Lại một thí sinh 29 điểm có nguy cơ không được vào trường công an
Dù thi đại học vào Học viện Công an nhân dân và đạt số điểm cao, nhưng đến khi thông báo nhập học và thẩm tra lý lịch, Ngà đã phải dừng làm thủ tục vì bố từng có tiền án.
Đó là hoàn cảnh của em Nguyễn Đức Ngà (học sinh lớp 12C4, trường THPT Nam Đàn 2, Nam Đàn, Nghệ An), đăng ký dự thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Kỳ thi vừa qua, Ngà đạt 29 điểm trên tổng số 3 môn. Thứ tự điểm 3 môn thi của Ngà là Toán: 9; Vật Lý: 9,5; Hóa Học: 9,5 và 1 điểm ưu tiên). Với số điểm này, Ngà đã trúng tuyển vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân, ngành Nghiêp vụ cảnh sát.
Giấy báo nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân của Ngà với tổng điểm 29.
Ngày 12/9 vừa qua, Ngà nhận được giấy thông báo nhập học của trường và làm các giấy tờ liên quan để ngày 22/9 sẽ ra trường để làm các thủ tục.
Tuy nhiên, khi công an huyện Nam Đàn thẩm tra lý lịch đã phát hiện bố của Ngà là ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án. Cụ thể, năm 1993, ông Hóa bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn tuyên phạt 9 tháng tù treo về tội “Cố ý gây thương tích”.
Với việc người bố mang án tích như trên, đồng nghĩa với việc Ngà sẽ không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.
Giờ đây, Ngà đang có nguy cơ bỏ lỡ giấc mơ làm một chiến sỹ công an nhân dân chỉ vì bố từng dính án khi còn là thanh niên.
Ông Hóa cho biết, sau khi thi hành xong án treo, ông mới lập gia đình và sinh con cái. Do chỉ bị án treo, ông Hóa vẫn ở nhà làm việc bình thường nên sau đó cũng quên luôn mà không nghĩ đến việc xóa án tích.
Đến ngày công an huyện Nam Đàn mời lên làm việc để thẩm tra lý lịch cho cậu con trai đi học, lúc này ông Hóa mới ngã ngửa khi nhớ lại việc mình từng dính án khi còn là thanh niên.
Video đang HOT
Được biết, sau kỳ thi đại học vừa qua, Ngà có số điểm cao nên đã được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh cùng với phần thưởng 10 triệu đồng.
Nghĩ con trúng tuyển vào trường Công an, gia đình ông Hóa vui mừng nên đã làm mâm cơm để hàng xóm cùng chung vui. Nào ngờ, Ngà đang có nguy cơ phải bỏ lỡ giấc mơ làm một chiến sĩ công an nhân dân.
Đại tá Cao Tiến Mai – Trưởng Công an huyện Nam Đàn xác nhận, việc thẩm tra lý lịch phát hiện bố của em Nguyễn Đức Ngà mang án tích là có thật. Ngay sau đó, công an huyện đã báo cáo lên công an tỉnh để có hướng xử lý.
Cũng theo Đại tá Mai, hiện việc hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan để em Ngà nhập học đang được dừng lại chờ ý kiến từ cấp trên.
Trước đó, báo chí cũng đã thông tin về trường hợp của em Bùi Kiều Nhi (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) dự thi vào ngành công an và đạt số điểm là 29, nhưng do người bố mang án tích từ khi chưa lập gia đình nên Nhi cũng không đủ tiêu chuẩn vào học.
Sau khi báo chí thông tin, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đã đồng ý chiếu cố để công an tỉnh Quảng Bình giải quyết cho em Bùi Kiều Nhi được nhập học tại Học viện Chính trị Công an nhân dân.
Nam sinh 29 điểm có thể trượt ngành CA: Phó Hiệu trưởng “cầu cứu”
theo Trí Thức Trẻ
Châu Á đang trở thành khu vực siêu cường của giáo dục Đại học
(GDVN) - Mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển về giáo dục Đại học.
LTS: Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp Hội Tư vấn giáo dục và Ngôn ngữ quốc tế - FELCA, bà Đào Liên Hương đưa ra nhìn nhận và đánh giá về dòng thác chuyển dịch của giáo dục toàn cầu.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.
Một bản báo cáo của Pricewaterhouse Coopers (PwC) đã dự đoán rằng, vào năm 2050, thế giới sẽ chứng kiến một sự đổi thay lớn của tiềm lực kinh tế toàn cầu - từ các nền kinh tế phát triển chuyển dịch sang châu Á và các nền kinh tế mới nổi.
Bản báo cáo của PwC được đưa ra vào tháng 2/2015, thì sau đó một tháng, Viên Giáo dục Mỹ IIE đã xuất bản cuốn sách: Châu Á - siêu cường giáo dục Đại học tiếp theo? Trong đó đưa ra những luận điểm về việc chuyển dịch của nền giáo dục Đại học thế giới sang Châu Á.
Cuốn sách chỉ ra rằng: chính sự chưa tương thích giữa sự phát triển kinh tế của Châu Á đã dẫn đến sự thay đổi của xã hội, việc ra đời ngày một nhiều tầng lớp trung lưu và sự mở cửa ra thế giới bên ngoài ,cũng như đi theo xu hướng thị trường của các nền kinh tế.
"Sự năng động này đã phản ánh rõ trong sự thay đổi của giáo dục Đại học, đặc biệt trong thời đại khi sự phát triển kinh tế tại nhiều nước trong khu vực châu Á đã gắn bó chặt chẽ với các sản phẩm trí tuệ, kỹ năng tiên tiến, và sự gia tăng nhu cầu giáo dục Đại học" - ông Rajika Bhanradi - Phó chủ tịch IIE phụ trách nghiên cứu đã nhận định như vậy.
Vào năm 2020, chỉ riêng Trung Quốc cũng sẽ chiếm 30% số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học có độ tuổi từ 25 - 34.
Mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển về giáo dục Đại học. (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Tại Ấn Độ - nước có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới dự báo sẽ cung cấp thêm 300 triệu người cho nguồn nhân lực thế giới trong hai thập kỷ tới - bằng tổng dân số của nước Mỹ!
Ngay trong chương mở đầu cuốn sách, hai giáo sư của trường Đại học Quốc gia Singapore đã viết thẳng thế này:
"Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á. Điều này không thể thay đổi và đảo ngược. Một sự đầu tư lớn và vững chắc vào giáo dục đã bắt đầu để đồng hành cùng sự phát triển kinh tế giúp sự hình thành thế kỷ Châu Á này."
Rõ ràng là các quốc gia trong khu vực đã có những chính sách và bước tiến nhằm cái cách và thúc đẩy giáo dục Đại học.
Trong đó có sự thay đổi về cách suy nghĩ trong việc lựa chọn trường - những trường hàng đầu ở Châu Á đã dần có vị trí trong sự lựa chọn của sinh viên tại khu vực này. - theo đánh giá của tạp chí University world news.
Alessia Lefebure - prof. của trường Đại học Columbia đã nhận định: "Sinh viên giờ đây không còn bị suy nghĩ sùng bái phương tây ngự trị nữa, và giáo dục Đại học cũng không nhất thiết phải bị cai trị và điều khiển bởi các trường danh giá của phương Tây".
Một loạt các nước Châu Á đang cố gắng chuyển mình để biến đất nước họ trở thành trung tâm của khu vực là một minh chứng cho việc này.
Sự thật hiển nhiên là các hệ thống giáo dục Đại học tại các khu vực trong châu lục đã ngày càng đi gần với nền giáo dục có tên tuổi và lâu đời hơn của phương Tây, và tầm ảnh hưởng của chúng trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng.
Đồng hành với chúng là những đầu tư lớn dành cho giáo dục, hội nhập khu vực, nhu cầu các nước được tiếp nhận sinh viên quốc tế, thông qua các chính sách học bổng và chương trình hợp tác song phương trong khu vực và toàn châu Á.
Chẳng hạn Trung Quốc, đã có những chương trình khuyến khích cấp học bổng cho sinh viên các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam... sang Trung Quốc học tập.
Hiện Trung Quốc cũng đang đứng hàng đầu trong danh sách lựa chọn của học sinh Việt Nam khi đi du học - khoảng hơn 5000 người/năm. Số lượng sinh viên Indonesia tại Trung Quốc cũng đang có khoảng 14.000 sinh viên, tăng 10% mỗi năm kể từ 2010.
Hàn Quốc trước đây là một trong những nước đứng đầu trong việc gửi sinh viên đi du học thì nay cũng đã giảm dần trong 3 năm trở lại đây.
Phần vì hệ thống các trường Đại học trong nước đang cải cách và phát triển vượt bậc so với trước đây với các phòng thí nghiệm hiện đại được hỗ trợ bởi các tập đoàn sản xuất lớn, phần vì Hàn Quốc đã có những chính sách khuyến khích các giảng viên, giảng viên giỏi đang giảng dạy tại Mỹ và các nước phương Tây trở về giảng dạy tại quê nhà...
Phần nữa vì một nguồn lớn sinh viên đang chuyển dịch sang các nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản.. số lượng sinh viên Hàn Quốc đang học tập tại Trung Quốc đã tăng 200% lên 62,855 vào năm 2012 so với năm 2003, so với tỷ lệ tăng 50% số du học sinh sang Mỹ - 73,351 trong cùng thời kỳ.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra chương trình nhằm giúp các trường Đại học trong trong nước đưa sinh viên Nhật bản tham gia chương trinh trao đổi sinh viên và thực tập sinh sang các nước xung quanh và lựa chọn 30 trường Đại học hàng đầu (mới chọn được 13 trường) vào nhóm G30 để tiếp nhận sinh viên quốc tế (dự kiến 320.000 sinh viên quốc tế trong 5 năm).
Sự tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và thị trường công việc hấp dẫn, đầy cạnh tranh của Hàn Quốc, Trung Quốc... và cuối cùng là giá cả hợp lý của nền giáo dục khu vực Châu Á đã góp tạo ra xu hướng dịch chuyển này.
Việt nam nằm giữa hai khu vực năng động và quan trọng của Kinh tế thế giới: Khu Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Chúng ta sẽ trở thành nguồn cung cấp sinh viên du học hay thu hút sinh viên tới du học sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa của các trường Đại học trong nước.
Phụ thuộc vào trình độ sử dụng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác trong khu vực ở mức độ nào? Các chương trình, bằng cấp được liên thông, công nhận giữa các trường trong khu vực và thế giới.
Nếu chúng ta không chuyển nhanh thì sẽ không hội nhập được vào dòng thác chuyển dịch của giáo dục toàn cầu và như vậy mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển này.
Theo GDVN
Bức thư mẹ gửi con trên Facebook gây xôn xao cộng đồng mạng Hàng ngàn người đã chia sẻ một bức thư của một bà mẹ viết gửi cho cậu con trai 13 tuổi của mình, trong đó bà mẹ này dạy con "một bài học về tự lập" bằng cách tuyên bố sẽ tính tiền thuê nhà, tiền điện, internet và thức ăn. Bức thư do chị Estella Havisham giử tới Aaron viết rằng cậu...