Lại thêm 2 thanh niên bị bán qua Campuchia, muốn về phải nộp tiền chuộc
Hai thanh niên trẻ người Vân Kiều ngụ ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị phải kêu cứu với gia đình vì bị lừa bán qua Campuchia, muốn về gia đình phải nộp 85 triệu tiền chuộc.
T., 17 tuổi, tại Hướng Hóa vừa được mẹ chuộc về sau gần 10 ngày bị lừa bán qua Campuchia – Ảnh: QUỐC NAM
Ngày 17-6, thượng tá Hoàng Văn Trung – trưởng Công an huyện Đakrông – cho biết đơn vị đang phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương xác minh, tìm kiếm hai người trú tại địa bàn được cho là bị bán sang Campuchia.
Video đang HOT
Trước đó, Công an huyện Đakrông nhận được đơn trình báo của gia đình hai người gồm Hồ Văn T. (19 tuổi) và Hồ Văn H. (18 tuổi, cùng trú thôn Ly Tôn, xã Tà Long, huyện Đakrông). Trong đơn, hai gia đình này trình báo về việc T. và H. bị lừa bán sang Campuchia và muốn về phải chuộc số tiền lớn.
Công an huyện Đakrông sau đó đã tiếp xúc với gia đình của hai thanh niên để nắm bắt thông tin ban đầu. Theo đó, qua mạng xã hội Zalo, hai người này có quen một người có tên tài khoản là “Phan Anh” và được “Phan Anh” rủ đến TP.HCM làm việc với mức lương cao.
Ngày 22-5, T. và H. bắt xe từ tỉnh Bình Dương đến bến xe An Sương tại TP.HCM thì được nhóm của “Phan Anh” đưa sang Campuchia làm việc.
Đến ngày 28-5, T. và H. liên lạc về cho gia đình, thông báo hiện cả hai đang làm việc tại khu Chinatown building thuộc tỉnh Sihanoukville của Campuchia. Những người này yêu cầu T. và H. nếu muốn về Việt Nam thì gia đình mỗi người phải chuyển sang số tiền 85 triệu đồng để chuộc.
Sau khi có xác minh ban đầu, Công an huyện Đakrông đã chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Bình Dương, đề nghị xác minh, điều tra.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, từ giữa tháng 5, T. (17 tuổi, trú huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang làm việc cho một cửa hàng ở Hà Nam thì được một thanh niên cùng xóm trọ rủ rê đi làm cho một công ty máy tính ở tỉnh Tây Ninh với mức lương 25 triệu đồng mỗi tháng. T. được thanh niên này đưa vào Tây Ninh cùng 7 người khác. Và sau đó, cả 8 người cùng bị bán qua Campuchia làm việc. Không chấp nhận làm công việc lừa đảo trên mạng, cả nhóm được ra điều kiện muốn về phải có tiền chuộc.
Nhiều trường hợp bị lừa sang Campuchia làm việc rồi đòi tiền chuộc
Ngày 16/6, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết, đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương xác minh, tìm kiếm 2 trường hợp ở thôn Ly Tôn, xã Tà Long, huyện Đakrông bị đối tượng xấu lừa giới thiệu việc làm rồi bán sang Campuchia.
Trước đó, Hồ Văn Tuấn (SN 2003) và Hồ Văn Hải (SN 2004, đều trú thôn Ly Tôn, Tà Long) vào tỉnh Bình Dương để làm việc. Thông qua mạng xã hội Zalo, Hồ Văn Tuấn có quen biết với một người có tài khoản Zalo là "Phan Anh" và được "Phan Anh" rủ lên TP Hồ Chí Minh làm việc với mức lương cao thì cả hai người trên đồng ý. Ngày 22/5 vừa qua, Hồ Văn Tuấn và Hồ Văn Hải bắt xe từ tỉnh Bình Dương đến bến xe An Sương tại TP Hồ Chí Minh thì được nhóm của "Phan Anh" đưa sang Campuchia làm việc.
Ảnh minh họa: Nhiều gia đình đang là nạn nhân của tình trạng môi giới việc làm trái phép.
Ngày 28/5, Tuấn và Hải liên lạc về cho gia đình thông báo hiện tại đang ở tại khu Chinatown building thuộc tỉnh Sihanoukville của Campuchia. Những người này yêu cầu Tuấn và Hải nếu muốn về Việt Nam thì gia đình mỗi người phải chuyển sang số tiền 85 triệu đồng để chuộc người về.
Theo Thượng tá Hồ Sỹ Nhung, Trưởng Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, trên địa bàn từng xảy ra sự việc tương tự. Cụ thể, ngày 30/5/2022, Công an huyện Hướng Hóa nhận được tin báo của ông Trần Anh Tuấn (SN 1978, trú khối 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa) với nội dung: Vào đầu tháng 5/2022, thông qua mạng xã hội, em Trần Bảo Nam (SN 2005, trú khối 6, Khe Sanh) được tuyển dụng lao động vào Tây Ninh làm việc với mức lương cao. Tuy nhiên, ngày 30/5/2022, em Nam báo về cho gia đình, rằng khi em vừa vào tới Tây Ninh đã bị đối tượng xấu lừa đưa sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch và bán cho một công ty.
Công ty này nằm trong khuôn viên của một tòa nhà khép kín, có tường rào cao xung quanh, có mấy chục người bảo vệ được trang bị súng và roi điện canh giữ. Họ dạy cho những người bị lừa đưa đến đây cách lừa đảo tiền qua các trang mạng. Họ nói rằng, công ty đã bỏ ra một số tiền lớn để mua nhân viên về làm việc này và phải làm trong 6 tháng để trả nợ. Nếu không đồng ý làm thì người nhà phải nộp tiền để chuộc về. Khi tìm cách bỏ trốn không thành công, Nam cùng các bạn đã bị bắt về lại và bị đánh đập bằng roi điện.
Sau một thời gian xác minh, điều tra và bằng sự giúp đỡ của Công an, hiện tại em Nam đã được đưa về với gia đình.
Khởi tố vụ án "ăn chặn" tiền của dân đi làm sổ đỏ Người dân xã Ba Lòng, huyện Đa krông (Quảng Trị) phải nộp mỗi trường hợp từ 10-20 triệu đồng cho lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai huyện và cán bộ địa chính xã mới nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), trong khi theo quy định nhà nước, người dân không phải nộp tiền. Ngày 10/3, Thượng...