Làm gì khi giáo viên vi phạm quy định đạo đức nhà giáo?
Trong trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh và đồng nghiệp nên ứng xử như thế nào?
Trường tiểu học Lương thế Vinh, nơi từng xảy ra vụ giáo viên đánh học sinh – BẢO CHÂU
Đừng im lặng
Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Quy định về đạo đức nhà giáo đã quy định rõ ràng như thế, nhưng thực tế, vẫn có không ít giáo viên (GV) đã vi phạm. Thời gian gần đây, khá nhiều vụ việc liên quan đến hiện tượng này diễn ra đã gây bức xúc dư luận.
Có thể điểm lại một vài sự việc như một giáo viên ở Quảng Bình yêu cầu học sinh (HS) trong lớp và chính bản thân giáo viên này đã tát một học sinh 231 cái. Hay một giáo viên ở Hà Nội đã đánh gãy răng HS lớp 8. Rồi một giáo viên ở TP.HCM đã sử dụng hình thức tát vào mặt và đá vào mông khi HS mắc lỗi. Trước đó, một giáo viên ở Đắk Lắk cũng có hành vi đấm vào mặt HS lớp 1…
Thái Văn, HS lớp 11, Trường Trung học thực hành TP.HCM, cho biết đã từng gặp phải trường hợp cảm thấy không vừa lòng với cách hành xử của giáo viên, đã gửi kiến nghị qua kênh liên lạc trao đổi thông tin với ban giám hiệu và nhờ làm rõ. “Không nên ngần ngại khi giáo viên có những ứng xử chưa chuẩn, làm những điều giáo viên không được làm, đó là cách vừa góp phần tạo nên môi trường học đường lành mạnh, vừa là cách dám nói những điều chưa đúng”, Thái Văn chia sẻ thêm.
Tương tự, một HS Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng nếu thấy hành động chưa đúng của giáo viên mà im lặng đồng nghĩa là bạn chấp nhận cái sai, cũng có thể tạo nên những tiền lệ xấu sau này. Thay vì im lặng, hãy tận dụng những lần được đối thoại với giáo viên, với ban giám hiệu để lên tiếng. “Biết đâu đó, sau những phản hồi như thế, giáo viên sẽ cảm thấy điều mà mình đóng góp là đúng và thay đổi theo hướng tích cực”, HS này nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Long, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Bình Hải (Bình Sơn, Quảng Ngãi) thì những người theo nghề giáo viên hầu hết là “tâm rất sáng”, luôn đến bục giảng vì học sinh, thương yêu HS như con cái của mình, mong HS tiếp thu được những điều hay lẽ phải, những kiến thức để nên người, tạo hành trang vào đời.
Video đang HOT
Tuy nhiên ông Long nhìn nhận rằng giáo viên hiện nay gặp nhiều áp lực. Áp lực trong cuộc sống, áp lực từ cấp trên, áp lực từ phụ huynh học sinh đã “đè” xuống người giáo viên, trong khi họ lại không được nhận đủ đầy về quyền lợi… đã khiến một bộ phận giáo viên cảm thấy stress, và có những ứng xử không chuẩn mực. Theo đó đã vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo.
Trong trường hợp đó, HS hay đồng nghiệp cùng trường nên làm gì? Ông Long cho rằng nếu là HS, nên báo về giáo viên chủ nhiệm. Còn giáo viên trong trường cảm thấy bức xúc với những vi phạm về quy định đạo đức nhà giáo, có thể trao đổi để thay đổi theo hướng tốt hơn, nếu không được có thể trao đổi lên ban giám hiệu nhà trường. Còn lỡ người lãnh đạo nhà trường, là hiệu phó, hiệu trưởng là những người vi phạm, thì có thể phản ánh đến cấp cao hơn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng quan tâm đến việc làm thế nào để tránh hay phòng ngừa việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Bởi đó mới là động thái nhân văn cho vấn đề này…
“Và nhà giáo cần nghiêm túc và cẩn trọng cũng như khẳng khái thừa nhận nếu mình có sai phạm. Đừng tự biến mình thành nhân cách hoàn hảo tuyệt đối bởi: nhân vô thập toàn… Và cần lắm lòng tự trọng của nhà giáo nếu đó là nhà giáo biết sống”, ông Sơn nói thêm.
Ông Long cũng chia sẻ rằng để tránh được những câu chuyện buồn về giáo dục, nhất là hiện tượng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, các trường đào tạo về sư phạm nên chú trọng việc đào đạo cả về kiến thức lẫn đạo đức nhà giáo, để khi ra trường giáo viên tận tâm với công việc, có những hành xử chuẩn.
Ngoài ra, ông Long cũng kiến nghị khi tuyển dụng giáo viên, đừng theo kiểu nhận vì “quen biết”, vì những lý do không thuộc chuyên môn, mà hãy đánh giá sâu sát, kỹ lưỡng. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có động thái quan tâm đến giáo viên nhiều hơn, thường xuyên chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp…
Theo thanhnien
Cô giáo bị "tố" đánh, đuổi học sinh: Khiển trách và hạ thi đua một tháng
Theo xác minh ban đầu của Trường THCS Thị trấn Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội), việc cô giáo N.T.T. có đuổi học sinh trong giờ GDCD khi chưa có sự đồng ý của Hội đồng kỉ luật nhà trường và Ban giám hiệu là hoàn toàn sai. Riêng sai phạm này, nhà trường sẽ khiển trách và dự kiến hạ điểm thi đua của cô T. một tháng.
Đuổi học sinh là sai
Trong buổi làm việc với PV Dân trí ngày 15/11, ông Vương Đăng Tuyến - Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vân Đình cho biết, nhà trường đang vào cuộc xác minh vụ việc cô giáo bị "tố" đánh và đuổi học sinh khỏi giờ Giáo dục công dân (GDCD).
Do phụ huynh có kiến nghị nên trong 3 học sinh có liên quan, nhà trường xác minh trường hợp của cháu N.L., con gái chị Y. để có câu trả lời trước mắt.
Hai học sinh còn lại, trong đó một học sinh bị "tố" cô giáo đánh gãy răng và một học sinh bị tát ra máu miệng, do gia đình không có kiến nghị nên nhà trường tiến hành xác minh sau.
Về trường hợp của cháu N.L., xác minh ban đầu cho thấy, cháu có vô lễ với giáo viên. Thứ hai, sự việc có gây ảnh hưởng đến học tập của lớp trong giờ học.
Phía cô giáo, xác minh ban đầu của nhà trường cho thấy, cô giáo có phương pháp sư phạm hạn chế. "Việc cho học sinh ra ngoài lớp ở giờ GDCD trong khi chỉ căn cứ vào một biên bản của lớp thời điểm đó là chưa đủ. Giáo dục là để cảm hóa con người, tùy từng dối tượng để đưa ra phương pháp hợp lý", ông Tuyến khẳng định.
Cũng theo ông Tuyến, với những vi phạm ban đầu, nhà trường dự kiến khiển trách cô giáo, đưa vào đánh giá của tháng và hạ điểm thi đua một tháng.
Xác nhận với PV, ông Vương Đăng Tuyến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, 3 học sinh chưa từng có kỉ luật. Riêng cháu L. khá thông minh, phản ứng nhanh và cá tính. (Ảnh: Mỹ Hà)
Về câu hỏi của PV Dân trí cho rằng, với lỗi ban đầu với một học sinh, cô giáo đã có vi phạm và sẽ khiển trách. Khi điều tra sự việc với hai học sinh còn lại, nếu đúng như phản ánh của phụ huynh học sinh, cô giáo sẽ bị xử lý ở mức nào?
Ông Tuyến cho rằng, nhà trường đang xác minh từ nhiều phía, không chỉ nghe mỗi tường trình của cô T. Nếu đúng có sự việc như phụ huynh phản ánh, nhà trường sẽ có mức xử lý sao cho đúng người đúng tội. Ông cũng khẳng định, phải điều tra rõ ràng, không nhận xét cảm tính. Nếu cô giáo sai thì phải có biện pháp.
Học sinh bị đuổi thông minh, học được
Trước đó, chia sẻ với PV về việc tại sao các sự việc bạo hành của nhà trường không rơi vào giáo viên nào mà cả 3 trường hợp bị phụ huynh "tố" chỉ rơi vào cô T., phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, cô T. cũng khá nóng tính.
Còn nhận xét về 3 học sinh có liên quan đến sự việc, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, các em này đều không phải học sinh cá biệt của nhà trường, chưa từng có kỉ luật gì trong lớp.
"Riêng em L. - nữ sinh bị cô giáo T. đuổi trong giờ GDCD, có tính cách khá cá tính. Chính tôi dạy môn Toán lớp đó, xác nhận cháu L. học được, thông minh và phản ứng nhanh", Hiệu trưởng Tuyến cho biết thêm.
Trường THCS Thị trấn Vân Đình. (Ảnh: Mỹ Hà)
Cũng theo ông Tuyến, hiện các học sinh đã trở lại lớp bình thường. Nhà trường yêu cầu giáo viên phải động viên, ổn định tâm lý học sinh để các em đi học.
Về việc phụ huynh thắc mắc, hiện cô T. có bị tạm ngừng dạy để chờ điều tra hay vẫn tiếp tục đứng lớp? Ông Tuyến cho rằng, hiện chưa có quyết định kỉ luật, không thể đình chỉ việc dạy của cô T.
Trong ngày 15/11, chị V.T.Y. (mẹ cháu L.) cho phóng viên biết, con gái chị vẫn đang hoang mang tinh thần.
Chị cho hay, từ bé đến nay, cháu luôn là học sinh giỏi. Tuy nhiên, sự việc khiến cháu bất ổn tinh thần, thậm chí trước đó không buồn ăn uống nên gia đình rất bức xúc và lo lắng.
Trong cuộc trao đổi với PV, nhiều lần chị Y. cũng nhắc đi nhắc lại, chị và một số phụ huynh khá quý mến những người như Hiệu trưởng nhà trường hoặc cô giáo chủ nhiệm bởi đó là những người rất công tâm.
Tuy nhiên, chị mong muốn, nếu cô giáo T. có sai, phải bị xử lý kỉ luật xứng đáng để còn làm gương cho người khác.
Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí chiều 15/11, ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa cho biết, đơn vị này đang yêu cầu nhà trường xác minh sự việc. Căn cứ vào mức độ vi phạm của từng cá nhân mới có mức xử lý xác đáng.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Tôn vinh nhà giáo tâm huyết với nghề Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ nhà giáo không ngừng nỗ lực để đáp ứng yêu cầu trong dạy và học. Có thầy giáo, cô giáo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đem cái chữ đến cho học trò. Để động viên, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu của ngành, tổ chức công đoàn đã triển khai...