Làm rõ hướng dẫn về cách thiết kế các dự án thủy điện trên sông Mekong
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, với mục tiêu giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và cộng đồng dọc theo tuyến đường thủy lớn nhất Đông Nam Á, Ban liên hợp điều hành Ủy hội sông Mekong (MRC) ngày 4/10 đã thông qua một văn kiện quan trọng, trong đó làm rõ các hướng dẫn về cách thiết kế các dự án thủy điện trên sông Mekong.
Ban liên hợp điều hành Ủy hội sông Mekong (MRC) ngày 4/10 đã thông qua một văn kiện quan trọng, trong đó làm rõ các hướng dẫn về cách thiết kế các dự án thủy điện trên sông Mekong. Ảnh: WWF
Ngoài Hướng dẫn thiết kế sơ bộ các công trình thủy điện (PDG) nói trên, Ủy ban liên hợp MRC cũng nhất trí về Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới (TbEIA) nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của một dự án đối với một nước láng giềng.
Thỏa thuận cho phép các quốc gia và nhà phát triển thử nghiệm và áp dụng TbEIA, với sự hỗ trợ kỹ thuật của MRC. TbEIA đánh giá mức độ ảnh hưởng của một đập thủy điện hoặc bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng nước lớn nào, chẳng hạn như chuyển hướng thủy lợi hoặc công trình điều hướng, ảnh hưởng đến các vấn đề như dòng chảy, vận chuyển bùn cát, chất lượng nước và nghề cá, có thể tác động tiêu cực đến hệ sinh thái sông và các cộng đồng dễ bị tổn thương ở cấp độ xuyên quốc gia hoặc khu vực.
Đánh giá về điều này, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun – Giám đốc điều hành của Ban Thư ký MRC – cho biết 2 hướng dẫn đã chỉ ra chính xác những gì cần làm trong việc giảm thiểu tác động môi trường xuyên biên giới. Ông nêu rõ: “Đây là bước đột phá lịch sử trong hợp tác của MRC sau nhiều năm thảo luận. Các thành viên sẽ thấy hướng dẫn có lợi như thế nào, không chỉ đối với quốc gia của họ và cộng đồng địa phương, mà còn trong việc làm việc cùng với các nước láng giềng của họ”.
Video đang HOT
TbEIA bắt đầu được đưa vào thảo luận từ năm 2004, khi thuật ngữ “Xuyên biên giới” được thêm vào để thừa nhận rằng không có vấn đề nào liên quan đến sông chỉ giới hạn ở biên giới của một quốc gia. Kể từ đó, TbEIA đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc họp và tham vấn cấp khu vực và quốc gia.
Không chỉ TbEIA, Hướng dẫn thiết kế sơ bộ các công trình thủy điện cũng đã trải qua một quá trình dài đàm phán và làm rõ. PDG đầu tiên được phê duyệt vào năm 2009, phù hợp với cam kết ban đầu của mỗi nước đối với Hiệp định Mekong 1995.
Tuy nhiên, trong những năm qua, các bên liên quan đã xác định được những “khoảng trống” trong PDG cũng là những vấn đề xuyên quốc gia gồm thủy văn, thủy lực và các cộng đồng ven sông và sinh kế dựa vào sông, điều có ý nghĩa đối với hàng triệu gia đình đánh cá và nông dân phải dựa vào sông Mekong để kiếm sống hằng ngày.
Theo MRC, PDG 2022 là kết quả của 4 năm thảo luận, kết hợp các bài học kinh nghiệm của MRC trong thập kỷ qua, cũng như các thông lệ quốc tế tốt nhất về cách đạt được sự cân bằng phù hợp. Theo đó, đối với các dự án thủy điện hiện tại, PDG cập nhật có thể cung cấp hướng dẫn cho các hoạt động. Đối với các dự án sắp triển khai, nó có thể đưa ra hướng dẫn thiết kế tốt, cộng với các biện pháp giảm thiểu hiệu quả liên quan đến xây dựng và vận hành.
Đánh giá về PDG 2022, Tiến sĩ Kittikhoun cho biết: “PDG 2022 đang hướng chúng tôi đến những dự án vừa hiệu quả về mặt kinh tế vừa thân thiện với môi trường. Bảo vệ nhiều hơn các nguồn tài nguyên của con sông, đồng thời bảo vệ sinh kế của người dân”.
Ủy ban liên hợp MRC họp 2 lần/năm để thảo luận về các vấn đề quản lý, tổ chức và hợp tác.
Nâng cấp trang web giám sát và dự báo tình hình sông Mekong
Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) ngày 13/9 cho biết Cơ quan này đã nâng cấp trang web Giám sát và Dự báo lũ lụt và hạn hán để giúp công chúng tiếp cận lượng dữ liệu và thông tin khổng lồ về sông Mekong một cách kịp thời và dễ dàng nhất.
Ủy hội sông Mekong quốc tế đã nâng cấp trang web Giám sát và Dự báo lũ lụt và hạn hán sông Mekong. Ảnh: WWF
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, do thời tiết và khí hậu bất ổn, lũ lụt và hạn hán ở lưu vực sông Mekong diễn ra thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn, gia tăng nguy cơ và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và các nền kinh tế trong khu vực. Nhiều cộng đồng, nơi người dân thiếu thông tin để đối phó với những biến động này, đã và đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất.
Là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát sông trên toàn lưu vực cũng như dự báo lũ lụt và hạn hán, MRC luôn ưu tiên cải thiện hệ thống thông tin nhằm tăng cường tiếp cận và chia sẻ thông tin đến các lãnh đạo có quyết định về chính sách, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là những người dân sinh sống tại lưu vực của sông Mekong.
Giám đốc Điều hành Ban Thư ký MRC, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, cho biết MRC sẽ tiếp tục tăng cường công tác dự báo như dự báo về thời gian dài hơn để giúp người dân Mekong ứng phó hiệu quả với các hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây hậu quả tàn phá đối với các cộng đồng và hệ sinh thái nông nghiệp và tự nhiên.
Sau lần cập nhật gần nhất vào năm 2018, trang Giám sát và Dự báo lũ lụt và hạn hán của MRC vừa được tiếp tục nâng cấp vào tháng 9/2022 với giao diện mới và thông tin được sắp xếp cho người dùng dễ truy cập. Trang cung cấp thông tin cập nhật tức thời và tổng quan toàn diện về hiện trạng sông, dự báo lũ sông, nguy cơ lũ quét, dự báo hạn hán và phân bố lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mekong.
Những cư dân sinh sống dọc theo dòng chính sông Mekong như ở Chiang Saen (Thái Lan), Viêng Chăn (Lào), Phnom Penh (Campuchia), hay Tân Châu (Việt Nam), giờ đây có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sông ở khu vực mình sống bằng cách truy cập website của MRC tại địa chỉ www.mrcmekong.org.
Người dùng có thể vào mục "Dự báo lũ sông" (River flood forecast) để xem mực nước sẽ lên hay xuống trong tuần tới. Người dùng cũng có thể biết được tình trạng của từng trạm theo dõi, với số liệu và thống kê chi tiết. Dự báo lũ sông cũng được cập nhật mỗi sáng...
Theo MRC, đối với lũ quét, các quận/huyện có nguy cơ xảy ra lũ quét được đánh dấu bằng màu sắc nổi bật trên bản đồ tương tác. Dù hiện là mùa mưa, hạn hán có thể xảy ra ở một số vùng nhất định trong lưu vực. Thông tin về tình hình hạn hán đang được dự báo hàng tuần. Phân bố mưa trên toàn lưu vực được hiển thị với dữ liệu từ 144 trạm khí tượng - thủy văn được chia theo lượng mưa.
Nhiều địa phương của Lào bị ngập lụt do siêu bão Noru Ngày 29/9, tình trạng ngập lụt nhiều nơi ở Lào do siêu bão Noru gây ra đã khiến một số tuyến đường bị sạt lở, giao thông tại một số địa phương bị cô lập hoàn toàn. Mưa lớn gây ngập lụt tại Viêng Chăn, Lào ngày 7/8/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, siêu bão Noru sau...