Làm gì để thư viện trường học thành “chốn đi về” của học sinh?
Trước cuộc sống sôi động, văn hóa đọc xem ra là vấn đề cần đem ra bàn luận.
Ảnh minh họa.
Nói giới trẻ bây giờ ít đọc sách chưa hẳn là đúng nhưng nói rằng giới trẻ hiện nay chạy theo đủ mọi sách tầm tầm – thậm chí vô bổ không hẳn là sai.
Vì sao học sinh ngán đọc sách quý?
Học sinh hiện nay rất thờ ơ với việc đọc các loại sách quý. Chạy theo học thêm nơi này, môn khác nên thời gian dành cho việc đọc sách không có. Nhiều thầy cô dạy Văn phàn nàn về tình trạng học sinh không chịu khó đọc tác phẩm trước khi đến lớp. Các em quan tâm những bài văn mẫu, những sách giúp em học tốt, sách giải hơn là việc tìm đọc các tài liệu nghiên cứu để nâng cao, mở rộng kiến thức. Ngay cả những đoạn trích, một truyện ngắn có trong sách giáo khoa các em còn chẳng chịu đọc nữa là. Vì thế mới có tình trạng học sinh không thuộc nổi một bài thơ, một đoạn thơ có trong chương trình. Do không đọc tác phẩm nên khi làm bài các em lẫn lộn các kiến thức như lấy tên nhân vật trong tác phẩm này đưa sang tác phẩm khác…
Giới trẻ hôm nay vẫn tìm đến sách – nhưng họ thích đọc các loại sách gì hơn – đó là vấn đề cần nói. Nhiều trẻ em đam mê thế giới truyện tranh, rồi Đôrêmon, những sách kiếm hiệp, ảo tưởng đến mức quên ăn, quên ngủ… Nhiều thiếu niên tìm đến những “trang truyện đen” có nội dung đồi trụy trên mạng, tại các dịch vụ Internet, hoặc rồi lạc vào các tiểu thuyết viết về câu chuyện tình lâm li trong các quầy cho thuê…
Buồn thay, đến thư viện các trường học, những quyển sách, những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại hay những loại sách bàn luận về triết lý sống, đạo đức xã hội học vẫn nằm yên một chỗ trên giá, bụi càng bám dày thêm. Điều đó cho thấy thị hiếu đọc sách của giới trẻ bây giờ khác thật nhiều so với trước đây…
Quay lưng với sách hoặc không thích đọc những tác phẩm dài thuộc về một thời vang bóng… của giới trẻ là do sự tác động từ nhiều yếu tố. Cuộc sống hiện đại với nhiều hình thức giải trí hấp dẫn, sôi động, báo viết, báo nói, báo hình phong phú… có lẽ thu hút tuổi trẻ hơn là ngồi một chỗ với quyển sách dày cộm trên tay. Hơn thế nữa, giáo viên, phụ huynh, những người có trách nhiệm chưa thật sự kích thích, khêu gợi làm cháy lên ngọn lửa đam mê đọc sách, tìm đến sách hay nơi mỗi bạn trẻ.
Có nhiều lý do để học sinh hôm nay không mặn mà lắm với chuyện đọc sách hay đọc sách chỉ mang tính hình thức mà thiếu chiều sâu. Trong số các lý do đó có lý do vô cùng quan trọng là việc giới thiệu sách của thư viện hiện nay chưa thường xuyên nếu không muốn nói là hầu như vắng bóng ở một số trường.
Lâu nay, một số thư viện trường chưa chú trọng đến việc này, các hình thức giới thiệu sách phổ biến hiện nay ở trong trường học là: Trước phòng đọc thư viện để một tấm bảng và viết tên các loại sách mới lên đó, học sinh đọc và tìm đến mượn; một số trường học ở thành phố có cơ sở vật chất khá thì nhập tên các loại sách vào máy tính và bạn đọc đến đó chỉ cần đánh tên sách vào bàn phím để tìm; học sinh hay giáo viên tự đến tìm mục lục như danh bạ trong từng chiếc hộp gỗ hoặc trực tiếp hỏi cán bộ thư viện để biết loại sách mà mình đang cần…
Video đang HOT
Những hình thức trên đây dù ít, dù nhiều, đều có tác dụng nhất định trong việc cung cấp thông tin về các loại sách đến bạn đọc. Tất nhiên, chỉ dừng lại những hình thức như vậy thì thật đơn điệu nếu không muốn nói là nhàm chán, chưa thực sự kích thích, thu hút bạn đọc đến với thư viện trong hàng ngày, hàng tuần.
Ảnh minh họa.
Cần đổi mới hoạt động giới thiệu sách
Sách báo ngày một phong phú đa dạng, đọc sách gì là thiết thực đối với từng giáo viên và học sinh? Đây là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Vậy nên giới thiệu sách là hoạt động không thể thiếu của cán bộ thư viện trong trường học. Qua việc giới thiệu sẽ định hướng nhu cầu tiếp nhận và kích thích niềm say mê hứng thú của người đọc. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi năng lực và năng khiếu của mỗi người làm công tác thư viện.
Giới thiệu sách như thế nào cho hấp dẫn, thu hút để sau mỗi lần giới thiệu bạn đọc lại không thể không tìm đến sách. Điều đó đặt ra cho mỗi cán bộ thư viện phải năng động, sáng tạo, tìm tòi những hình thức giới thiệu sách hay, có chất lượng.
Lâu nay việc giới thiệu sách chỉ cho cán bộ thư viện đảm nhiệm. Chúng tôi muốn công việc này không chỉ dừng lại ở cán bộ mà phải trở thành hoạt động mang tính thường xuyên, phổ biến có sự đồng hành cùng với các thầy cô giáo và đặc biệt là các em học sinh – những bạn đọc thường xuyên. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một hình thức giới thiệu sách có tính khả thi đó là “Cán bộ thư viện cùng học sinh giới thiệu sách” với không ngoài mong muốn ngày càng thu hút bạn đọc là học sinh và giáo viên đến với thư viện, đáp ứng những nhu cầu của thời đại mới.
Thứ nhất, cán bộ thư viện kết hợp với giáo viên tổ bộ môn Văn tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học với chủ đề “Giới thiệu các loại sách văn học.
Hình thức này có thể duy trì hai tháng một lần. Mỗi lần tổ chức cho học sinh một khối. Chẳng hạn khối 10 giới thiệu về sách văn học dân gian, khối 11 giới thiệu các sách viết về các tác giả văn học giai đoạn 1930 – 1945. Khối 12 giới thiệu về các tác phẩm từ 1945 đến 1975.
Sách được giới thiệu trong câu lạc bộ là do cán bộ thư viện tuyển chọn. Đó phải là những cuốn sách mà được đông đảo học sinh quan tâm.
Thứ hai, thành lập đội cộng tác viên thư viện:
Đây là đội ngũ được lựa chọn trong số những học sinh của trường. Cộng tác viên thư viện là những em có năng khiếu văn chương, say mê đọc sách. Các cộng tác viên này dưới sự hướng dẫn của cán bộ thư viện chọn lọc sách hay, tổ chức giới thiệu trước trường hay trong phạm vi từng lớp trong những tiết sinh hoạt tập thể.
Thứ ba, phát động phong trào thi đua “Giới thiệu sách” trong học sinh:
Cán bộ thư viện kết hợp Liên đội, Đoàn trường phát động phong trào giới thiệu sách trong toàn bộ Đội viên, Đoàn viên. Học sinh tự tìm sách, viết bài giới thiệu và nộp lại cho Ban tổ chức. Ban tổ chức tuyển chọn những bài giới thiệu hay, tổ chức vòng loại và tiếp tục chọn ra những bài giới thiệu xuất sắc vào vòng chung kết và tiến hành trao giải.
Đây là hình thức hấp dẫn thu hút bạn đọc là học sinh, thông qua phong trào kích thích niềm say mê đọc sách của các em.
Trong quá trình giới thiệu, có thể cho khán giả đặt câu hỏi xoay quanh quyển sách đang giới thiệu. Khán giả nào có câu hỏi hay thì được trao quà.
Thứ tư, tổ chức cho học sinh giới thiệu sách tại thư viện:
Có thể tổ chức hàng tháng hoặc mỗi lần có sách mới, địa điểm tổ chức là tại thư viện. Đối tượng tham gia là những bạn đọc thường xuyên. Có thể tổ chức dưới hình thức bàn tròn tọa đàm, hoặc trao đổi về một quyển sách đang được dư luận quan tâm… Ở đó, mỗi bạn đọc sẽ phát hiện ra cái hay, cái đẹp, giá trị riêng của nó.
Duy trì được các hình thức trên đây chắc chắn sẽ thu hút được một lượng bạn đọc đến thư viện hàng ngày.
Nỗi buồn từ đề thi Văn
Chỉ cần một cái click chuột là sẽ có hàng ngàn bài văn mẫu đã giải sẵn trên mạng. Tất cả đều có nội dung liên quan đến các yêu cầu mà đề văn tốt nghiệp THPT 2022 đã nêu.
Tôi định không viết gì về chuyện đề thi môn Ngữ văn năm nay, nhưng rồi giáo viên và người quen biết cứ hỏi, cứ giục; đành nói đôi điều và chỉ là chuyện buồn.
Rất nhiều giáo viên và học sinh sung sướng, phấn khởi vì đã dạy và học ôn trúng tủ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Tôi mừng cho giáo viên và học sinh mà thấy buồn đến tận xương tủy.
Thí sinh trao đổi lại bài thi. (Ảnh minh họa)
Nếu ta gõ vào Google mấy yêu cầu sau thì sẽ có rất nhiều kết quả, trong đó phần lớn là dàn ý soạn sẵn và các bài văn mẫu xoay quanh bài thơ Sóng và 3 khổ thơ đã nêu trong đề. Ví dụ: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có 176.671 kết quả; Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: 21.581 kết quả; Cảm nhận về đoạn thơ: "Trước muôn trùng... còn thức": 26.471 kết quả; Phân tích vẻ đẹp nữ tính trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có 66.874 kết quả...
Nghĩa là chỉ cần một cái click chuột là sẽ có hàng ngàn bài văn mẫu đã giải sẵn trên mạng. Tất cả đều có nội dung liên quan đến các yêu cầu mà đề văn đã nêu. Tất cả các nội dung ấy đều có thể chép lại để nộp và đều ổn. Đáp án thì mù mờ, chung chung, viết thế nào cũng được, cho bao nhiêu điểm cũng xong... Và nghĩa là các thầy cô giám khảo chỉ chấm lại chính văn của mình, của tác giả các bài văn mẫu trên mạng.
Thử hỏi có bao nhiêu học sinh thực sự nêu được cảm nhận và ý kiến của riêng mình về nội dung mà đề nêu lên? Mà không chỉ với bài thơ Sóng, tất cả các văn bản trong SGK đều đã được "băm vằm", "mổ xẻ" rất kĩ, từ một câu đến một khổ, một chi tiết, một nhân vật, một đoạn hay cả bài... đều đã có lời giải sẵn. Lỗi không phải do văn mẫu. Có cầu thì sẽ có cung. Muốn triệt tiêu, hạn chế văn mẫu thì phải đổi mới ra đề; không hỏi lại các văn bản đã học, thay bằng ngữ liệu mới như định hướng chương trình 2018 đã nêu.
Có người cho rằng, đọc hiểu chỉ nên đặt ra với học sinh tiểu học, do vậy chỉ nên dạy và kiểm tra đọc hiểu ở tiểu học. Tôi không nghĩ thế. Các loại văn bản ngày càng đa dạng. Mức độ, yêu cầu đọc hiểu với mỗi đối tượng người đọc cũng rất khác nhau. Chỉ riêng với văn bản văn học, cách viết của các nhà văn rất phong phú và biến đổi liên tục. Thành tựu nghiên cứu cũng nêu lên nhiều cách đọc, cách tiếp nhận văn bản với các thể loại khác nhau.
Lại nữa, đọc 1 tác phẩm không giống đọc 1 tác giả; cách đọc một bài khác với cách đọc một tập... Cùng 1 bài thơ, câu thơ, mấy dòng trên faceboook hay một đoạn văn trong bài viết mà đôi khi người lớn, thậm chí với nhà này nhà nọ... còn hiểu khác nhau, huống nữa là với học sinh.
Không phải ngẫu nhiên đọc hiểu được coi là 1 trong 3 yêu cầu cần đánh giá mà OECD chủ trương thông qua Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đối với tuổi 15. Mà họ cũng chỉ coi đó là trình độ đọc tối thiểu thôi (reading literacy). Vì thế ở cấp THPT các nước phát triển vẫn tiếp tục dạy đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản...
Suy rộng ra, tôi nghĩ ngay cả những người làm chuyên môn, các GS.TS thật, vẫn còn phải tiếp tục học cách đọc, nhất là các văn bản văn học, nói gì đến học sinh.
Vấn đề là: Nên quan niệm đọc hiểu như thế nào cho đúng và đặc biệt là kiểm tra, đánh giá đọc hiểu sao cho phù hợp với mỗi đối tượng người học. Ví dụ, với học sinh tiểu học thì hỏi về đọc hiểu chỉ đơn giản, chỉ yêu cầu nắm được thông tin tường minh, hiển ngôn. Với học sinh trung học cơ sở thì nâng cao hơn yêu cầu đọc hiểu, cả về nội dung và hình thức; cả ý nghĩa tường minh và ý nghĩa còn chìm khuất trong văn bản. Đến THPT tiếp tục nâng cao các yêu cầu đọc hiểu hơn nữa...
Đọc hiểu là nền tảng để dạy cách cảm thụ, thưởng thức, nhận xét và đánh giá tác phẩm văn học. Những rung động thẩm mỹ tinh tế của người đọc cần dựa trên cơ sở hiểu biết có căn cứ... nếu không chỉ là "sự thích thú đau khổ". Như thế, vấn đề là cần hiểu đúng về đọc hiểu; từ đó phân hóa, phân cấp được các yêu cầu đọc hiểu sao cho phù hợp, khoa học... chứ không phải là chỉ cần dạy và kiểm tra đọc hiểu ở tiểu học.
Quan trọng hơn nữa là cần biết cách nêu câu hỏi (yêu cầu) về đọc hiểu. Cách nêu câu hỏi sẽ quyết định chất lượng của đề văn. Với cấp học trên, nhất là thi tú tài, không nên hỏi vụn vặt, quá đơn giản, sơ sài, chỉ chép lại văn bản; những yêu cầu mà 1 học sinh tiểu học cũng làm được. Thậm chí hỏi những câu vô nghĩa, hỏi chẳng để làm gì, không đúng các yêu cầu của đọc hiểu văn bản, bỏ qua các đặc điểm thể loại...như thế thì phản tác dụng và chỉ thấy đọc hiểu là... buồn cười.
Rất tiếc là hiện nay cách hỏi trong các đề thi, kiểm tra từ địa phương đến Trung ương, ngay cả đề thi trong các kì thi quốc gia quan trọng nhất, loại câu hỏi đọc hiểu này còn khá phổ biến; cách ra đề nghị luận văn học thì vẫn chưa có gì đổi mới. Hiện trạng đó làm cho dư luận hiểu sai về yêu cầu đọc hiểu văn bản; giáo viên và học sinh giỏi chán nản vì bị cào bằng; việc dạy và học Ngữ văn nói chung và đọc hiểu nói riêng tiếp tục không đúng hướng... Đó cũng lại là một nỗi buồn khủng khiếp!./.
Ấn tượng Hành trình trên đất Chín rồng của học sinh THPT Trong buổi báo cáo dự án Hành trình trên đất Chín rồng, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) đã mang đến một cái nhìn toàn diện về vùng đồng bằng sông Cửu Long, hội chợ nông sản và mô hình nhà, biệt thự thích nghi với bão lũ. Sáng 27-3, sân trường THPT Lê Quý Đôn ngập tràn những gian hàng...