Lạm dụng tình dục học đường: Thực trạng đáng báo động toàn thế giới
Thầy giáo lạm dụng tình dục nhiều cô bé chỉ 6,7 tuổi tại Mỹ, hay cô giáo quan hệ với 11 học sinh nam là những con số biết nói.
Hình minh họa
Giáo dục là một nghề cao quý, xã hội đặt niềm tin rất lớn vào những người dành cả cuộc đời để dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ.
Thật không may, một tỷ lệ nhỏ những nhà giáo dục, bao gồm giáo viên, chuyên viên tư vấn, nhân viên trường học,…lại sử dụng vị trí, công việc của mình để khai thác, lạm dụng các em học sinh hòng thỏa mãn dục vọng thấp hèn.
Hồi cuối năm 2018, cảnh sát thành phố Omaha ( bang Nebraska, Mỹ) đã bắt giữ nam giáo viên Gregory Sedlacek, dạy lớp 1, với cáo buộc xâm hại tình dục học sinh 7 tuổi. Kết quả điều tra sau đó cho thấy đối tượng này còn xâm hại 4 nạn nhân 6 tuổi khác.
Trước đó, đường dây nóng về lạm dụng tình dục của bang Nebraska nhận cuộc gọi từ một số giáo viên trường Fontenelle. Hai giáo viên cho biết họ đã chứng kiến đối tượng này có những tiếp xúc không phù hợp với học sinh nữ tại sân chơi của trường.
Trên thực tế, tội phạm tình dục không hiếm ở Mỹ, mà đặc biệt là hành vi lạm dụng tình dục đối với học sinh trong các trường học, cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, mối đe dọa về sự kỳ thị xã hội thường ngăn các nạn nhân nhỏ tuổi lên tiếng về việc bị hãm hiếp và lạm dụng tình dục. Do đó, tình trạng này bị giấu nhẹm đi trong nhiều năm.
Theo thống kê năm 2014, khoảng 9,6% học sinh ở Mỹ từng bị giáo viên, huấn luyện viên hoặc nhân viên quản lý lạm dụng tình dục. Tỷ lệ này ở bang California gia tăng hàng năm ở mức độ đáng báo động.
Năm 2013, Armando Gonzalez, giáo viên Trường tiểu học El Sereno ở thành phố Los Angeles, bị cáo buộc lạm dụng tình dục 15 học sinh. 3 nạn nhân trong đó mới từ 8 đến 10 tuổi.
Video đang HOT
Trước đó một năm, cảnh sát Mỹ đã bắt Mark Berndt, giáo viên Trường tiểu học Miramonte vì cưỡng hiếp 23 học sinh nam tuổi từ 7 đến 10, thu giữ 40 bức ảnh khiêu dâm. Cùng năm, đồng nghiệp của Berndt, Martin Springer, cũng bị bắt vì có hành vi tình dục với học sinh.
Dù theo thống kê, các nhà giáo dục nam giới thường phải chịu trách nhiệm cho loại hành vi này, nhưng trong những năm gần đây, một số trường hợp cao cấp về hành vi sai trái tình dục của một số giáo viên nữ đã được truyền thông đưa tin.
Nổi bật là vụ việc xảy ra tại Mỹ năm 2011 khi một giáo viên trung học đã bị phát hiện có quan hệ tình dục với 11 nam thiếu niên chỉ trong vòng 3 tháng.
Vụ bê bối của giáo viên Cindy Clifton, 41 tuổi đã bị phát giác và làm chấn động cả nền giáo dục nước Mỹ, nhiều người cho rằng đây là nữ giáo viên tồi tệ nhất với những hành vi đồi bại không thể chấp nhận được.
Các điều tra viên cho biết Cindy Clifton đã chuốc rượu các học sinh của mình và giở trò đồi bại ngay tại nhà riêng của cô ta ở Covington, Tennessee. Rất nhiều học sinh được cho là bạn của con gái Cindy Clifton. Các nạn nhân của Cindy Clifton đều ở độ tuổi từ 14 đến 17.
Khi nạn lạm dụng trẻ em trở thành thảm kịch quốc gia
Đó là câu chuyện của xứ sở Chuột túi, Australia. Sau cuộc điều tra kéo dài 5 năm về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, với sự tham gia của hơn 8.000 nạn nhân, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nói lời xin lỗi quốc gia xin lỗi quốc gia đối với các nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục trẻ em.
Ủy ban điều tra Hoàng gia này do cựu Thủ tướng Australia Julia Gillard thành lập năm 2012 đa phát hiện hàng chục nghìn vụ trẻ em bị lạm dụng khi điêu tra hàng nghìn cơ sơ khac nhau, bao gôm viên mô côi, trương hoc, nha thơ, cac nhom hương đao va cac câu lac bô thê thao co tô chưc.
Tuy nhiên, điều đáng báo động nhất mà Ủy ban điều tra đưa ra là đa số các nạn nhân không dám tiết lộ chuyện họ bị lạm dụng, chủ yếu do xấu hổ, lo lắng tới phẩm giá, bị trả thù hay đơn giản chỉ là không được người khác lắng nghe vì bị coi “là chuyện con nít”.
Thảm kịch này đã cho thấy, ở các quốc gia phát triển, tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em vẫn đang diễn ra và ngầm ngầm len lỏi vào nhiều nơi trong xã hội. Đây được xem như lời cảnh tỉnh cho bất cứ xã hội nào bởi vấn nạn này không chỉ xảy ra ở riêng Australia.
Chính phủ cần kết hợp các nhà trường thiết lập chương trình quốc gia để nâng cao nhận thức cho học sinh các cấp về vấn đề lạm dụng tình dục học đường (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để chống l ạm dụng tình dục len lỏi vào trường học?
Một hệ thống trường học hiệu quả đòi hỏi các chính sách rõ ràng và luật pháp nghiêm ngặt để đảm bảo trẻ em có một môi trường trường học an toàn mà không bị giáo viên và bạn học lớn tuổi tấn công tình dục.
Các chính sách phải được mọi người biết đến rộng rãi và được chấp nhận, bao gồm cả học sinh và được thực thi hiệu quả bởi cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhà trường cần phải kết hợp với cơ quan chức năng thực hiện các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự hiểu biết về nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong trường học.
Về phía chính phủ, nhiều kiến nghị tại các quốc gia đã được đưa ra, trong đó có viêc sửa đổi chính sách, siết chặt các quy định, thiêt lâp môt văn phong toan quôc vê an toan cho tre em, những trung tâm giám sát các cơ sở, tổ chức liên quan tới trẻ em.
Ngoài ra, các nhà hoạt động về trẻ em cũng khuyến nghị chính phủ các quốc gia thiết lập một chương trình giáo dục toàn quốc, những trung tâm giúp đỡ, huấn luyện để nâng cao nhận thức cho trẻ em và người dân về vấn đề này cũng như hậu quả mà nó gây ra.
Theo baogiaothong
Chứng chỉ hành nghề với giáo viên: Lo ngại nguy cơ dạy thêm, học thêm
Xoay quanh những góp ý cho sửa luật Giáo dục trong phần "nội dung nhà giáo" gần đây đã có ý kiến đề xuất, Giáo viên dù đã và đang giảng dạy đều phải được cấp Chứng chỉ hành nghề (CCHN). Đề xuất này đang vấp phải nhiều phản ứng khác nhau trong các thầy cô giáo.
Chiều 27-1, qua trao đổi, PV báo CAND cũng nhận được một số chia sẻ từ nhiều người làm nghề giáo. Trong đó, nhiều ý kiến đưa ra rằng: Không cần thiết phải "đẻ" thêm ra một loại giấy phép con trong hoạt động GD-ĐT vốn đã luôn có quá nhiều thay đổi như thời gian vừa qua.
Một Giáo viên Tiểu học thuộc P.9 Quận Phú Nhuận chia sẻ: "Tôi được biết, việc cấp CCHN Sư phạm được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng với nước ta thì đề xuất này lại thực sự đang vấp phải nhiều phản ứng, phần nhiều do nghi ngờ tính minh bạch của quá trình cấp chứng chỉ này. Ngoài ra, quan trọng nhất là quá trình giảng dạy từ lúc còn là giáo sinh mới ra trường tới khi được đứng trên bục giảng chính thức với mỗi giáo viên đã là có một quá trình thử thách. Quá trình này được giám sát chặt về qui chế chuyên môn, về đạo đức hành nghề, chúng tôi cho rằng, đã quá đủ cho một cuộc sát hạch tốt nhất mà không cần đến mảnh giấy xác nhận nào nữa".
Giáo viên trong 1 tiết giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh của một trường Tiểu học TPHCM.
Chia sẻ với PV báo CAND về vấn đề này, bà Đỗ Thị Hoa- nguyên phó Phòng Giáo dục đào tạo quận Gò Vấp, TP HCM phân tích khá nhiều vấn đề. Bà Hoa dẫn giải: "Trong hành trình để đi tới các bài giảng có chất lượng, truyền đạt kiến thức tới học sinh, giữa hai chủ thể ở đây là giáo viên - học sinh mà chúng ta gọi là quá trình "tương tác" này để nhằm xây dựng, hình thành nên tình thầy trò, sự hiểu dần nhau, xây dựng được mối thiện cảm, sự quan tâm tới nhau hàng ngày giữa thầy cô và học sinh. Cùng nhau học tập, trau dồi kiến thức. Qua đó, người giáo viên ngày càng có thêm tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy cho riêng mình với lớp học của riêng mình. Quá trình dần trang bị thêm cho thầy cô ngày càng trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn và toàn diện hơn về nghề nghiệp. Trong các tiết dạy, trong từng tuần, từng tháng, từng quí tới hết một học kì rất rõ ràng, tay nghề cô lên, kiến thức trò nhiều thêm. Điều này thể hiện rất rõ trong câu đúc kết của cha ông ta: "Thầy già con hát trẻ". Tức là người thầy càng nhiều năm hoạt động giảng dạy thì càng có nhiều kinh nghiệm quí báu. Đó chính là CCHN với mỗi người làm nghề giáo. Mỗi nhà giáo phải tự khẳng định mình sau khi đã được xét hồ sơ, thi công chức tuyển vào mỗi trường.
Cũng theo bà Hoa, với năm thứ 2 hệ Cao đẳng, mỗi giáo sinh phải qua giai đoạn "kiến tập", năm thứ 3 là "thực tập". Còn với ĐH sư phạm thì từ năm thứ 2 tới hết 4 năm học là năm nào cũng đi thực tập. Cho tới khi thi công chức, có tiết dạy đầu tiên, qua năm đầu tập sự mới được hưởng lương tập sự. Chưa kể hàng tuần, giáo viên mới phải dự giờ đồng nghiệp để học hỏi thêm. Ít nhất mỗi tháng phải có 4 tiết mời người dự giờ. Theo bà Hoa, nói ra như vậy để thấy, một người trước khi được coi là giáo viên chính thức, có lương ngạch bậc thì đã được rèn luyện khá nhiều thử thách về tay nghề chuyên môn. Mỗi giáo viên phải tự lên tiết dạy mời giáo viên trong tổ chuyên môn cùng dự, có chấm điểm của Hiệu phó phụ trách chuyên môn, hoặc hiệu trưởng. Sau đó mới được đánh giá có đạt yêu cầu của nhà trường hay không để có quyết định chính thức là giáo viên của nhà trường. "Tất cả những thử thách đó gấp rất nhiều lần cái gọi là "CCHN" . Bà Hoa kết luận.
Theo một ý kiến khác của một Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học thuộc phường 17, Gò Vấp, vị này còn tỏ ý lo ngại rằng, việc cấp CCHN cho Nhà giáo sẽ nảy sinh một mối lo, đó là liệu có phát sinh ra "vấn nạn" dạy thêm học thêm tràn lan hay không.
Theo vị này phân tích, hiện cũng có ý kiến cho rằng, nên chăng sau đề xuất CCHN thì cũng nên cho thành lập, cho ra đời một Hiệp hội giáo dục đào tạo nghề nghiệp của những nhà giáo, nhất là nhà giáo hưu trí muốn tiếp tục có cuộc sống giảng dạy nếu họ muốn. Nhưng việc ra đời của Hội này cùng với Thẻ CCHN có trong tay, sẽ nảy sinh một mối lo ngại đó là tình trạng đi mở trường học tùm lum vì mục đích kinh doanh giáo dục. Vì có CCHN cũng như được trao một cái "quyền" thích mở cơ sở dạy thêm hay không là tuỳ ý. Vậy chất lượng giảng dạy ở trường tất yếu bị ảnh hưởng khi mà giáo viên cứ đi ra ngoài dạy, mở dạy thêm. Bỗng dưng hàng loạt nỗ lực của ngành thời gian qua về các chương trình chế tài, những nỗ lực rất lớn để cố gắng dẹp vấn nạn dạy thêm-học thêm có dịp bùng phát trở lại một cách công khai vì đã có lá bùa" CCHN".
Khi ấy, người chịu thiệt trước hết là PH và các em học sinh. Quyền lợi của người học sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng vì những đề xuất, tham mưu chưa có sự nghiên cứu đồng bộ, nhìn trước, ngó sau. Vô hình chung, CCHN sẽ "bật đèn xanh" cho một hoạt động trái phép trong ngành mà bao lâu nay nỗ lực rất nhiều mà ta chưa dẹp bỏ được. Theo tôi, muốn thực hiện bất cứ điều gì, sự thay đổi gì trong ngành giáo dục đều phải thực hiện đồng bộ, có nghiên cứu kỹ càng, chứ không thể theo một vài ý kiến cá nhân người này người kia trong ngành... Chưa kể, khi đề xuất việc cấp, thi CCHN cho giáo viên thì người đưa ra có nghĩ tới việc đơn vị nào, đủ điều kiện để đứng ra cấp CCHN cho nhà giáo?. Trong khi Điều lệ của trường học cũng đã có những qui định nghiêm ngặt về chuẩn giáo viên Tiểu học, chuẩn giáo viên THCS, THPT, vậy việc "đẻ" ra thêm giấy CCHN này là thừa và không cần thiết...
Huyền Nga
Theo cand
Liên tiếp những vụ thầy giáo lạm dụng tình dục học sinh: Xin đừng im lặng! TS Xã hội học Thân Trung Dũng cho rằng: "Trẻ em bị lạm dụng tình dục thường có nhiều hành vi lệch chuẩn trong tương lai thậm chí không coi trọng chính bản thân mình, dễ chấp nhận lối sống buông thả, để lại nỗi đau, sự ám ảnh trong suốt cuộc đời. Vì thế đừng im lặng, im lặng là tiếp tay...