Lai Châu: Chất lượng giáo dục vùng cao được duy trì và nâng cao
Năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Lai Châu đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp, phương án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao; tích cực thực hiện hiệu quả việc đổi mới theo Chương trình GDPT 2018.
Tập thể có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 – 2022 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua.
Tỉnh Lai Châu vừa tổ chức hội nghị Tổng kết năm học 2021 – 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023. Năm học vừa qua, tỉnh Lai Châu có 344 trường với hơn 150 nghìn học sinh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành GD&ĐT tỉnh Lai Châu đã nỗ lực để đạt được kết quả nổi bật trên tất cả các phương diện. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Một trong những kết quả nổi bật là chất lượng giáo dục vùng cao của tỉnh được duy trì và nâng cao. Cùng với đó, Chương trình GD phổ thông (PT) mới được triển khai thực hiện đồng bộ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đối với các lớp: 1, 2, 6. Công tác phổ cập giáo dục các bậc học tiếp tục duy trì và nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT được duy trì và có tính ổn định. Kết quả học sinh giỏi các cấp tăng so với năm học trước.
Video đang HOT
Ông Đinh Trung Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị
Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được duy trì, cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Các cơ sở giáo dục triển khai hoạt động giáo dục chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Ngành cũng xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học linh hoạt ứng phó kịp thời với tình hình diễn biến của dịch Covid-19.
Năm học 2022 – 2023 là năm tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT mới ở các khối lớp 3, 7, 10. Ngành GD&ĐT Lai Châu đề ra nhiệm vụ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng bền vững. Thực hiện sáp nhập các trường quy mô nhỏ, sắp xếp mạng lưới trường lớp. Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học.
Cùng với đó, ngành cũng tiếp tục rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học làm căn cứ cho việc sắp xếp, bố trí, giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới đối với các lớp: 3, 7, 10.
Ông Tống Thanh Hải – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị
Nhân dịp này, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho 2 tập thể, cá nhân. UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 28 tập thể có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 – 2022. Đồng thời UBND tỉnh Lai Châu cũng tặng Bằng khen cho 25 tập thể, 532 cá nhân có thành tích xuất sắc ở 2 năm học: 2020 – 2021 và 2021 – 2022. 60 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Ông Tống Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu lưu ý: “Ngành GD&ĐT cần rà soát nắm chắc số liệu, làm tốt công tác dự báo sự phát triển về quy mô học sinh trong giai đoạn 5 năm, 10 năm. Từ đó, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn lực phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn” và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ”.
Bắc Giang định hướng cho học sinh lớp 10 tự chọn môn học
Năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm này, các em đang tập trung đăng ký các môn học tự chọn.
Học sinh lớp 10 sẽ học 6 môn và 2 chuyên đề bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Giáo dục của địa phương và 4 môn tự chọn trong 9 môn: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Tuy nhiên, năm học tới, hầu hết các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa đưa hai môn Âm nhạc, Mỹ thuật vào giảng dạy vì chưa có giáo viên.
Thầy, cô giáo Trường THPT Lục Nam tư vấn cho học sinh lớp 10 chọn môn học.
Chương trình đã giảm bớt một số môn học để học sinh có thể tập trung cho những môn yêu thích. Để thuận lợi cho học sinh, các trường THPT đã xây dựng từ 4-6 phương án lựa chọn môn học phù hợp với điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cho các em học tập đạt hiệu quả.
Trong buổi nhập trường đầu tiên, học sinh sẽ được giáo viên tư vấn, định hướng chọn môn học. Sau đó, các trường xếp những em có môn học giống nhau vào học chung lớp. Môn học có ít học sinh đăng ký sẽ được bố trí học ghép. Ngoài các giờ học chung, đến lịch học môn tự chọn, các em vào học theo từng nhóm đăng ký riêng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những trường có quy mô nhiều lớp 10, đông học sinh dễ xếp lớp theo nguyện vọng của các em. Trường ít học sinh đòi hỏi các phương án lựa chọn phải linh hoạt. Nhất là với những môn học chỉ có vài trường hợp đăng ký sẽ khó khăn cho việc xếp phòng, xếp giáo viên.
Với chương trình lớp 10 năm học tới, học sinh sớm được định hướng môn học, lựa chọn nghề nghiệp. Đến năm 2025, nếu các trường đại học vẫn duy trì phương án tuyển sinh theo nhóm môn của khối truyền thống (A, B, C, D) như hiện nay thì việc tự chọn môn học sẽ rất phù hợp cho việc xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, nhiều em lo lắng khi đã đăng ký môn tự chọn sẽ không thay đổi được nếu muốn chuyển sang môn học khác. Việc chọn môn học ngay từ đầu lớp 10 trong khi chưa biết kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học những năm tới có thay đổi như thế nào khiến phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Trước thực tế trên, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đồng bộ phương án giảng dạy, học tập, tổ chức các kỳ thi, cách thức xét tuyển đại học, cao đẳng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116 Việc bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116. Đầu tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai công lập cho năm...