“Làm mới” thư viện trường giúp học sinh Hà Tĩnh thêm yêu sách
Năm học 2020-2021 Phòng GD&ĐT Thạch Hà ( Hà Tĩnh) vinh dự là một trong 8 tập thể điển hình của cả nước được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du Lịch trao tặng giải thưởng phát triển văn hóa đọc.
“Làm mới” thư viện
Những ngày đến trường sau tết, mỗi một học sinh Thạch Hà đều có một cuốn sách mang đến thư viện trường. Món quà này được các em trích tiền lì xì trong dịp tết mua tặng để làm phong phú thư viện nhà trường.
Thư viện Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương (Thạch Hà) được bổ sung thêm một số lượng sách mới, hấp dẫn các độc giả nhí
Cô Lê Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 Tân Lâm Hương cho biết: “Chương trình tri thức mùa xuân được nhà trường phát động với mục tiêu mỗi học sinh 1 cuốn sách đã được học sinh toàn trường hưởng ứng. Kết thúc chương trình, thư viện đã được bổ sung thêm hơn 500 cuốn sách và 2 triệu đồng.
Từ sự hưởng ứng tích cực của học sinh, bước sang học kỳ 2, các thư viện trường học ở Thạch Hà đã được bổ sung 13.000 cuốn sách và số tiền gần 200 triệu đồng.
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: “Làm mới thư viện, được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút học sinh. Chính vì thế, thời gian qua Thạch Hà đã có nhiều cách làm sáng tạo để tạo nên nguồn sách mới phong phú, hấp dẫn”.
Các trường học ở Thạch Hà đã đầu tư nguồn lực xây dựng thư viện xanh tạo môi trường đọc sách cho học sinh
Khởi đầu từ hoạt động tặng sách của lãnh đạo huyện trong dịp khai giảng đầu năm học mới, phong trào tạo nguồn sách cho thư viện đã được phát động hiệu quả trong các nhà trường.
Ngoài việc kêu gọi nguồn sách từ các tổ chức, cá nhân, các thư viện trường học còn liên kết với nhau hoặc phối hợp với thư viện tỉnh trong việc trao đổi sách theo định kỳ hàng quý, hàng tháng.
Việc trao đổi sách với thư viện tỉnh mỗi tháng, mỗi quý đã làm mới thêm nguồn sách, tạo sức hấp dẫn đối với học sinh ( Ảnh tư liệu)
Video đang HOT
Cùng với đó, việc “làm mới” thư viện còn được các nhà trường thực hiện qua việc huy động nguồn lực để tạo không gian cho học sinh đọc sách. Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT Thạch Hà, trong 3 năm trở lại đây, toàn huyện đã huy động hơn 16 tỷ đồng (riêng năm học 2020-2021 là 4,3 tỷ đồng) cho việc việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp phòng thư viện và mua sắm trang thiết bị.
Đến nay 100% trường học ở Thạch Hà đều có thư viện, trong đó có 47 thư viện xanh đảm bảo tốt không gian đọc và tổ chức hoạt động cho học sinh. Thạch Hà cũng là đơn vị duy nhất trong toàn tỉnh có hệ thống thư viện đồ chơi của bé cho các trường mầm non.
Học sinh yêu sách
Ngoài giờ đọc sách của lớp, mỗi tuần ít nhất 3 lần Nguyễn Chí Thành, học sinh lớp 8B, Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) lên thư viện tìm các loại sách để đọc.
Những giờ nghỉ giải lao, Thành lại tranh thủ lên thư viện để đọc sách
Thành cho biết: “Em đọc rất nhiều loại sách, từ truyện đến các sách tài liệu tham khảo, nhưng em thích nhất là sách liên quan đến những câu chuyện lịch sử vì qua đó giúp em thêm hiểu biết, thêm tự hào về các thế hệ đi trước, về đất nước mình”.
Không riêng Thành mà với hơn 650 học sinh ở Trường THCS Tô Hiến Thành, việc đọc sách đã trở thành thói quen trong mỗi giờ nghỉ giải lao, mỗi tuần, mỗi ngày bởi sự hấp dẫn, phong phú của trường trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành lại viết bài thu hoạch sau khi đọc sách theo hướng dẫn vào cẩm nang bồi dưỡng thói quen đọc sách
Thầy Nguyễn Thái Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiến Thành cho biết: “Trường giao cho các giáo viên chủ nhiệm và học sinh tham gia tư vấn những danh mục sách cần thiết để phục vụ nhu cầu nghiên cứu dạy, học, nhu cầu giải trí, từ đó mỗi tháng, thư viện trường lại kết nối với thư viện tỉnh để thực hiện việc trao đổi sách.
Ngoài tiết đọc sách của các lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi cũng đổi mới các hoạt động chào cờ, sinh hoạt 15 phút bằng cách giới thiệu một cuốn sách hay hoặc tổ chức sân khấu hóa các tác phẩm văn học… nhờ thế đã hấp dẫn học sinh đến với thế giới sách”.
Góc đọc sách trong thư viện là nơi hấp dẫn các bé Trường Mầm non Thạch Tân.
Đối với bậc học mầm non, Phòng GD&ĐT Thạch Hà hướng dẫn các trường học đọc sách cho trẻ trong giờ ngủ trưa, xây dựng thư viện đồ chơi với góc đọc sách phong phú, hấp dẫn để phát triển ngôn ngữ, tạo hứng thú cho trẻ, góp phần hình thành thói quen đọc sách
Những câu chuyện hấp dẫn của cô giáo góp phần hình thành ngôn ngữ, thói quen đọc sách cho trẻ từ bậc học mầm non.
Cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Tân cho biết: “Trong thư viện đồ chơi, góc đọc sách vẫn là nơi hấp dẫn các bé nhất. Ở đó, từ những câu chuyện hấp dẫn qua giọng đọc của cô giáo và những hình ảnh sinh trong từng trang sách, bé được phát triển về ngôn ngữ, tư duy và hình thành tình yêu với những trang sách”.
Xây dựng văn hóa đọc sách ở trường nghề
Một trong những điểm ấn tượng tại Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) chính là thư viện của trường.
Với không gian rộng, thoáng và ứng dụng mô hình phân loại DDC trong quản lý thư viện đã giúp cho hệ thống thư viện ngày càng hiện đại, quy mô và phong phú nhằm tạo sự thích thú cho học sinh - sinh viên (HS-SV) đến thư viện, hình thành thói quen đọc sách cho HS-SV của trường.
Một nhóm sinh viên Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (H.Trảng Bom) tập thực hành trong thư viện. Ảnh: Thuỷ Mộc
Chúng tôi đến Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc ngay giờ hành chính nên phần lớn HS-SV lúc này đang vào giờ học ở giảng đường. Sân trường chỉ còn vài HS-SV vừa hết tiết học hoặc không có giờ học đang ngồi tụm năm tụm bảy trên các ghế đá. Thầy Phạm Ngọc Quang, Trưởng phòng Công tác HS-SV cũng là người trực tiếp quản lý thư viện nhà trường đưa chúng tôi đi qua một khoảng sân khá rộng để đến thư viện của nhà trường.
* Quản lý thư viện theo mô hình hiện đại
Thư viện là một trong 10 khu nằm trong khuôn viên rộng 9ha của nhà trường được thiết kế khá thoáng, chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau như: khu đọc sách với hàng ngàn đầu sách tham khảo; khu vực dành cho những HS-SV ngồi học hoặc thực hành các bài học theo nhóm và khu vực phòng máy vi tính giúp HS-SV có thể đọc sách trực tuyến, tra cứu dữ liệu trên internet.
Khung phân loại DDC là một trong các khung phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại các thư viện trên thế giới. Khung phân loại DDC dùng ký hiệu là 10 chữ số Ả Rập để sắp xếp toàn bộ sưu tập tư liệu và thư viện, gồm 10 lớp chính với 1 ngàn đề mục. Một trong những thế mạnh của khung phân loại DDC là luôn luôn được cập nhật, sửa chữa bổ sung và xuất bản. Cấu trúc của khung phân loại DDC trong hệ thống thư viện, tư liệu được mã hóa chung trên toàn thế giới theo các mã như sau: mã 000 thuộc các mảng tư liệu có tính tổng hợp, mã 100 thuộc lĩnh vực triết học và các khoa học liên quan, mã 200 thuộc lĩnh vực tôn giáo, mã 300 là các vấn đề về khoa học xã hội...
Nguồn internet
Theo thầy Phạm Ngọc Quang, thư viện của trường được xây dựng và quản lý theo mô hình phân loại DDC, là một trong các hệ thống quản lý thư viện được sử dụng phổ biến nhất hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Hiện có hơn 200 ngàn thư viện tại hơn 100 quốc gia đang sử dụng thư viện theo mô hình phân loại DDC.
Thầy Vũ Duy Tư, quản lý trực tiếp tại thư viện cho biết, một trong những đặc điểm rất mạnh của hệ thống thư viện điện tử và thư viện tại chỗ theo mô hình phân loại DDC là được cập nhật liên tục giúp các HS-SV tiếp cận và tìm kiếm sách, tài liệu tham khảo, nhất là những quyển sách mới một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, những sách cho HS-SV mượn mang ra khỏi phòng được theo dõi chặt để bảo đảm không bị thất thoát đầu sách khỏi thư viện.
"Với không gian trưng bày khoa học, dễ tìm và bảo đảm tạo sự thông thoáng, nhẹ nhàng giúp người đến thư viện luôn có cảm giác thư thái, tập trung cho việc đọc sách, nghiên cứu các vấn đề. Hiện tại, tủ sách của nhà trường đang tập trung ưu tiên cho các loại sách về khoa học - công nghệ nhằm phục vụ nhu cầu tham khảo của phần lớn HS-SV trường nghề và các loại sách tham khảo về lĩnh vực xã hội nhân văn, kỹ năng sống..." - thầy Tư cho biết thêm.
* Nơi đọc sách, học tập lý tưởng
Thường xuyên đến thư viện đọc sách sau những giờ học, em Sùng A Đàng (quê tỉnh Yên Bái), sinh viên năm nhất của trường cho biết, ngoài giờ học trên lớp, phần lớn thời gian em vào thư viện đọc sách, báo và lên mạng tìm kiếm tài liệu phục vụ cho chương trình học của mình.
Hệ thống sách trong thư viện nhà trường được trưng bày khoa học, dễ tìm kiếm. Ảnh: Thuỷ Mộc
Đánh giá về thư viện của nhà trường, A Đàng cho rằng, thư viện có không gian khá thoải mái, có nhiều loại sách, hỗ trợ rất nhiều cho HS-SV trong việc tìm tư liệu tham khảo. Ngoài ra, điều mà A Đàng thích thú là hệ thống thư viện điện tử của nhà trường giúp HS-SV tìm kiếm tư liệu nhanh và dễ dàng mà không phải đi tìm mua sách ở các nhà sách. Vì trường ở cách xa trung tâm thành phố, trên địa bàn huyện cũng không có nhà sách lớn nên việc nhà trường đầu tư thư viện hiện đại ngay trong trường giúp HS-SV thuận tiện trong tìm kiếm tài liệu, sách phục vụ việc học tập mà không phải đi tìm mua sách ở nơi xa xôi, tốn kém.
Cũng như Sùng A Đàng, nhiều HS-SV nội trú trong trường xem thư viện là nơi lý tưởng để học tập. Vũ Ngọc Tường Vy, sinh viên năm 2 Khoa Du lịch cho biết, Vy từ tỉnh Bình Phước về trường học tập, cùng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên không về quê thường xuyên. Do đó, thư viện cũng là nơi mà Tường Vy tìm đến vào những giờ rảnh rỗi. Môi trường, không gian trong thư viện rất thoải mái nên Tường Vy thường cùng các bạn trong lớp vào thư viện vừa đọc sách vừa cùng nhau học tập, làm bài thực hành theo nhóm rất hiệu quả.
"Thư viện sạch sẽ, không gian mát mẻ lại có nhiều sách tham khảo. Các thầy cô sắp xếp sách rất khoa học nên tụi em rất dễ tìm. Ngày nào em và nhóm bạn cũng ghé thư viện có khi là đọc sách, có khi học bài theo nhóm. Các thầy cô thường xuyên cập nhật rất nhiều đầu sách để phục vụ HS-SV tham khảo, tìm hiểu trên mọi lĩnh vực" - Tường Vy chia sẻ.
Sinh viên tìm kiếm, tham khảo tư liệu trên hệ thống internet trong thư viện nhà trường. Ảnh: Thuỷ Mộc
Thích thú với thư viện ngay từ những ngày đầu tới trường, Nguyễn Thị Thủy, sinh viên năm nhất Khoa May cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Thủy thích đến thư viện những lúc rảnh rỗi là vì không gian học tập cùng bạn bè rất tiện lợi. Với đặc thù là ngành cần thực hành nhiều, trong thư viện có khu vực giúp Thủy và các bạn có không gian trải giấy, cắt đồ theo mô hình thỏa thích.
Có thể nói rằng, với việc khuyến khích HS-SV phát huy tối đa văn hóa đọc tại Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc qua sự đầu tư về mô hình thư viện hiện đại, đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống thư viện ngày một phong phú hơn về đầu sách, chuyên nghiệp hơn trong quản lý và tạo môi trường, không gian đọc lành mạnh nhất cho học sinh, HS-SV của trường. Nhà trường đang hướng đến xây dựng thư viện trở thành trái tim của nhà trường trong tương lai" - thầy Nguyễn Ngọc Quang cho biết thêm.
Hướng đến phát triển con người toàn diện
Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc được thành lập năm 2017 trên cơ sở nâng cấp Trường trung cấp Nghề Hòa Bình. Năm học 2020-2021, trường đón nhận trên 1,3 ngàn học sinh hệ trung cấp và 220 sinh viên hệ cao đẳng, nâng tổng số HS-SV của nhà trường lên hơn 4 ngàn.
HS-SV của nhà trường được tuyển sinh khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Theo đánh giá của ngành GD-ĐT, Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc là một trong những trường nghề có chất lượng đào tạo cao nhất tỉnh hiện nay. Hiện trường đang đào tạo 18 nghề trung cấp và 6 nghề cao đẳng, mục tiêu hướng tới là tạo môi trường đào tạo lành mạnh, chất lượng, sát với thực tế để phát triển con người toàn diện cho đất nước.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng: Nhiều trường có thư viện rất đẹp nhưng... khóa kỹ "Hầu hết rất đẹp nhưng... khóa kỹ, sạch sẽ quá và sách gần như mới tinh!", ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng trăn trở về hoạt động thư viện cũng như văn hóa đọc ở một số trường học hiện nay. Thực trạng này theo ông Tiến, không chỉ ở bậc phổ thông mà cả đại học. Điều mà...