Làm chủ kỹ thuật, ghép nối thành công nhiều bộ phận cơ thể đứt rời phức tạp
Năm 2023, tại các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận hàng trăm trường hợp người bệnh đứt rời các phần cơ thể như tay chân, da đầu, môi mũi tai, dương vật do các nguyên nhân tai nạn khác nhau.
Nhiều trong số đó đã được nối liền, đem lại cơ hội hồi phục gần như ban đầu.
Nối bàn tay đứt lìa cho các em nhỏ do tai nạn
Tối 29/9/2023, bệnh nhi N.M.A (xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) được đưa vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng bàn tay phải đứt lìa.
Theo lời kể của gia đình, trong lúc đang chơi, cháu bé vô thức cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa. Cháu bé được sơ cứu tại địa phương sau đó chuyển đi cấp cứu.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện nối bàn tay đứt rời cho bệnh nhi. Ảnh BVCC
Theo BSCKII. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ, đây là ca bệnh hiếm mà bệnh viện tiếp nhận. Sau hơn 5h phẫu thuật, các bác sỹ đã nối bàn tay phải bị đứt rời thành công cho bệnh nhi. Tới sáng 1/10, cháu bé đã ổn định, uống được sữa và giao tiếp được với người thân.
Trước đó, ngày 13/4/2023, thông tin từ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, các bác sỹ của đơn vị này đã phẫu thuật thành công nối bàn tay phải bị đứt lìa cho một bé trai 5 tuổi bị tai nạn giao thông.
Theo đó, trong lúc đang đi bộ trên đường, bé trai này bất ngờ bị một xe gắn máy tông vào dẫn đến tình trạng toàn thân bị trầy xước, bàn tay phải bị đứt rời. Trước tình trạng của bệnh nhi, các bác sỹ đã kích hoạt báo động đỏ, khẩn cấp phối hợp các khoa, phòng để đưa trẻ đến phòng mổ trong thời gian sớm nhất để nối lại bàn tay đứt lìa. May mắn ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Video đang HOT
Người bệnh vào viện với… cả hai cẳng chân bị đứt rời
Ngày 7/4/2023, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về một ca bệnh hiếm gặp nhập viện trong tình trạng đứt rời cả hai cẳng chân. Cụ thể, anh Đ.H.H. (38 tuổi, Thái Bình) trong lúc đang sửa máy, do bất cẩn đã đứng vào trong khuôn ép của máy ép vải sợi khi đóng cầu dao thử máy.
Lập tức khuôn ép cắt đứt rời 2 cẳng chân và được công nhân phân xưởng sơ cứu băng cầm máu tại chỗ, sau đó được chuyển thẳng đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tại đây, bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật được triển khai với 2 kíp mổ liên tục trong khoảng 6 giờ. Sau phẫu thuật bệnh nhân chuyển về khoa hồi sức cấp cứu để theo dõi và điều trị hồi sức do lượng máu mất nhiều ngay sau khi bị thương và tình trạng tái tưới máu của hai cẳng chân đứt rời sau trồng lại. Sau 2 ngày nằm hồi sức, bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị.
Người bệnh vào viện với cả hai cẳng chân bị đứt rời. Ảnh BVCC
“Cứu” dương vật bị cắt lìa cho người đàn ông
Ngày 5/5/2023, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã phẫu thuật nối thành công dương vật cho 1 bệnh nhân bị cắt đứt lìa.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng Khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Đ.V.T. (43 tuổi, ngụ Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) trong tình trạng bị đứt lìa sát gốc toàn bộ dương vật với tinh hoàn, mất máu nhiều, phần dương vật bị đứt lìa được ướp đá mang theo.
Ngay sau đó, ê-kíp bác sỹ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật khâu nối dương vật và các mạch máu cho bệnh nhân. Quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn vì dương vật và tinh hoàn bị cắt sát gốc, không có miệng nối, vết cắt nham nhở, bầm dập.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nhập viện muộn, hơn 8 giờ kể từ khi dương vật bị cắt khiến việc phẫu thuật rất khó khăn. Quá trình phẫu thuật, bệnh viện đã truyền cho bệnh nhân 700ml máu. Sau gần 2 giờ, ca phẫu thuật kết thúc và tình hình bệnh nhân có diễn biến tốt.
Làm chủ kỹ thuật
Theo các bác sĩ, hàng năm các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận hàng trăm trường hợp người bệnh đứt rời các phần cơ thể như tay chân, da đầu, môi mũi tai, dương vật do các nguyên nhân tai nạn khác nhau. Trong đó có cả các trường hợp đặc biệt như vết thương đứt rời cả hai tay, hai chân hay phối hợp trong các bệnh cảnh đa chấn thương nặng khác.
Đây là những ca bệnh phức tạp, bởi đứt rời hai tay hoặc hai chân là các tổn thương nặng không chỉ đe dọa tính mạng người bệnh mà tổn thương mất cả hai tay hoặc hai chân cùng lúc là có thể ảnh nặng nề đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh sau này.
Để thực hiện những ca bệnh này, cần sử dụng kỹ thuật phẫu thuật rất tinh vi, để nối ghép những mạch máu, thần kinh nhỏ ở khắp nơi trên cơ thể. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề, kỹ năng phẫu tích khéo léo, thuần thục, nắm chắc về giải phẫu, hình thái cơ thể, kể cả mạch máu nhỏ.
Điều may mắn là hiện nay, các bác sĩ tại nhiều bệnh viện đã làm chủ được kỹ thuật, nối ghép được rất nhiều ca bệnh, giúp “hồi sinh” nhiều phần cơ thể bị đứt rời cho người bệnh.
Phẫu thuật thành công cho bé 18 tháng tuổi bị máy cắt lìa bàn tay
Trong lúc đang chơi, cháu bé 18 tháng tuổi cho tay vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa tay.
Tai nạn thương tích trẻ em gia tăng do sự bất cẩn của người lớn
Bệnh nhi N.M.A ở xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng bàn tay phải đứt lìa. Theo lời kể của gia đình, trong lúc đang chơi, cháu bé vô thức cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa. Cháu bé sau khi được sơ cấp cứu đã nhanh chóng được đưa lên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vào tối 29/9.
Theo BSCKII. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, đây là ca bệnh hiếm mà bệnh viện tiếp nhận. Sau hơn 5h phẫu thuật, các bác sỹ đã nối bàn tay phải bị đứt rời thành công cho bệnh nhi.
Tới sáng 1/10, cháu bé đã ổn định, uống được sữa và giao tiếp được với người thân.
Các bác sĩ phẫu thuật nối tay cho bệnh nhi.
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện thường tiếp nhận trẻ bị tai nạn thương tích, nhiều ca rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Những trường hợp trẻ bị đứt rời chi thể trong lúc vui chơi không phải hiếm gặp.
Các bác sĩ cho biết, thời gian vàng để cứu sống chi thể đứt rời, theo y văn thì có thể đến 12h tính từ khi bị đứt cho đến khi khôi phục thành công tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời, tuy nhiên chức năng có thể hạn chế. Thời gian lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6h tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ khôi phục được tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời (nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn với thời gian từ lúc bị đứt đến lúc vào tới khoa cấp cứu) nếu chi thể được bảo quản đúng cách.
Nhưng nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích độc chất vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân, do vậy bệnh nhân đến trễ thường phải bỏ phần chi bị đứt.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may trẻ bị đứt rời chi thể, phụ huynh cần bình tĩnh, cầm nắm nhẹ phần chi thể bị đứt, rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất).
Bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi ni lông mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thể thấm vào.
Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa là để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
Chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật vi phẫu trồng chi thể đứt lìa, tránh đi lòng vỏng lãng phí thời gian vàng để có thể cứu sống chi thể.
Hỗ trợ kiến thức cho 36 bác sĩ ĐBSCL về phẫu thuật cột sống ít xâm lấn Các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được các chuyên gia cập nhật kiến thức y khoa về các phương pháp phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu, giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, sớm hồi phục hơn. Chiều 31.7, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết bệnh viện...