Làm sao để du học Pháp nhưng không cần chứng chỉ tiếng Pháp?
Nếu bạn muốn học tập tại Pháp nhưng lại không có chứng chỉ tiếng Pháp, thời gian gấp gáp và không muốn bỏ lỡ thì phải làm sao?
Dưới đây là một số chương trình ngắn hạn cũng như chương trình cấp bằng đầy đủ, với các khóa học bằng tiếng Anh trên khắp nước Pháp có lẽ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Nhưng trước tiên, hãy xét đến các yếu tố quan trọng cần có khi chọn một chương trình du học tại Pháp:
Vị trí địa lý: Sẽ rất khó để tìm thấy nhiều người nói tiếng Anh tại các thành phố nhỏ của Pháp. Tại các thành phố lớn như Paris, việc tìm kiếm các khóa học, các bác sĩ, những nhân viên nhà hàng,… giao tiếp được bằng tiếng Anh khá đơn giản.
Tuy nhiên, tại các thành phố nhỏ, cơ hội để gặp những người biết tiếng Anh không nhiều, đặc biệt là tại các thị trấn xa trung tâm.
Nếu như khả năng tiếng Pháp của bạn kém thì bạn nên đến các thành phố như Paris hoặc Lyon, nơi có rất nhiều người nói tiếng Anh.
Ngôn ngữ được giảng dạy trong lớp học: Một lợi ích khi đi du học thông qua học bổng/ chương trình du học có sẵn là bạn sẽ có cơ hội được lựa chọn chương trình yêu thích và phù hợp với khả năng.
Nếu kỹ năng tiếng Pháp của bạn không tốt, hãy cân nhắc chọn một chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đôi khi, bạn sẽ biết cách xử lý các thủ tục của cơ quan hành chính xa lạ tại Pháp sau khi được học các chương trình do khoa chủ trì và được giảng dạy trên lớp.
Lựa chọn nơi ở: Bởi vì phần lớn thời gian trong ngày của bạn sẽ dành ở bên ngoài lớp học, nên dù không giỏi tiếng Pháp, bạn cũng hãy trau dồi cho mình khả năng giao tiếp cơ bản, phù hợp với môi trường giao tiếp hàng ngày.
Để tránh sự bỡ ngỡ ban đầu, có lẽ bạn nên khởi đầu bằng cách đăng ký các chương trình với lựa chọn nơi ở thân thiện dành cho sinh viên nói tiếng Anh, ví dụ như ký túc xá với sinh viên quốc tế khác hoặc ở căn hộ với nhiều hàng xóm nói tiếng Anh.
Đăng ký học Đại học Mỹ ở Paris (American University of Paris)
Đại học Mỹ ở Paris, hay AUP: Trường đại học này có đủ điều kiện để nhận hỗ trợ tài chính liên bang và các khoản vay sinh viên. Đây là một nơi tuyệt vời để các sinh viên quốc tế đi du học Pháp bằng tiếng Anh vì toàn bộ chương trình tại trường đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ngoài các lớp học tiếng Pháp bắt buộc dành cho sinh viên theo bậc đại học, AUP còn cung cấp nhiều chuyên ngành nhân văn khác nhau. Ngoài đi theo chương trình đại học chính quy, bạn có thể dành một học kỳ hoặc một năm để theo học tại AUP bằng cách đăng ký trực tiếp vào các khóa học ngắn hạn tại đây.
Nếu may mắn hơn là bạn đang theo học một trường đại học nào đó ở Mỹ thì có thể tham gia vào một trong nhiều chương trình trao đổi sinh viên để được trải nghiệm cuộc sống tại đất nước xinh đẹp này.
Đăng ký học tại Sciences Po (Viện Nghiên cứu Chính trị Paris)
Video đang HOT
Đây là một nơi khá đặc biệt vì ba lý do sau:
Thứ nhất, đây là một trường đại học danh tiếng của Pháp, chỉ trúng tuyển nếu vượt qua bài kiểm tra đầu vào dành cho sinh viên đại học. Sau đó tuỳ theo kết quả học tập, bạn có thể theo học thạc sĩ và cao hơn.
Thứ hai, tất cả sinh viên năm ba của trường đều được yêu cầu tham gia chương trình trao đổi du học sinh ở nước ngoài, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được tiếp tục học tập ở những trường đại học khác và có thêm nhiều trải nghiệm.
Thứ ba, các ứng viên của Sciences Po phải có khả năng tiếng Anh xuất sắc, nghĩa là trường cung cấp rất nhiều khóa học cho cả sinh viên chính thức và sinh viên thỉnh giảng bằng tiếng Anh.
Đăng ký học theo các đơn vị cung cấp chương trình (program provider)
Thay vì đăng ký trực tiếp vào một trường đại học, sinh viên có thể chọn đăng ký qua một đơn vị cung cấp chương trình. Các nhà cung cấp chương trình sẽ cung cấp những trải nghiệm phù hợp và hỗ trợ thêm cho những sinh viên có mong muốn được du học.
Đối với những người muốn tham gia các lớp học bằng tiếng Anh, một số nhà cung cấp sẽ liên kết với các trường đại học nơi người tham gia sẽ được quyền đăng ký học một số môn học tự chọn.
Ví dụ: CEA (một công cụ tìm kiếm các chương trình du học) có các lớp học về lịch sử nghệ thuật, khoa học chính trị, nhiếp ảnh, v.v. bằng tiếng Anh ở Paris. Tương tự như vậy, ISA (một công cụ tìm kiếm khác) sẽ đưa sinh viên đến thành phố Lille hoặc Paris để nghiên cứu về nghệ thuật tự do, luật, kinh doanh và khoa học và kỹ thuật.
Mặc dù tham gia những chương trình như thế này thường tốn nhiều chi phí hơn, nhưng quá trinh đăng ký và thành công được đi học sẽ dễ dàng hơn so với việc tự đăng ký trực tiếp vào trường, các chương trình như thế này cũng bao gồm các đặc quyền như: hỗ trợ chỗ ở, hỗ trợ thị thực và đón tại sân bay. Đối với những sinh viên chưa bao giờ đi nước ngoài hoặc muốn được nhận hỗ trợ thêm, đây có thể là lựa chọn phù hợp nhất.
Đăng ký du học chương trình thạc sĩ
Trong khi các chương trình du học bậc đại học thường “né tránh” việc cung cấp các lớp học tiếng Anh, các chương trình sau đại học được tổ chức giảng dạy bằng tiếng Anh ở Pháp lại càng ngày càng nhiều.
Hầu hết các chương trình du học thạc sĩ cho các môn học ngoài văn học Pháp và nghiên cứu tiếng Pháp hiện đều cho phép sinh viên được học một số/ tất cả các môn học của họ bằng tiếng Anh.
Trên trang web chính thức của Campusfrance (văn phòng chính thức của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam), hơn 1.000 chương trình cấp bằng thạc sĩ được cung cấp 100% bằng tiếng Anh dành cho sinh viên muốn theo học sau đại học tại Pháp.
Ngoài các học viện của Pháp, các trường đại học nước ngoài khác có cơ sở tại Pháp có cung cấp toàn bộ chương trình học bằng tiếng Anh là Viện Đại học London ở Paris và cơ sở Paris của Đại học New York.
Việc hoàn thành bằng cử nhân hoặc thạc sĩ ở Pháp sẽ cho phép sinh viên tốt nghiệp muốn ở lại Pháp lâu hơn, bởi họ sẽ được cung cấp giấy phép cư trú tạm thời hay còn được gọi là Autorisation Provisoire de Séjour (APS). Giấy phép này có giá trị trong một năm và dành cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp đang tìm kiếm một công việc hoặc muốn thành lập công ty riêng của mình.
Nhờ câu nói "Anh sẽ lo cho em học", chàng lính Mỹ cưới được 9X Việt sau 5 tháng quen
Ở anh Joe, chị Thanh Diệu thấy anh là người đầu tiên trong số những người từng quen quan tâm đến chuyện học hành của chị.
Hiện tại, chị Huỳnh Thanh Diệu (31 tuổi, Đà Nẵng) và ông xã Joe Cooley (35 tuổi, Florida) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở California, Mỹ. Chị Diệu làm cho chính phủ song song đi học thêm ngành xây dựng để có thu nhập cao hơn ở đây. Đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao khả năng nói tiếng Anh, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Còn ông xã chị làm cho quân đội Mỹ.
Chị Diệu và ông xã Joe.
Ngạc nhiên vì bạn gái thích đi xe máy
Chị Diệu sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng. 25 tuổi chị sang California du học. Mặc dù có bằng ngành xây dựng ở Việt Nam nhưng qua đây chị vẫn phải học lại để có thể tìm được một công việc tốt. Sau 3 năm ở Mỹ, chị tình cờ quen anh Joe qua một trang mạng hẹn hò. Anh chị kết hôn sau 5 tháng quen vào năm 2018.
Nhớ lại chuyện tình yêu của mình, chị Diệu cười kể, chị và ông xã quen nhau trên một ứng dụng ở bên Mỹ. Thấy nhau trên mạng, anh và chị đã vào đọc profile của nhau và cảm thấy rất hợp. Vì quá ấn tượng với cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, xinh xắn mà anh Joe đã chủ động nhắn tin làm quen với chị.
"Cả 2 nói chuyện nhưng mình bận nên anh xin số điện thoại và chúng mình trao đổi số điện thoại nhắn tin, gọi điện cho nhau. Sau 1 tháng, chúng mình có cuộc gặp đầu tiên.
Tụi mình trước khi quen nhau đều có người yêu nhưng không thành. Nào ngờ khi gặp nhau lại cảm thấy quá hợp. Chính vì vậy chỉ mất 2 tháng là tụi mình từ gặp tiến tới yêu luôn.
Mình từng hỏi ông xã rằng anh thích em điểm nào? anh bảo mình khác những người con gái khác, con gái Việt Nam thương gia đình, truyền thống, biết suy nghĩ chín chắn", chị Diệu cười.
Cả 2 quen nhau qua mạng.
Chị Diệu cho biết, lúc mới quen anh Joe được 3 tháng, biết anh thích lái xe máy nên chị đã chủ động ngỏ lời "Nếu anh đi chơi anh chở em đi với nha". Câu nói ấy khiến anh hơi ngạc nhiên bởi ở Mỹ chủ yếu đường cao tốc ô tô di chuyển nhiều, xe máy đi có phần nguy hiểm nên không phải người con gái nào cũng thích đi xe máy.
"Tụi mình thường hẹn gặp nhau ngày cuối tuần. Có lần anh phải đi làm tình nguyện cho show lái máy bay biểu diễn trên trời, anh là lính nên giúp chương trình. Chương trình làm đến 5h mới xong. Từ đó về đến phòng anh mất 2 tiếng chạy xe và về đến nhà cũng phải 7h tối. Vậy mà anh vẫn chạy xe xuống gặp mình ngày cuối tuần dù 8h30 mới đến nơi", chị Diệu nhớ lại.
Kết hôn sau 5 tháng quen chỉ vì một câu nói
Chị Diệu và anh Joe từ khi quen đến yêu và tiến tới hôn nhân chỉ vỏn vẹn 5 tháng. Đối với chị, ở anh Joe có sự quan tâm đặc biệt mà chị không nhận được từ những người bạn trai trước đó. Anh Joe luôn hỏi han ân cần, nói chuyện về cuộc sống với chị. Anh biết chị thích đi học và biết chị nản vì phải trả nhiều tiền để học, chưa kể ở Việt Nam chị đi học rồi, việc học hoài khiến chị chán nản nên anh đã động viên chị đi cố gắng.
"Nếu em đi làm không nổi, anh sẽ lo cho em đi học cho xong" - câu nói ấy của anh Joe khiến chị nhớ mãi bởi anh là người đầu tiên quan tâm chuyện học hành của chị. Sự quan tâm bằng hành động cụ thể của anh khiến chị cảm thấy rất tin tưởng.
Anh Joe quan tâm đến chuyện học hành của chị.
Chị Diệu chia sẻ, chị là người độc lập không muốn nhờ vả anh Joe mỗi khi bị xe hư hay chuyển nhà mà luôn tìm cách để tự xử lý nhưng lần nào nói chuyện với anh, anh cũng hỏi chị "Tại sao xe hư em không kêu anh tới" hay anh chủ động hỏi chị ngày chuyển nhà để qua phụ giúp chị. Không những vậy mỗi khi chị gặp vấn đề trong cuộc sống, có khúc mắc không giải quyết được, chỉ cần tâm sự với anh là anh đã hiểu ngay được vấn đề và giúp chị giải quyết nó. Những điều đó khiến chị cảm nhận được anh là người tình cảm và luôn quan tâm đến chị.
"Quen nhau được 3 tháng, mình hỏi anh có tính quen lâu dài đàng hoàng không. Nếu anh tính quen lâu dài mình mới đồng ý vì mình lớn rồi còn tính tới chuyện gia đình nữa.
Khi quen được 4 tháng, anh có bảo chuyện 2 người về sống chung. Mình thì rất cởi mở chuyện sống thử để tìm hiểu xem cả 2 có hợp không nhưng khi kể với người chị quen ở Mỹ, chị đã bảo mình kết hôn và làm đám cưới luôn đi vì người Việt Nam phải giữ phong tục. Ngoài ra, chị còn khuyên mình là con gái, cần giấy tờ định cư ở Mỹ, sống hợp thì ở, không hợp thì bỏ sẽ mất thời gian của mình. Nếu 2 người yêu nhau thực sự nên cưới luôn để có trách nhiệm với cuộc sống của nhau. Đó là 2 hoàn cảnh khiến mình và anh tiến tới kết hôn chỉ sau 5 tháng quen ", chị Diệu tâm sự.
Anh chị kết hôn năm 2018.
Chị Diệu và ông xã kết hôn vào tháng 7/2018 ở Mỹ. Vì cả 2 vừa đi học vừa đi làm, không có thời gian nên chỉ tổ chức với sự góp mặt của bạn bè mà không có gia đình 2 bên. Sau đó chị về quê anh Joe ở Florida và tháng 5/2019, chị dẫn anh về Việt Nam ra mắt gia đình, bạn bè.
Chia sẻ về cuộc sống sau hôn nhân, chị Diệu cho biết, anh Joe chưa từng sống chung với ai nên không có kinh nghiệm. Anh vẫn giữ phong cách độc thân khi về chung một nhà còn chị ôm đồm nhiều việc nên bị căng thẳng. Hơn nữa chị hay nói thẳng mà anh không hề góp ý để chị sửa. Tuy nhiên đó không phải vấn đề lớn khiến 2 người cãi nhau. Anh chị luôn cố gắng cùng nhau học hỏi, cùng làm với nhau để giữ hạnh phúc gia đình.
Hiện tại. sau 3 năm kết hôn chị cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có. Cả 2 không kỳ vọng điều gì to với về nhau, chỉ đơn giản là anh Joe muốn chị yêu anh còn chị thì đã tìm đúng người đàn ông yêu mình thật sự.
Khánh Vy dạy cách nói "Cố lên" bằng tiếng Anh khiến dân mạng tranh cãi ỏm tỏi, nghe đích thân người Tây giải thích xem sao Một người dùng MXH khá hoang mang khi dưới video của Khánh Vy có một số bình luận cho biết: Họ đã và đang học, làm việc ở các nước nói tiếng Anh và thấy người bản xứ dùng "Fighting" rất thường xuyên. Mới đây một topic trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng học tiếng...