ độc của histamine vẫn chưa được xác định. Khi phân tích các vụ ngộ độc hàng loạt do histamine, giới khoa học cho rằng, trên mức 200ppm (200mg histamine/kg cá) thì có thể gây ngộ độc.
Đây cũng là mức mà các cơ quan an toàn thực phẩm trên thế giới dùng để ấn định mức giới hạn tối đa của histamine trong cá. Mức ấn định thường từ 100 - 200ppm (tính trung bình theo số mẫu phân tích) khi kiểm hàng.
Vì sao lại là con số 400mg histamine?
Bộ Tiêu chuẩn Codex (2) về nước mắm do uỷ ban Codex Việt Nam và Thái Lan đồng chủ trì biên soạn từ tháng 5.2006, đã được thông qua tại hội nghị Đại hội đồng Codex (CAC) lần thứ 34 (7.2011). Năm 2013, châu Âu đi theo tiêu chuẩn của Codex về nước mắm. Theo Tiêu chuẩn Codex, mức histamine tối đa cho phép trong nước mắm là 400mg/lít. Cá có thể được tiêu thụ 150 - 200g mỗi ngày, nhưng nước mắm chỉ úp được vài gam. Nhưng dựa trên cơ sở nào để quy định con số 400mg đó trong nước mắm, đấy mới là điều khó hiểu.
Thái Lan sản xuất nước mắm công nghiệp, có độ đạm thấp, chỉ từ 10 - 15 độ. Trong khi nước mắm truyền thống của Việt Nam thường có độ đạm cao, từ 20 - 43 độ. Độ đạm càng cao, càng phải chượp nhiều cá. Càng nhiều cá thì càng nhiều histamine. Đó là lý do vì sao nước mắm truyền thống cao đạm của Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang xuất ra nước ngoài bị mắc nghẹn. Mắc nghẹn vì con số 400mg histamine không thể đáp ứng.
Đầu năm 2017, trong chuyến đi làm việc với viện Liên kết an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng (JIFSAN) (3), tôi đã hỏi người phụ trách về trường hợp histamine trong nước mắm. Bà lắc đầu, tôi không biết gì về việc sản xuất của Vietnamese fish sauce. Histamine trong nước mắm, có thể FDA sẽ tham khảo tiêu chuẩn Codex hoặc EC. Tuy nhiên, mới đây tôi tìm thấy bản thảo (draft) về tiêu chuẩn nước mắm của FDA lưu truyền trên mạng, histamine vẫn giữ ở mức 400mg. Nước mắm truyền thống cao đạm, thứ tinh tuý nhất của nước mắm, không có cửa xuất ngoại như một phần của nền văn hoá ẩm thực. Chỉ có nước mắm công nghiệp thấp đạm, màu mè, bột ngọt, hương liệu... mới "vui vẻ" đi ra nước ngoài, để cạnh tranh với nước mắm... Thái.
Tôi tự hỏi, những người trong uỷ ban Codex Việt Nam, khi đồng ý con số 400mg histamine, họ có hiểu gì về nước mắm truyền thống không, có hiểu gì về thực chất ngộ độc histamine không, và có hiểu gì về di hoạ của con số 400mg không...
Tôi tự hỏi, nhưng không hiểu, như tôi đã từng không hiểu nổi nhiều quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, muối iốt dùng trong công nghiệp chẳng hạn. Tôi không hiểu, có lẽ vì tất cả đều... đúng quy trình.
Theo Vũ Thế Thành (Thế Giới Tiếp Thị)
Nước mắm Phú Quốc có lịch sử trên 200 năm được công nhận làng nghề UBND huyện Phú Quốc tổ chức lễ công bố quyết định công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc. UBND huyện Phú Quốc tổ chức lễ công bố quyết định công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc. Hiện...