Làm sao để biết con tiến bộ hay không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi con bắt đầu đi học. Tiến bộ mỗi ngày luôn là điều cha mẹ nào cũng mong con hướng tới và tìm cách rèn rũa con.
Thế nhưng cơm áo gạo tiền lôi tuột bố mẹ khỏi những sát sao chi tiết với con, khiến cho niềm băn khoăn “làm sao biết con tiến bộ” càng trở nên mơ hồ hơn.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên có một cách mà Quỳnh Hương, một chuyên gia giáo dục, mới đây chia sẻ đã trở thành chìa khóa cho câu hỏi trên. Chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương cho rằng: để đo sự tiến bộ của một đứa trẻ nhất định phải đo lường bằng quá trình chứ không phải chỉ bằng các hành động thường ngày của trẻ. Và quá trình ấy cần có công cụ.
Cụ thể, mời độc giả tham khảo bài viết của chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương.
“Làm thế nào để biết con của bạn có “ổn” không? Qua tham khảo ý kiến của nhiều phụ huynh tôi nhận thấy, bố mẹ thường căn cứ vào một số điều sau:
- Căn cứ vào các lời nói của con, vào các câu chuyện con kể.
- Căn cứ vào điểm số và kết quả học tập của con.
- Căn cứ vào sự giám sát của giáo viên (trăm sự nhờ thày là đây!)
- Căn cứ vào một số “đặc phái viên” nằm vùng quanh con, hoặc bạn của con.
Thường thì bố mẹ sẽ thấy yên tâm với con, cho đến một ngày đẹp trời nào đó, có một sự vụ nào đó xảy ra, bố mẹ mới ngã ngửa: “Con mình không ngoan như mình nghĩ!”
Với gia đình tôi, ban đầu tôi cũng thực hiện theo các nguyên tắc trên.
1. Tôi thường xuyên kết nối với con và được con kể chuyện. Tôi không dựa vào các câu chuyện con kể để đánh giá hay chỉ trích con.
2. Tôi không quan trọng điểm số học tập, nhưng tôi dùng điểm số để tham chiếu, đánh giá con học có nắm được ý chính không. Tôi hỗ trợ con tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho mỗi môn học sao cho cần đầu tư ít thời gian nhất có thể.
Video đang HOT
3. Tôi giữ mối liên hệ với giáo viên, để nghe phản hồi sớm từ giáo viên, kiểu như “Con học chưa sâu, chạy theo thành tích.” Hoặc: “Con học môn này dừng lại ở mức giỏi, chưa đi vào chuyên được!”
4. Tôi niềm nở với các bạn của con. Có những lúc được nghe các bạn con kể về: “Bạn ấy ở lớp như thế này, như thế kia….”
Tuy nhiên, tôi gặp khá nhiều những ca “ngã ngửa ra”. Lớp 5, con không chép bài cả tháng. Lớp 7, con thấy bị cô lập ở lớp vì cả lớp chơi, mình con học. Tan học con bỏ đi lang thang đến mấy ngày liền. Lớp 9, con học không có nền nếp, không có thời gian tự học ở nhà, chơi nhiều hơn học.
Mẫu thiết kế một bảng theo dõi dành cho con.
Vậy thì giải pháp là gì đây? Bố mẹ cần thiết kế ngay một bảng tham chiếu dành cho con.
Bởi vì cách giáo dục của mỗi gia đình khác nhau, lịch sinh hoạt cũng khác nhau. Nên cần thiết phải quan tâm đến một số vấn đề sau, khi xây dựng bảng tham chiếu dành cho con:
1. Thời gian ngủ hàng ngày của con có đủ không? Khi con ngủ đủ, con mới có đủ minh mẫn để tiếp thu kiến thức và đi sâu tìm hiểu.
2. Thời gian con ngồi tự học hàng ngày là bao lâu? Học với người hướng dẫn (học trên trường, học thêm,…) chỉ là nhìn ra được con đường phía trước. Việc đi trên con đường đó phải do con tự trải nghiệm thông qua các bài tập con tự làm, các điều con tự đọc.
3. Thời gian con làm việc nhà hàng ngày là bao lâu? Con cần làm việc nhà để có ý thức trách nhiệm. Việc nhà cũng tập cho con cách tổ chức công việc sơ khai, cách dọn dẹp hậu quả sau mỗi lần làm.
4. Thời gian con học thêm là như thế nào?
Việc học thêm là việc không thể tránh hiện nay. Tuy nhiên, không thể học thêm quá nhiều mà không tự học. Nếu làm vậy thì học thêm chả có tác dụng gì. Bố mẹ đừng nghĩ là con cứ “Nghe nhiều sẽ tốt”, nghe giảng nhiều mà không tự học sẽ làm con “chai lì”, mất hứng thú với việc học, dần sẽ chán học.
5. Thời gian con chơi thể thao và sử dụng nhạc cụ là bao lâu?
Việc này không nhất định phải làm mỗi ngày, nhưng nên duy trì theo thời lượng tuần là tốt nhất. Dù vậy, hai việc này là do sở thích của con. Bố mẹ có thể khuyến khích, không nên ép buộc.
6. Thời gian con giải trí hàng ngày.
Con người mà không được làm một việc mình thích hàng ngày, có thể chỉ 10′ đến 15′ thôi, sẽ bị ức chế tâm lý đến ốm. Vì thế, hãy để con có thời gian làm việc con thích, ít nhất là 30′, không dùng việc đó làm “phần thưởng” cho việc khác. Không nên áp dụng như nhà tôi đã áp dụng: “Nếu con học xong trước 21h thì con sẽ được dùng máy tính 30 phút.”. Bởi vì nếu con con học với mục đích “được chơi” con sẽ không thấy hứng thú khi biết thêm điều mới, không ham thích đi sâu tìm hiểu vấn đề.
Một bảng theo dõi đã được thực hiện.
Sau khi thống kê các thời gian trên trong 1 tuần, bố mẹ nên chia bình quân theo ngày và đánh giá xem sinh hoạt của con có ổn không, có cần điều chỉnh không.
Ví dụ: con gái tôi giải trí nhiều, tính bình quân mỗi ngày con giải trí 2.5h trong khi thời gian con tự học bình quân mỗi ngày chỉ là 1.5h. Tôi có nói với con rằng con phân bổ thời gian như thế là “chưa phù hợp với mục đích thi vào lớp 10 chuyên của con năm nay”.
Tôi sẽ hỗ trợ con giảm thời gian dùng thiết bị điện tử để tập trung học hơn. Tôi đặt mật khẩu toàn bộ TV, máy tính, điện thoại thông minh trong nhà và chỉ cho con sử dụng mỗi ngày tối đa 2h. Và khi nhìn ra được sự mâu thuẫn trong tranh cãi của hai mẹ con, tôi chỉ cần yêu cầu con tính ra thời gian chơi và thời gian học của hôm nay là bao nhiêu – thế là con sẽ ngừng tranh luận để đi học bài.
Ví dụ như một bạn nhỏ khác đang học lớp 8 đi học thêm quá nhiều (hơn 17h/ tuần), tôi đề nghị mẹ bạn giảm xuống còn tối đa 14h/ tuần, để bạn tăng thời gian làm việc nhà lên. Hiện tại bạn đang trong quá trình điều chỉnh, kết quả ra sao, có thể tôi sẽ “khoe” trong thời gian tới.
Các bố mẹ ạ, hãy đồng hành với con và nhìn nhận vấn đề một cách cân đo đong đếm được. Đừng chỉ “Tôi thấy nó có vấn đề, nhưng tôi không biết vấn đề đó là gì, và cải thiện ra sao!” Sau đó bố mẹ hoặc là “Mặc kệ”, hoặc là cãi nhau với con suốt ngày, mối quan hệ bố – con, mẹ – con ngày càng trượt dài xuống dốc.
Tôi hy vọng các con sẽ trở thành những nhà tổ chức, những người có trách nhiệm dưới sự hỗ trợ của bố mẹ mình!
Tình trạng học sinh thi trượt tăng cao trong mùa dịch COVID-19 tại Mỹ
Những phiếu kết quả học tập đầu tiên của năm học đang ghi nhận nhiều điểm F hơn bình thường, cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại về những khó khăn mà học sinh Mỹ đang phải trải qua khi học trực tuyến trong đại dịch COVID-19.
Tình trạng học sinh bị điểm trượt tăng cao trong đại dịch COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin AP, trường học tại nhiều vùng của Mỹ đã ghi nhận số lượng học sinh bị điểm trượt (điểm F) tăng gấp 2 đến 3 lần so với các năm trước đó. Trong đó, những học sinh học tiếng Anh, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn là những người có kết quả học tập sa sút đáng kể.
"Tình trạng này rất khác thường. Đây là điều rất đáng báo động", ông Erik Jespersen, Hiệu trưởng trường Trung học McNary tại bang Oregon, nói và cho biết có đến 38% số học sinh trong trường bị điểm trượt vào cuối tháng 10, so với mức bình quân chỉ 8% trước đây.
Các nhà giáo dục nhận định rằng có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, như học sinh học trực tuyến không làm bài tập, truy cập Internet bị gián đoạn gây khó khăn cho việc hoàn thành và nộp bài tập. Hơn nữa, giáo viên không tương tác trực tiếp với học sinh nên không thể phát hiện học sinh nào có sức học sa sút, đặc biệt là những học sinh luôn tắt camera trong các buổi học trực tuyến qua Zoom.
Tại trường Trung học McNary thuộc khu Salem-Keizer, không chỉ có hàng trăm học sinh bị điểm F mà thậm chí nhiều em còn không tham gia vào các buổi học. Ở bang New Mexico, hơn 40% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đã bị ít nhất 1 điểm trượt vào cuối tháng 10. Tại Houston, 42% học sinh bị ít nhất 1 điểm F trong xếp loại kỳ đầu tiên của năm. Gần 40% học sinh trung học ở St. Paul, Minnesota, đạt điểm F, số lượng gấp đôi các năm trước.
Để giải quyết tình trạng này, nhiều trường học đã tăng cường nỗ lực tương tác với học sinh, ưu tiên học sinh khó khăn trong việc học trực tuyến. Một số trường còn thay đổi qui định chấm điểm và cho học sinh nhiều thời gian hoàn thành bài tập hơn. Hiệu trưởng Jespersen cho biết điểm số của học sinh dần cải thiện hơn sau khi trường của ông lập các nhóm nhỏ để giáo viên kèm cặp thêm cho các em. Tuy nhiên, hoạt động đó gần đây đã phải tạm dừng do các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khu vực gia tăng.
Tại thành phố Charleston, Nam Carolina, các nhà quản lý và giáo viên đang nỗ lực điều chỉnh qui định chấm điểm cho học sinh. Giáo viên tiếng Anh lớp 8 Jody Stallings cho biết phần lớn học sinh của mình bị điểm trượt là do thiếu bài tập, chứ không phải làm sai bài tập.
Nhiều học sinh Mỹ phải học từ xa do đại dịch COVID-19. Ảnh: US News
Con trai của Jillian Baxter, một học sinh trung học ở hạt Fairfax, bang Virginia, thường đạt điểm cao nhưng có thời điểm bị điểm trượt tất cả các môn, bao gồm cả môn giáo dục thể chất. Trái lại, con gái cô, một học sinh cuối cấp, đạt được rất nhiều điểm A. Cả hai học sinh này đều học từ xa toàn thời gian. Cô cho rằng sự khác biệt điểm số là do phương pháp học tập của mỗi người. Con gái cô rất vui khi được chủ động học tập trong phòng riêng của mình. Tuy nhiên, con trai cô lại là "một người học theo cảm xúc".
Tình trạng điểm trượt gia tăng trong đại dịch cũng cho thấy sự công bằng trong hệ thống giáo dục ở Mỹ ngày càng tăng lên. Một phân tích của hệ thống trường học Fairfax cho thấy những học sinh học tiếng Anh và học sinh khuyết tật nằm trong số những học sinh bị điểm trượt tăng nhiều nhất. Trong khi đó, những học sinh trước đây có thành tích tốt vẫn có biểu hiện tốt hơn một chút so với mong đợi.
Cô Blanca Ramirez, cán bộ đào tạo trường Trung học Hatch, cho biết công việc của cô đã bận rộn hơn trong thời kỳ đại dịch. Cô vừa là người phiên dịch, thanh tra vừa là người hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh chỉ nói tiếng Tây Ban Nha về phương pháp học trực tuyến.
"Trong các cuộc trò chuyện, tôi đã hỏi học sinh tại sao các em bị điểm trượt nhiều đến vậy. Câu trả lời đầu tiên là bài quá khó. Có nhiều lúc bọn trẻ không nỗ lực, nhưng chỉ cần một cuộc gọi khích lệ các em thì chúng sẽ nỗ lực hơn một chút", cô Ramirez nói.
Các khu học chính trên nhiều vùng tại Mỹ đã ghi nhận số lượng học sinh bị điểm trượt tăng gấp 2 đến 3 lần so với các năm trước đó. Ảnh: College Experience
Trong một số trường hợp, rào cản lớn nhất đối với học sinh học tiếng Anh chỉ đơn giản là họ không thể đăng nhập vào nền tảng giáo dục trực tuyến Zoom để tham dự các lớp học. Cô Ramirez phải hẹn gặp học sinh ở bãi đậu xe của trường, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, để hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh cách đăng nhập vào nền tảng này.
Trường trung học Hatch có 79% học sinh đạt ít nhất một điểm F trong kỳ xếp loại đầu tiên của năm. Phát ngôn viên Audra Bluehouse cho biết, con số này đã giảm xuống còn 46% trong vòng vài tháng gần đây, do nhà trường đã cải cách phương pháp dạy học và chấm điểm khiến học sinh tham gia học tập hăng say hơn.
Giờ đây, giáo viên cũng giao ít bài tập về nhà hơn, chủ yếu ưu tiên những bài tập quan trọng nhất. Họ được khuyến khích tìm các giải pháp thay thế các bài giảng truyền thống. Việc chấm điểm cũng đã được thay đổi từ hệ thống 100 sang hệ thống 50 điểm giúp học sinh giảm áp lực trong đại dịch COVID-19.
"Xã hội có bao nhiêu nghề, học sinh có bấy nhiêu năng lực" "Xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì học sinh có bấy nhiêu năng lực. Nhiệm vụ của nhà trường là phát hiện và phát huy năng lực của học trò, khiến trò tiến bộ, hạnh phúc", Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa nói. Chiều ngày 28/11/2020, tại trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) diễn ra buổi talkshow với chủ...