Làm rõ tin cho học sinh nghỉ học để giáo viên nghe tiếp thị
Bí thư huyện ủy Bát Xát, Lào Cai cho biết, huyện chưa ghi nhận việc các nhà trường cho học sinh nghỉ học để thầy cô giáo đi nghe tiếp thị.
Sáng 28/5, Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi làm việc với Phòng GD&ĐT huyện Bát Xát để xác minh thông tin liên quan đến sự việc học sinh trên địa bàn được nghỉ học để giáo viên ngồi nghe tiếp thị.
Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Phòng GD&ĐT huyện Bát Xát, cùng các thầy, cô giáo là cán bộ quản lý và giảng dạy tại các nhà trường trên địa bàn huyện.
Trước đó, theo một số thông tin phản ánh, với một tờ công văn có dấu đỏ và chữ ký của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát (Lào Cai), giáo viên của rất nhiều trường học trên địa bàn huyện đã bất đắc dĩ phải nghỉ dạy, để ngồi nghe nhân viên của công ty bán bình khử độc Ozon đến tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm.
Ngoài ra, thông tin cũng cho rằng, khi nhân viên về bán máy Ozon, nhà trường đã cho giáo viên nghỉ dạy, các em học sinh bán trú phải tự kiếm củi nấu cơm, kiếm thêm thức ăn, tự học để thầy cô có thời gian ngồi nghe nhân viên tiếp thị giới thiệu sản phẩm.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VOV.
Video đang HOT
Qua trao đổi thông tin được biết, vào ngày 28/3 vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Bát Xát đã ban hành văn bản số 100 về việc cho phép Công ty Cổ phần Công nghệ sạch, có địa chỉ tại 67/2 Văn Cao – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội tổ chức truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm và giới thiệu sản phẩm máy tạo khí Ozone khử độc, do Công ty sản xuất tại các trường học trên địa bàn huyện.
Thời gian cho phép từ ngày 29/3 đến ngày 15/5/2016, đồng thời yêu cầu trước khi tới làm việc tại các nhà trường, Công ty phải thông qua Phòng Giáo dục huyện về thời gian, địa điểm cụ thể.
Bà Đỗ Mai Thông, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát cho biết, văn bản được ban hành trên cơ sở hồ sơ được cấp phép truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm và giới thiệu sản phẩm của Công ty.
Thêm vào đó, thời điểm Công ty tới liên hệ làm việc cũng đúng vào tháng trọng điểm về triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rộng rãi trong các nhà trường.
Đại diện các nhà trường có mặt trong buổi làm việc sáng 28/5 cũng cho biết, khi công ty tới liên hệ làm việc, các trường đều tỏ rõ quan điểm chỉ cho phép tổ chức trong thời gian ngắn gọn, tranh thủ vào cuối buổi sáng, trong giờ nghỉ trưa hoặc vào buổi chiều – khi học sinh được nghỉ học.
Theo đó, trong các khung giờ này, Công ty đã tổ chức truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuối sự kiện, có giới thiệu sản phẩm máy tạo khí Ozone khử độc. Tuy nhiên, việc mua sản phẩm không bắt buộc, mà hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện của mỗi cán bộ, giáo viên.
Thầy giáo Ngô Văn Hướng, Hiệu trưởng Trường THCS xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát cho biết, trước khi cho phép Công ty tổ chức sự kiện vào chiều thứ 2 ngày 18/4, nhà trường đã thông báo tới các cán bộ giáo viên: ai sắp xếp được thời gian thì tới tham dự, còn các giáo viên có ca trực tại trường vẫn phải duy trì công việc bình thường; không có chuyện nhà trường thông báo các cán bộ, giáo viên bỏ làm việc để đi nghe.
Còn tại trường THCS xã Y Tý, huyện Bát Xát, vào chiều ngày 19/4 khi Công ty tới làm việc, học sinh toàn trường được nghỉ vì không có lịch học. Chỉ một bộ phận học sinh bán trú – là những em ở tại trường được tổ chức tự ôn tập, dưới sự điều hành của giáo viên trực ca.
Thầy Đinh Ngọc Nam, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhận thấy việc truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm là hữu ích, nên nhà trường đã cho phép Công ty tuyên truyền, còn về sản phẩm được giới thiệu, do không có nhu cầu, nên không cán bộ giáo viên nào của nhà trường mua máy.
Theo thầy Nam, thông tin phản ánh nhà trường tự ý cho cán bộ, giáo viên nghỉ học để nghe tiếp thị, còn học sinh phải tự kiếm củi nấu ăn là thiếu khách quan, bởi tất cả học sinh bán trú đều được hỗ trợ tiền ăn theo chính sách của Nhà nước. Lâu nay, nhà trường đã bố trí người mua thực phẩm và nấu ăn cho học sinh.
Trao đổi với phóng viên, bà Giàng Thị Dung, Bí thư huyện ủy Bát Xát cho biết, đến thời điểm hiện tại, huyện chưa ghi nhận việc các nhà trường cho học sinh nghỉ học để thầy cô giáo đi nghe tiếp thị.
Bà đề nghị việc phản ánh thông tin cần đảm bảo trung thực, khách quan. Về phía huyện, sẽ yêu cầu Phòng GD&ĐT nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác hành chính, các văn bản ban hành cần rõ ràng, cụ thể, tránh gây hiểu nhầm, ảnh hưởng không tốt tới công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn.
Theo An Kiên/VOV-Tây Bắc
Cho học sinh nghỉ sớm để thầy cô đi... đám cưới
Chiều 8/4, ông Lê Minh Trị, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kiên Hải, Kiên Giang, xác nhận có việc sáng cùng ngày Trường tiểu học Hòn Tre chỉ dạy đến 9h rồi cho học sinh nghỉ.
Trường chỉ dạy đến 9 giờ rồi cho học sinh nghỉ để thầy cô đi dự đám cưới cán bộ kế toán của trường.
Theo ông Trị, do cán bộ kế toán của trường sống xa nhà (quê ở tỉnh Đồng Tháp), không có chỗ tổ chức đám cưới, nên phải mượn sân một đơn vị tại Kiên Hải để đãi tiệc.
Ảnh minh họa.
"Chiều hôm trước (7/4), hiệu trưởng có báo với tôi tình hình và xin cho học sinh nghỉ sớm, trường sẽ tổ chức dạy bù trong quỹ thời gian một tuần dự phòng của năm học" - ông Trị nói.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con em học tại trường bày tỏ bức xúc, cho rằng nhà trường vì việc riêng của một cán bộ mà cho học sinh nghỉ học là không thể chấp nhận được.
Theo các phụ huynh này, đám cưới của cán bộ kế toán đã được tổ chức tại quê nhà, việc mở tiệc đãi khách ở nơi làm việc nên chọn ngày nghỉ để không ảnh hưởng việc dạy và học của trường.
Theo N.Triều/Tuổi trẻ
Nghệ An: Học sinh vùng biển bỏ học đi giúp việc Trung bình mỗi năm xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) có khoảng 40-60 học sinh bỏ học giữa chừng và sau hè không đến lớp. Nam bỏ học để đi biển, còn nữ thì đi giúp việc ở Hà Nội. Xã Sơn Hải nằm cách trung tâm huyện chừng 10 km, đời sống của bà con chủ yếu làm nghề khai thác hải sản...