Làm giáo viên chủ nhiệm, sợ nhất là thiếu lòng kiên nhẫn
Có con bị ốm từ tối hôm trước, có con sáng đi đến lớp thì bị lạnh, có con chưa ăn sáng…nvì thiếu kinh nghiệm nên tôi chưa biết cảm thông, chưa hỏi han tìm hiểu.
“ Tiểu học có 2 mảng rất rõ là công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm, giảng dạy thì các con bậc tiểu học cũng không quá nặng nề, nhưng công tác chủ nhiệm lại rất quan trọng.
Tôi nghĩ các con cứ phải thoải mái vui vẻ thì sẽ học được tốt, muốn các con thoải mái vui vẻ thì mình phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Nếu tôi làm bạn được với các con thì vui hay buồn các con đều kể cho mình nghe, những gì các con mong muốn, những chuyện ở nhà, ở lớp, chuyện bạn bè, chuyện khó khăn, sở thích…nếu nắm bắt mình sẽ giúp đẩy được thế mạnh của con lên.
Khi các con được nhìn nhận, phát huy được thế mạnh thì sẽ rất hào hứng trong mọi việc cũng như trong học tập”, cô Hoa nêu quan điểm.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa: Tôi nghĩ các con cứ phải thoải mái vui vẻ thì sẽ học được tốt, muốn các con thoải mái vui vẻ thì mình phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Ảnh: Tùng Dương.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thanh Hoa – giáo viên chủ nhiệm lớp 4b, trường Tiểu học Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội, chia sẻ:
” Tôi chia các con ra thành nhiều câu lạc bộ như toán, tiếng việt, sử, văn, địa lý, khoa học kỹ thuật…mặc dù chưa biết con có giỏi hay không, miễn các con cứ thích là được.
Sau khi các con được phát huy thế mạnh trong câu lạc bộ, được các bạn nhìn nhận, ngoài ra còn giúp đỡ các bạn khác và các con cảm thấy rất tự hào về điều đó.
Thời gian đầu làm công tác chủ nhiệm, được vài tuần thì tôi nhận thấy mình thiếu lòng kiên nhẫn, thiếu kinh nghiệm, chưa làm mẹ nên không thấu hiểu được các con muốn gì?
Các con học sinh lớp 1 có quá nhiều câu hỏi, cái gì cũng cô ơi, thậm chí có con ngồi bên trong nhưng không biết phải làm sao để đi ra ngoài được nên cứ loay hoay rồi gọi cô ơi.
Nhiều con chưa biết cầm bút viết nhưng có một số đã viết thạo, trình độ các con không đồng đều nhưng tôi không thể hỗ trợ tất cả các con được cùng một lúc, chính vì vậy mà tôi thấy bối rối không biết phải làm sao.
Tôi hỏi các đồng nghiệp và thấy mình phải theo một cái nền của các con lúc xuất phát, những con đã biết viết rồi thì tôi giao cho nhiệm vụ khác, hoặc làm trợ giảng giúp cho những bạn chưa biết viết.
Bản thân tôi tập trung giúp đỡ những em yếu hơn, dần dần tôi cũng bớt bối rối và bình tĩnh trở lại, điều đó cũng là nhờ có các con đã hỗ trợ tôi.
Lúc đó vì thiếu kinh nghiệm làm mẹ nên khi vào lớp có con bị mệt ngủ gục trên bàn, có con bị ốm từ tối hôm trước, có những con sáng đi đến lớp thì bị lạnh, có con chưa kịp ăn sáng…tất cả những việc đó tôi chưa biết cảm thông, chưa hỏi han tìm hiểu.
Giờ đây vào mỗi đầu giờ, tôi dành vài phút để quan sát các con xem nét mặt, trang phục, trạng thái…có gì bất thường hay không để kịp thời xử lý.
Tôi chủ động liên lạc với phụ huynh hỏi xem tình hình của con ra sao, có cần phải lưu ý điều gì như uống thuốc, ăn uống hay không?”.
Tôi luôn tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các con trình bày quan điểm cá nhân. Ảnh: Tùng Dương.
Hạnh phúc phải bắt đầu từ giờ học
Mọi người hay nói trường học hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc, học sinh hạnh phúc nhưng theo tôi thì hạnh phúc phải bắt đầu từ những giờ học.
Các con phải thật vui, thật thích thì mới học được. Bao giờ tôi cũng cho các con chuẩn bị bài từ nhà vì đây là khâu rất quan trọng đối với phần kiến thức mới mà các con sẽ được học vào ngày hôm sau.
“Bắt đầu một buổi học mới, tôi trao đổi với các con những thông tin về xã hội, thời tiết, về các xu hướng mới…các con rất thích và cũng chia sẻ nhiều thứ, giúp cho bầu không khí vui vẻ ngay từ những phút đầu.
Như vậy tôi không không cần phải giao cho các con đọc thêm cái này, cái kia vì các con tự ý thức trong việc cập nhật thông tin để chia sẻ trong những phút đầu giờ. Việc này giúp các em có thêm hiểu biết về xã hội cũng như kỹ năng trình bày trước đám đông.
Video đang HOT
Với những tiết học đặc trưng thì tôi để các con tự báo cáo đã hiểu và chuẩn bị được những gì cũng như cần biết cái gì trong bài học này? Tôi tiến hành theo hướng giải đáp thắc mắc của các con rồi mới cung cấp kiến thức mới.
Như vậy cảm giác nặng nề trong giờ học hoàn toàn biến mất, thay vào đó là các con được thể hiện quan điểm, hiểu biết của chính mình. Tôi hoàn toàn không theo phương pháp cũ là mở vở kiểm tra bài, giảng bài rồi làm bài tập.
Với các môn như văn, sử, địa…tôi chia lớp ra thành từng nhóm để tìm hiểu các kiến thức về bài đó, ví dụ hôm nay học về một nhân vật lịch sử thì các con sẽ tự tìm hiểu trước rồi sẽ nói cho tôi biết các con đã biết gì và cần biết thêm những gì.
Tiếp đó các nhóm sẽ thảo luận, giải đáp và bổ sung cho nhau những phần còn thiếu, thậm chí là các nhóm phản biện, như vậy các con thấy mình như được làm chủ kiến thức, sẽ rất nhớ và cuối cùng tôi là người chốt, định hướng lại kiến thức cho các con.
Tôi vẫn nói rằng bản thân cô cũng không thể giỏi tất cả các môn được, nhưng trong cuộc sống cần phải có những cái cơ bản, các con lực học không đều nhau nên để xóa những cảm giác sợ học đó, tôi luôn tìm ra thế mạnh ở mỗi con.
Tôi từ từ nói chuyện cho các con hiểu được những cái cần thiết ở mỗi môn học để từ đó các con chủ động và hoàn toàn không bị cảm giác bắt ép.
Tôi khuyến khích các con tự nói ra những điều mình chưa hiểu để nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cô cũng như các bạn trong lớp, con sẽ được thêm kiến thức, thêm tình bạn, tình thầy trò và với thế mạnh của mình con lại giúp ngược lại cho các bạn khác. Nếu các con cứ giấu đi thì sẽ bị mất rất nhiều thứ”, cô Hoa cho biết.
Chỉ một lời động viên khen ngợi đúng lúc, kịp thời sẽ khiến cho các con có thêm động lực. Ảnh: Tùng Dương.
Phải làm bạn với học sinh
Muốn dạy được thì phải làm bạn với học sinh, nếu giáo viên cứ đứng từ trên nhìn xuống thì sẽ không bao giờ hiểu được.
“Làm bạn với học sinh là phải hiểu các con thích cái gì, muốn cái gì và đang gặp khó khăn ở cái gì?
Tỗi sẵn sàng tìm hiểu sở thích của các con, tôi không bỏ qua một bộ phim, hoặc nhóm nhạc mà các con thích, các hot trend, các trò chơi của con trai, con gái hoặc những đồ chơi mà các con quan tâm.
Khi mà nói đến cái gì cô cũng biết, hỏi gì cô cũng trả lời được thì các con sẽ nghĩ rằng cô như một người bạn, rất gần gũi và sẵn sàng chia sẻ, giải đáp mọi thắc mắc. Mặc dù việc này tốn khá nhiều thời gian nhưng tôi tự nhủ mình luôn phải cố gắng vì các con.
Có nhiều con tâm sự bị bố mẹ cấm cái này cái kia, nên ngay từ buổi họp đầu năm tôi đã phải làm rất tốt công tác tư tưởng cho phụ huynh, ngay việc sử dụng máy tính thì các con lớp 4 không thể không cho các con tiếp xúc được vì liên quan đến việc học tin học, các cuộc thi rồi còn nhiều kiến thức đều ở trên mạng Internet.
Tôi tư vấn để các phụ huynh biết cách phòng tránh những trang Web xấu, còn với học sinh tôi dạy các con cách thuyết phục bố mẹ chứ tôi không xin hộ.
Nếu con muốn điều gì thì con hãy tự trình bày đi, con phải thuyết phục để làm sao bố mẹ thấy việc đó là cần thiết, có ích cho học tập thì cô nghĩ là bố mẹ sẽ không cấm. Tôi chỉ đứng ra kết nối các con với bố mẹ mà thôi.
Nhiều phụ huynh cũng nói rằng: Học đá bóng làm gì hả cô vì chỉ đá được vài năm thì hết tuổi rồi. Tôi thì lại nghĩ khác, mình cứ nuôi dưỡng sở thích đã, rồi có thể sau này làm phóng viên thể thao, huấn luyện viên hoặc có thể kinh doanh về lĩnh vực thể thao, chẳng hạn như vậy”, cô Hoa, nói.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa và các em học sinh lớp 4b do cô làm giáo viên chủ nhiệm, trường Tiểu học Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên chủ nhiệm cần gì?
“Làm giáo viên chủ nhiệm thì yếu tố đầu tiên vẫn phải là kiến thức, sự hiểu biết về mọi lĩnh vực, trong thời buổi xã hội phát triển như hiện nay thì giáo viên phải rất nhanh nhạy cập nhật liên tục mọi vấn đề, góp phần làm cho những giờ học và bài giảng thêm phong phú.
Giáo viên phải thật tâm huyết, yêu nghề, phải hiểu được tấm lý lứa tuổi học sinh, phải làm bạn được với các con, biết yêu thương, gần gũi thì mọi chuyện tiếp theo như sự gắn kết giữa cô và trò, chia sẻ, tư vấn và các con thích học hỏi…nó sẽ tự đến.
Ngay như trong lớp của tôi không có bảng thành tích vì tôi quan niệm thành tích đạt được là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, nó sẽ được vinh danh khen thưởng ở trong một thời điểm hoặc giai đoạn nhất định, và thường là cuối năm học.
Nhưng để kịp thời, tôi luôn khen ngợi những thành tích rất nhỏ cấp tổ, cấp lớp của các con vì nhiều khi chỉ một lời động viên khen ngợi đúng lúc, kịp thời sẽ khiến cho các con có thêm động lực.
Ngoài ra trong lớp có góc sáng tạo, tất cả những gì các con cho là sáng tạo trong một bài học thì các con sẽ vẽ lên đó để các bạn học tập.
Góc lớp học vui: Mọi khoảnh khắc vui vẻ từ thành tích học tập trong một tiết học, một hoạt động thể thao, sinh nhật bạn bè đều được đưa lên đây.
Góc câu lạc bộ em yêu sách: Tôi luôn khuyến khích các con đọc sách hàng ngày, những cuốn sách hay tôi đã thẩm định đều được giới thiệu ở đây, sau khi đọc nếu thấy có điều gì hay từ cuốn sách đó thì các con sẽ ghi chú để các bạn khác biết và tìm đọc”, cô Hoa nói.
1. Năm 2004 cô Nguyễn Thị Thanh Hoa tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và về giảng dạy tại trường Tiểu học Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội.
2. Tiếp tục học và tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Khối trưởng khối 4, Phó Bí thư chi đoàn trường Tiểu học Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội.
4. Năm 2019 đạt giải xuất sắc môn Cơ bản Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận.
5. Năm 2019 đạt giải nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố.
6. Năm 2019 đạt giải giáo viên đã có nhiều cố gắng đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, tại Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố.
7. Năm 2019 đạt giải Nhà giáo Hà Nội tâm huyết – sáng tạo do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng.
Ngoài ra còn rất nhiều bằng khen, giấy khen cấp quận và cấp thành phố về dạy giỏi, sáng tạo trong các giờ học chính khóa, ngoại khóa, giáo viên chuyên đề giỏi, thiết kế bài giảng sáng tạo.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Phân công giáo viên chủ nhiệm theo năng lực, không theo độ tuổi
Chúng tôi luôn chú trọng đào tạo nghiệp vụ, trong công tác chủ nhiệm thì phần không thể thiếu là công tác tổ chức lớp, kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu học sinh.
Công việc của một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn giản chỉ là giảng dạy và quản lý lớp, nó còn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng khác nữa.
Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu học sinh, đây là kỹ năng không nằm trong những kiến thức bạn đã được học trong trường đại học.
Kỹ năng này giáo viên sẽ được học tại trường, đó là kỹ năng mềm mà thực tế sẽ cho bạn trải nghiệm và học hỏi, kỹ năng lắng nghe và thái độ thân thiện với học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm là nơi tin cậy để các em tin tưởng và chia sẻ tâm sự.
Ngoài những quy định của nhà trường, ở mỗi lớp giáo viên chủ nhiệm cũng phải thiết lập và thống nhất những định hướng riêng cho lớp mình để đảm bảo tính nhất quán trong mọi hoạt động và khích lệ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các em.
Giáo viên chủ nhiệm được coi là cầu nối gắn kết giữa gia đình, nhà trường và học sinh, giáo viên phải không ngừng quan sát và quan tâm các em để có thể kịp thời uốn nắn và giúp các em chỉnh sửa lỗi sai của mình.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông M.V.Lômônôxốp, Hà Nội: Công việc của một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn giản chỉ là giảng dạy và quản lý lớp, nó còn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng khác nữa. Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông M.V.Lômônôxốp, Hà Nội, chia sẻ quan điểm về giáo viên chủ nhiệm trẻ:
"Thời gian đầu thì phụ huynh của trường cũng băn khoăn về giáo viên chủ nhiệm trẻ quá, một phần sợ học sinh không nghe lời và cũng một phần vì trẻ quá nên chưa có nhiều kinh nghiệm để dìu dắt các em.
Nguyên tắc của trường chúng tôi là làm việc theo năng lực, với những thầy cô giáo trẻ thì khi tuyển chọn, chúng tôi có hội đồng thi tuyển nên vào được trường Lômônôxốp là rất khó.
Trong quá trình tuyển thì giáo viên phải trải qua nhiều bước như thi viết, thi chuyên môn, thi giảng dạy trên lớp...và quan trọng nhất là phần phỏng vấn trực tiếp của thầy Hiệu trưởng nhà trường.
Ngoài những yêu cầu bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi quan tâm đến chuyên môn và phần này được đánh giá của tổ chuyên môn, ngoài ra chúng tôi quan tâm đến sự tương tác của các thầy cô giáo với học sinh trên lớp, trong giờ ra chơi...và trong các tình huống thực tế.
Các thầy cô có tâm huyết với nghề hay không cũng được ban giám hiệu rất quan tâm và đánh giá, về phần này thì các giáo viên phải qua nhiều lần trò chuyện với ban giám hiệu trước khi có quyết định cuối cùng.
Nếu như cả hai giáo viên cùng có điểm thi tuyển vào trường như nhau thì chúng tôi ưu tiên chọn thầy cô nào có những kỹ năng mềm, thích hợp với công tác chủ nhiệm.
Việc thi tuyển giáo viên bao giờ chúng tôi cũng làm trước 1 năm, thứ nhất là có nhiều thời gian và hơn nữa các giáo viên này sau khi trúng tuyển còn phải trải qua một khóa đào tạo thực tế trong vòng 3 tháng tại nhà trường.
Chúng tôi luôn chú trọng đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ, và trong công tác chủ nhiệm thì phần không thể thiếu là công tác tổ chức lớp, kỹ năng giao tiếp với học sinh cũng như với phụ huynh, giao tiếp với đồng nghiệp.
Chúng tôi quan niệm giáo viên chủ nhiệm không nhất thiết phải dạy các môn như Toán, Văn hay còn gọi là những môn chính, nếu như đáp ứng được yêu cầu thì chúng tôi sẽ phân công làm giáo viên chủ nhiệm, bất kể giáo viên đó dạy môn gì.
Chúng tôi quan tâm đến việc thầy cô chủ nhiệm sẽ chăm sóc học sinh thế nào, kết nối, gần gũi của cô với các em có tốt không, dạy các em và tổ chức lớp ra sao? Chứ không nhất thiết phải là giáo viên dạy Toán có nhiều giờ ở trên lớp.
Hiện nay xã hội phát triển nên học sinh có xu hướng phát triển cá tính rất mạnh, nhà trường rất tôn trọng sự khác biệt đó nên dẫn đến các lớp học hiện nay nếu các thầy cô không biết cách tiếp cận, dung hòa học sinh thì vô tình dẫn đến tình trạng các em tụ thành những nhóm khác biệt.
Thực tế là như vậy nên các thầy cô giáo phải có những kỹ năng tập hợp các em lại, biết lắng nghe, vậy nên giáo viên có nhiều tiết hay ít tiết dạy không quan trọng vì thày cô chủ nhiệm luôn có mặt ở lớp trước 30 phút đầu giờ hàng ngày".
Ngoài phòng tư vấn tâm lý của trường thì bản thân mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm luôn được các chuyên gia tập huấn về kỹ năng tư vấn tâm lý cho học sinh, cũng như cha mẹ các em.
Có rất nhiều vấn đề tâm lý của học sinh hiện nay khá phức tạp, nên các thầy cô phải định hướng làm sao để học sinh cùng có một luồng mà nhà trường định hình là: Học trải nghiệm sáng tạo, sống trách nhiệm yêu thương.
Giáo viên chủ nhiệm được coi là cầu nối gắn kết giữa gia đình, nhà trường và học sinh, giáo viên phải không ngừng quan sát và quan tâm các em để có thể kịp thời uốn nắn và giúp các em chỉnh sửa lỗi sai của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Ưu điểm của giáo viên chủ nhiệm trẻ.
Vấn đề phân công giáo viên chủ nhiệm cho các giáo viên trẻ vừa ra trường, tôi thấy rất bình thường vì quan niệm của chúng tôi là phân công công việc theo năng lực chứ không theo độ tuổi.
"Giáo viên trẻ thì sự nhiệt huyết của họ rất cao, vì chưa lập gia đình nên thời gian họ dành cho học sinh cũng rất nhiều, các giáo viên trẻ đang trong giai đoạn thể hiện mình nên họ sẽ dành tâm huyết để khẳng định nghề nghiệp.
Sự gắn kết về lứa tuổi của các giáo viên trẻ với học sinh sẽ không bị khoảng cách quá xa giữa học sinh lớp 10 và giáo viên vừa ra trường, trong các câu chuyện hoặc các ngôn từ cũng rất đồng điệu, điều đó khiến học sinh tự tin hơn và chia sẻ mọi khúc mắc, giảm áp lực cho các em.
Trẻ thì các thầy cô chủ nhiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh về mặt tâm lý, các em tâm sự với bố mẹ không nhiều bằng tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, nhất là đối với các thầy cô trẻ, điều đó cũng giúp ích rất nhiều cho học sinh.
Các thầy cô trẻ thì khả năng luôn cập nhật xu hướng công nghệ mới, trình độ công nghệ thông tin luôn là điểm mạnh hơn các giáo viên nhiều tuổi.
Nhiều khi đến 23h đêm các em học sinh còn nhắn tin trên mạng xã hội hỏi thầy cô chủ nhiệm về bài vở, hoặc vấn đề riêng tư gì đó mà các em đang băn khoăn, nếu là thầy cô chủ nhiệm trẻ tuổi thì thì sẵn sàng trả lời tư vấn ngay, trong khi các thầy cô chủ nhiệm có tuổi thường không mấy khi quan tâm đến mạng xã hội, nhất là những mạng học sinh hay dùng.
Cách thức quản lý, công việc điều hành lớp, trao đổi về kiến thức mới hoặc nhắn nhủ học sinh thì các giáo viên trẻ thường ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra những nhóm cho từng lớp, hoặc nhóm phụ huynh nhưng điều này lại rất hạn chế với những giáo viên đã lớn tuổi.
Một số không ít thầy cô chủ nhiệm có tuổi khá bảo thủ, ngại thay đổi từ suy nghĩ đến việc cập nhật thông tin xã hội cũng như những xu hướng mới của ngành Giáo dục", thầy Tùng cho biết.
Tùng Dương
Theo giaoduc
Thấu hiểu và lắng nghe "Để làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, điều quan trọng là phải có sự lắng nghe và thấu hiểu", đó là chia sẻ của cô giáo Trần Thị Thanh Thoảng, một trong những giáo viên chủ nhiệm của Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. GV chủ nhiệm cần gần gũi để hiểu HSGV...