Làm gì để đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ nước ngoài?
Khó khăn trong việc đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài khiến không ít doanh nghiệp nản chí giữa chừng…
Việc tiếp cận hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam đã không hề đơn giản huống hồ tiếp cận hệ thống phân phối nước ngoài tại nước ngoài.
Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam đã khó và càng khó hơn khi tiếp cận được hệ thống của họ tại nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp nản chí, từ bỏ giữa chừng. Song theo đại diện Bộ Công Thương, nếu vào được những hệ thống này, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ ở một vị thế mới.
Tại hội thảo “Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của Tập đoàn Aeon”, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Hà Nội cho rằng, Nhật Bản là thị trường yêu cầu cao nhất về mặt chất lượng sản phẩm, thậm chí cao hơn các quốc gia khác như Hoa Kỳ, EU… Ngoài ra, hàng loạt các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, an toàn thực phẩm tại Nhật cũng rất chặt chẽ…
Nhiều doanh nghiệp nản chí
Đã và đang cùng Bộ Công Thương tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam sang tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ trên nhiều hệ thống phân phối nước ngoài, điều khiến bà Nguyễn Thị Mai Anh trăn trở là sự nhụt chí của doanh nghiệp. Bà chia sẻ, thực tế nhiều doanh nghiệp ban đầu rất háo hức tham gia, nhưng sau vài lần thì từ bỏ do nhiều lý do. Đáng lo ngại, tình trạng này không chỉ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn.
Bà Mai Anh cho rằng, việc tiếp cận hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam đã không hề đơn giản huống hồ tiếp cận hệ thống phân phối nước ngoài tại nước ngoài. Aeon là tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản, để vào được hệ thống này, doanh nghiệp phải chuẩn bị hành trang về chất lượng, sản phẩm và giá thành. Chính vì thế, sự quyết định thành công chủ thể là doanh nghiệp.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương, nhìn nhận, việc đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của Aeon nói riêng và các hệ thống phân phối nước ngoài là một quá trình rất dài và đòi hỏi phải làm ăn bài bản từ phía doanh nghiệp. Nhưng bù lại, nếu đưa được sản phẩm vào hệ thống phân phối nước ngoài, doanh nghiệp sẽ có một thị trường rộng lớn, bền vững và nâng cao được uy tín thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông Shiotani Yuichiro, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon TopValu Việt Nam cũng cho biết, hiện nay thị phần xuất khẩu của một số nước như Myanmar, Campuchia sang Nhật qua hệ thống Aeon tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam. Một trong những nguyên nhân là do nguyên vật liệu, những sản phẩm hỗ trợ cho sản xuất của Việt Nam phần lớn nhập từ các nước thứ ba như Trung Quốc.
Chính vì vậy, cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam chủ yếu vẫn là chi phí nhân công. Đây cũng là điểm yếu của Việt Nam. Một nguyên do nữa, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chưa đáp ứng được số lượng đơn hàng bởi sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hơn nữa, mẫu mã sản phẩm Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa ổn định… cũng khiến lợi thế của hàng hoá Việt Nam giảm.
Ông Shiotani Yuichiro cũng cho hay, mục tiêu của Aeon là muốn đặt hàng các nhà cung cấp Việt Nam số lượng lớn. Hiện tại, Aeon đang có chính sách không chú trọng giá thành mà nâng cao sản lượng bán ra. Chính sách này bắt đầu áp dụng từ tháng 3/2017 và lượng hàng bán ngày càng nâng cao.
“Chúng tôi đưa ra chính sách chuyển vùng nguyên liệu từ nhà cung cấp Trung Quốc với giá tương đối cao sang vùng nguyên liệu rẻ hơn như Campuchia, Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ đặt hàng khối lượng lớn với các quốc gia này. Một số mặt hàng Aeon có kế hoạch mở rộng như socola, mỳ ăn liền, bánh chiên, hoặc các sản phẩm từ thịt gà, cá hồi…”, ông Shiotani Yuichiro cho biết.
Để nhận được đơn hàng từ hệ thống Aeon, ông Ikeda Masahito, Bộ phận Chất lượng, Tập đoàn Aeon cho rằng, doanh nghiệp phải thay đổi, thực hiện nhiều cải tiến để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu của Aeon.
Video đang HOT
Cụ thể, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội về nhân quyền, điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn đánh giá nhà máy về trang thiết bị đáp ứng chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm của Aeon (nếu doanh nghiệp có Chứng chỉ ISO140001 và SA8000 được miễn).
Đặc biệt, tuân thủ 13 quy tắc như: không sử dụng lao động trẻ em từ 14 tuổi trở xuống; không cưỡng bức, ép buộc, thúc bách, giam giữ người lao động; an toàn vệ sinh đối với người lao động; tuân thủ thời gian lao động của quốc gia đó nếu có làm thêm giờ thì phải trả thù lao xứng đáng; phúc lợi người lao động…
Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ 4 vấn đề: ngăn chặn không cho sản xuất ra phế phẩm trong quá trình sản xuất; đánh giá mức độ tin cậy của nhà cung cấp; xác nhận trang thiết bị sản xuất cũng như môi trường làm việc và cơ chế quản lý kiểm tra đối với vật thể nguy hiểm; kiểm chứng các quy trình nội bộ và những ghi chép.
Đại diện Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cũng nhấn mạnh, việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đòi hỏi các sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính này cả về kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đơn giá.
Để đạt được các yêu cầu đó, ngoài việc nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt cần phải nâng cấp về dây chuyền sản xuất, quy mô nhà xưởng, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng sản xuất và sản phẩm.
Theo VnE
7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn
Nếu như biết được những mẹo vặt nho nhỏ này thì quá trình chăm con của các mẹ sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.
1. Huấn luyện con dùng bô
Đây là một quá trình từng bước đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bô phải luôn ở cùng một nơi mà trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy và cha mẹ không nên bao giờ ép buộc trẻ.
Khi bắt đầu huấn luyện, đừng quên khen ngợi con bạn mỗi khi chúng ngồi bô. Kết quả không thành vấn đề dù con đi vệ sinh thành công hay ngồi bô mà vẫn mặc nguyên quần.
Bí kíp này được trích từ cuốn sách "Một đứa trẻ độc lập" hay "Làm thế nào để trở thành một bà mẹ lười biếng" của tác giả Anna Bykova.
2. Ngăn chặn cơn giận dữ của con
- Giấu tất cả những thứ mà con có thể chạm vào.
- Chỉ cho trẻ một vật mới hoặc hứa sẽ làm một điều gì đó thú vị hơn nữa. Anna chia sẻ "Tôi luôn mang theo một chai bong bóng bên mình, một quả bóng bay mà tôi có thể thổi lên trong trường hợp khẩn cấp hoặc đồ chơi nhỏ và rẻ tiền".
- Hãy thử cách tiếp cận và nói với con: "Tất nhiên con sẽ được làm điều đó nhưng sẽ phải đợi cho đến khi con lớn hơn một chút" hoặ c "Con có thể chơi nhưng trước đó, hãy ngủ một chút nhé!".
- Đề nghị một giải pháp thay thế và trẻ sẽ cư xử theo cách bố mẹ muốn. Ví dụ: Bố mẹ có thể hỏi: "Con chọn chú lính đồ chơi hay ôtô trước?". Thật không may, kỹ thuật này không hoạt động lâu. Sau một độ tuổi nhất định, đứa trẻ có thể sẽ từ chối thực hiện cả hai hành động.
3. Quản lý cơn giận dữ của con
Nếu không thể ngăn cơn giận dữ của con, bố mẹ có thể làm như sau:
- Chuyển sự chú ý của con sang một thứ khác.
- Hãy giữ thói quen bình tĩnh. Ví dụ, mẹ có thể nhẹ nhàng thổi vào mắt con để lau khô nước mắt.
- Bố mẹ cũng có thể thử các phương pháp khác mà không có rủi ro về sức khỏe của trẻ. Đừng mắng con hoặc nhốt chúng một mình trong phòng. Thay vào đó hãy chia sẻ cảm xúc của mình ra: "Bố mẹ nghĩ con muốn khóc ngay bây giờ. Khi nào con khóc xong, chúng ta sẽ làm một số điều vui vẻ hơn nhé!".
4. Cho một đứa trẻ kén ăn ăn
- Khi mẹ cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và nhiều màu sắc, hãy nhớ điều quan trọng nhất là không cố gắng thuyết phục chúng. Hãy để con thực sự đói. Sự thèm ăn luôn tốt hơn khi nó liên kết với những cảm xúc tích cực.
- Nếu để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn, hãy cho chúng cơ hội thử các nguyên liệu khác nhau và chọn sản phẩm ở siêu thị, mẹ sẽ không bao giờ phải đối mặt với vấn đề kén ăn nữa.
- Khi mẹ muốn cho con ăn nhiều hơn thực tế chúng cần, hãy dành chút thời gian và suy nghĩ: Tại sao tôi lại làm thế? Có phải từ khuôn mẫu đã có trước đây không? Hay tôi sợ rằng đứa trẻ vẫn đói?... Trẻ ăn khi chúng đói. Nuôi con bằng vũ lực không phải là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của cha mẹ.
5. Kích thích sự thèm ăn của con
Nếu đứa trẻ không ăn bất cứ thứ gì trong bữa ăn, thì hãy cho chúng ăn đồ ăn nhẹ giữa các bữa. Cố gắng tránh các sản phẩm có hương vị nhân tạo. Khi đứa trẻ đã quen với chúng thì thực phẩm lành mạnh sẽ có mùi vị kém hấp dẫn. Cho trẻ ăn ít đồ ngọt và cho con đi bộ thường xuyên hơn để giúp chúng trở nên năng động. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự thèm ăn.
6. Cho con đi ngủ
Anna chia sẻ những quan sát và phương pháp của riêng cô mà cô đã sử dụng khi làm việc trong một lớp mẫu giáo.
- Liệu pháp định hướng cơ thể: Mẹ ngồi trên ghế cạnh giường con, đặt một tay lên đùi con, nhẹ nhàng cố định chân của con và tay kia đặt lên vai con. Sau đó mẹ thực hiện những động tác lắc lư rất nhẹ nhàng. Kỹ thuật này cho phép con đạt được sự thư giãn cơ bắp, cũng như làm dịu hệ thống thần kinh.
- Nhịp thở: Đặt tay lên cơ thể trẻ, mẹ cố gắng bắt chước hơi thở của chúng. Mẹ dần dần bắt đầu thở sâu hơn. Rồi rung rung con một chút. Nhờ thở sâu và chuyển động nhẹ nhàng, những đứa trẻ sẽ ngủ thiếp đi nhanh chóng.
- Đọc sách: Khi mẹ đọc một cuốn sách thì điều cần thiết là đọc chậm, tạm dừng để làm cho hơi thở trở nên trơn tru và dần dần làm chậm tốc độ nói. Nếu mẹ làm điều này đúng, mẹ sẽ nhận thấy sự chậm lại trong hơi thở của người nghe.
7. Cho trẻ quen ngủ một mình
- Hãy cho con tiếp xúc với một biểu tượng của một giấc ngủ bình tĩnh. Nó có thể là một món đồ chơi mà trẻ sẽ ôm khi ngủ. Và nó sẽ dễ dàng giúp con ngủ không chỉ trên giường mà ở bất cứ nơi nào.
- Chuyển đến một chiếc giường mới cùng nhau. Nếu đứa trẻ đã ngủ với bố mẹ, người mẹ có thể ngủ với chúng trên giường mới ngay từ đầu. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ quen với chiếc giường mới cùng với mẹ của chúng, và rồi cuối cùng sẽ sẵn sàng ngủ một mình.
- Mẹ có thể chọn ra những tấm ga trải giường mới hoặc một số phụ kiện khác cùng với con: Những ngôi sao phát sáng trên trần nhà, đèn ngủ dễ thương... là những lựa chọn hoàn hảo.
Nguồn: Brightside
Mỹ thúc đẩy cấm cửa Huawei và ZTE Mỹ đang đẩy mạnh kêu gọi các đồng minh châu Âu cùng 'cấm cửa' thiết bị mạng 5G được cung cấp bởi các tập đoàn Trung Quốc là Huawei và ZTE do lo ngại vấn đề bảo mật. AFP Ngày 9.4, Bloomberg dẫn lời ông Rob Strayer, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh mạng, cho rằng một...