Lạm phát ở Venezuela có thể đạt mức 1 triệu % vào cuối 2018
Một quan chức của quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán lạm phát ở Venezuela có thể đạt ngưỡng 1 triệu % vào cuối năm nay, đẩy quốc gia Nam Mỹ lâm vào trong một những cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Đồng nội tệ Bolivar của Venezuela (Ảnh minh họa: AFP)
Reuters trích bài phân tích của ông Alejandro Werner, giám đốc khu vực tây bán cầu IMF, cho hay lạm phát ở Venezuela có thể lên mức 1 triệu % vào cuối năm 2018. Ông Werner so sánh tình trạng siêu lạm phát này với cuộc khủng hoảng ở Đức năm 1923 và Zimbabwe những năm 2000.
Bộ Thông tin truyền thông Venezuela chưa đưa ra bình luận khi Reuters liên lạc.
Kinh tế Venezuela bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng từ khi giá dầu thế giới tụt giảm vào năm 2014. Reuters trích số liệu của một tổ chức đối lập ở Venezuela cho biết, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 46.305% trong năm nay. Tổ chức này bắt đầu công bố dữ liệu kinh tế quốc gia từ khi ngân hàng trung ương Venezuela dừng cung cấp những thông tin này từ năm 2017.
“Sự xuống dốc của các hoạt động kinh tế, siêu lạm phát, tình trạng suy thoái ngày càng gia tăng sẽ có tác động không nhỏ tới các nước láng giềng của Caracas”, ông Werner dự đoán.
Video đang HOT
Thực tế là, trong hơn 4 năm lâm vào suy thoái, nhiều người Venezuela đã buộc phải di tản hàng loạt sang các quốc gia có chung đường biên giới như Colombia và Brazil nhằm tìm kiếm sinh kế. Khủng hoảng cũng dẫn tới sự thiếu hụt điện, nước sinh hoạt, các phương tiện giao thông công cộng cho hàng triệu người dân, và cũng làm gia tăng tình trạng tội phạm, theo IMF.
Theo ông Werner, nếu dự đoán lạm phát của IMF là đúng, cuộc khủng hoảng Venezuela sẽ trở thành cuộc suy thoái lớn nhất thế giới trong 60 năm trở lại đây. Ngoài ra, IMF cũng ước tính nền kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 18% trong năm 2018, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp nền kinh tế của quốc gia từng giàu có nhất nhì Nam Mỹ bị sụt giảm ở mức 2 chữ số.
Theo New York Times, tại Caracas, giả cá đã thay đổi nhanh chóng theo ngày đến mức một số thương lái đã từ chối nhận đồng nội tệ bolivar. Đồng tiền này cũng đang dần mất giá trên thị trường chợ đen, với tỉ giá 1 USD đổi được 3,5 triệu bolivar.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho rằng nền kinh tế Caracas rơi vào tình trạng trì trệ là do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và các thế lực thù địch gây nên.
Ông Werner cho biết những dự đoán của IMF dựa trên dữ liệu trước đó và rất khó để đưa ra được một con số chính xác tuyệt đối. Ông cũng lưu ý rằng mọi sự thay đổi từ nay tới tháng 12 đều có thể khiến các chỉ số dự đoán này thay đổi theo.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nga, Trung Quốc giúp Venezuela thoát vỡ nợ
Trong khi Nga ký thỏa thuận tái cấu trú nợ cho Venezuela, Trung Quốc cũng cho phép Venezuela thanh toán khoản nợ hàng chục tỷ USD "một cách hợp lý" để tránh nguy cơ vỡ nợ, Reuters cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (Ảnh: BI)
Reuters dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Nga cho biết ngày 15/11 Nga và Venezuela đã ký thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ 3,1 tỷ USD của quốc gia Nam Mỹ này. Theo đó, Caracas có thể thanh toán từng khoản nợ này cho Nga trong vòng 10 năm tới, đặc biệt được phép thanh toán "tối thiểu" trong 6 năm đầu.
Bộ Tài chính Nag cho rằng, thỏa thuận trên sẽ cho phép Venezuela có ngân sách phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế và cải thiện khả năng chi trả cho tất cả các chủ nợ. Năm 2014, Nga cũng từng nhất trí tái cơ cấu khoản nợ cho Venezuela.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói rằng, Venezuela có khả năng giải quyết vấn đề nợ nần "một cách hợp lý". Tuy không đưa ra bất cứ đề nghị xóa nợ nào cho Venezuela, nhưng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, hợp tác giữa Trung Quốc và Venezuela trên tất cả các lĩnh vực vẫn "diễn ra bình thường". Bình luận này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ để tránh cho Venezuela nguy cơ vỡ nợ.
Venezuela vay hàng tỷ USD từ Nga và Trung Quốc trong những năm qua, chủ yếu thông qua các thỏa thuận dầu khí. Việc trả nợ bằng dầu khí đã làm giảm khả năng thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô của Venezuela.
Nợ nước ngoài của Venezuela hiện ở mức 140 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 23 tỷ USD.
Động thái của Nga và Trung Quốc đưa ra sau khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đánh giá Venezuela vỡ nợ từng phần hồi đầu tuần này do không thể khoản tiền lãi 200 triệu USD từ 2 khoản trái phiếu chính phủ, khi thời hạn 30 ngày vào hôm 12/11.
Về phía Venezuela, Bộ Kinh tế nước này hôm qua tuyên bố đã bắt đầu chuyển khoản thanh toán lãi 200 triệu USD cho các trái chủ. "Chúng tôi tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ và một lần nữa kêu gọi đàm phán lại về các khoản nợ nước ngoài của Venezuela", Bộ này cho biết.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Lạm phát ở Venezuela vượt 40.000% Lạm phát hàng năm ở Venezuela đã lên một ngưỡng mới, vượt 40.000%, cho thấy tình trạng đáng báo động tại quốc gia từng giàu có hàng đầu khu vực Nam Mỹ này. Đồng tiền Bollivar của Venezuela (Ảnh: AFP) Trả lời Business Insider ngày 29/6, giáo sư Steve H. Hanke tại đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết tỉ lệ lạm phát...