Làm sao để có hơi thở thơm tho
Bạn đang gặp phiền toái vì hơi thở khó chịu làm ảnh hưởng tới lối sống và làm cho bạn mất tự tin trong giao tiếp với mọi người.Chúng tôi xin chia sẻ những mẹo nhỏ sau đây giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin
Để kịp thời sử lý răng sâu hoặc thay răng giả bị hỏng …là việc cần làm đầu tiên để tiêu diệt các nguyên nhân gây mùi từ bệnh về răng . Các bệnh về nướu lợi hay nhiễm trùng… cũng là những tác nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Vì vậy, cần điều trị dứt điểm và phòng ngừa bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, béo, hoặc thuốc lá, rượu, bia.
2. Vệ sinh răng miệng
Đó là điều không thể thiếu. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày ngay sau bữa ăn để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thực phẩm dính vào kẽ răng. Hơn nữa, hãy nhớ làm sạch lưỡi vì chỗ đó là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn.
3. Ăn rau và hoa quả tươi
Thay đổi thói quen ăn uống: hạn chế hành tỏi, những loại rau và gia vị gây hôi miệng. Khi ăn các loại rau quả tươi như táo, cần tây, dưa leo, cà rốt cũng sẽ làm sạch miệng vì trong quá trình nhai những dạng thực phẩm đó sẽ loại bỏ được các thực phẩm còn dắt lại nơi kẽ răng.
Video đang HOT
Hơn nữa khi ăn thực phẩm tươi cũng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
4. Nhai kẹo cao su không đường
Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt, làm cho răng miệng ẩm ướt. Chắc bạn cũng biết, đường là nguyên nhân chính thu hút vi khuẩn, nên cần hạn chế đồ ngọt.
6. Sữa chua
Uống nửa cốc sữa chua không đường 2 lần /ngày giúp làm giảm hàm lượng sulfua hydro trong miệng, hơi thở sẽ không còn mùi khó chịu.
7. Cam thảo, trà xanh và đậu phộng
Lúc hơi thở có mùi khó chịu hay bạn vừa ăn tỏi xong, để loại bỏ mùi đáng ghét này bạn có thể nhấm nháp cam thảo, hay lá chè xanh, hay lạc rang. Bạn nên ăn từ từ để chúng tan dần trong miệng chứ không nuốt nhanh đâu đấy nhé.
8. Dùng thuốc kháng sinh tự nhiên
Thiên nhiên cung cấp cho con người một lượng lớn các chất kháng sinh thông qua thảo dược, giúp bạn hạn chế mùi hôi khó chịu, chẳng hạn như mùi tàu tươi, cây lô hội. Khi ăn rau mùi tàu sống, nó sẽ giúp bạn khử độc miệng, kích thích tăng tiết nước bọt tránh hiện tượng khô miệng và làm ngọt hơi thở nhờ chứa chất diệp lục.
Nếu không bạn cũng có thể lấy một vào cọng bạc hà hoặc lô hội tươi xay thật nhuyễn để làm nước xúc miệng, cũng rất hiệu quả.
Theo KNLD
Các biện pháp tự nhiên đánh bay nhiệt miệng trong ngày hè
Nắng nóng ngày hè cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Nhưng đừng lo, các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh thường gặp. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.
Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dể dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.
Dưới đây là những biện pháp khắc phục hoàn toàn tự nhiên:
Mật ong
Mật ong là một chất giữ ẩm tự nhiên. Những vết lở loét trở nên đau đớn hơn khi miệng bị khô. Bôi mật ong vào vùng bị nhiệt sẽ giảm viêm, mất nước, và giảm đau. Mật ong cũng thúc đẩy sự phát triển mô bằng cách đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào. Nó có chứa các hợp chất chống vi khuẩn mà tăng tốc độ chữa bệnh. Để sử dụng mật ong để chữa lành vết lở loét do nhiệt, chỉ cần trộn bột nghệ với mật ong. Trộn đều và bôi trực tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng.
Dầu dừa
Dầu dừa và thậm chí cả nước dừa giúp điều trị hiệu quả nhiệt miệng. Để ngăn chặn tình trạng mất nước, uống nước dừa thay cho nước lọc thường. Sau đó, bôi dầu dừa trực tiếp lên các vết loét để giảm thiểu đau đớn và sưng. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong dừa giúp tăng tốc độ chữa bệnh, làm giảm nhiễm trùng và thậm chí giảm đau.
Cam thảo
Nghiên cứu cho thấy cam thảo có đặc tính chống viêm rất mạnh. Các hợp chất này sẽ làm giảm sưng, loại bỏ cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ cần bôi một ít bột cam thảo nhỏ trên vết loét miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm. Để sử dụng cam thảo, cho nghệ và cam thảo vào một ly sữa ấm. Uống hỗn hợp này ba lần mỗi ngày cho đến khi các vết loét biến mất.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có thể gây buồn ngủ hoặc giúp thư giãn. Nhưng nó cũng là một phương thuốc tuyệt vời trong điều trị nhiệt miệng. Trà hoa cúc có tính sát trùng, kháng khuẩn và tính kháng virus. Nó cũng chứa Bisabolol và levomenol - hợp chất ngăn ngừa co thắt cơ và viêm. Cả hai hợp chất làm giảm đau và tăng tốc độ chữa lành vết thương.
Để sử dụng trà hoa cúc để chữa lành nhiệt, cho một túi trà ngâm trong một cốc đầy nước nóng. Giữ chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Sau đó, dùng một miếng vải sạch, làm ướt với trà và thoa nhẹ lên các vết nhiệt nhiều lần trong ngày. Thoa đến khi các vết nhiệt biến mất. Một phương pháp khác để sử dụng trà hoa cúc để loại trừ nhiệt miệng là sử dụng nó như nước súc miệng.
Theo Thùy Nguyễn
Đời sống & Pháp luật
Mẹo trị nhiễm trùng tai Tai đau có thể do áp suất không khí bất thường, tiếp xúc với âm thanh lớn, ráy tai nhiều, do cảm lạnh, nhiễm trùng, chấn thương tai... Có rất nhiều biện pháp khắc phục tình trạng đau tai, trong đó thảo dược được chứng minh rất hiệu quả trong việc trị chứng đau tai do nhiễm trùng. Tỏi. Loại thảo dược này...