Là tín đồ mua sắm, bạn đã biết 5 thẻ tín dụng hoàn tiền tốt nhất trên thị trường hiện nay
Sử dụng thẻ tín dụng bạn thường ưu tiên các loại có ưu đãi khi mua sắm, đặc biệt đi kèm các dịch vụ quà tặng hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn “đặc quyền” ưu đãi rất thú vị mà bạn có thể bỏ sót, đó là hoàn lại tiền.
Thẻ tín dụng hoàn tiền là gì?
Thẻ tín dụng hoàn toàn hay còn gọi là Cash Back được hiểu đơn giản là thẻ sử dụng mô hình hoàn tiền khi mua sắm bên cạnh các loại hình khuyến mãi, giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, voucher, coupon,…
Với chương trình này, chủ thẻ thường sẽ nhận lại từ 0,5% đến 2% khoản chi tiêu thực tế dưới dạng giảm giá hàng tháng hoặc hàng năm.
Điều này nghĩa là bạn có thể sẽ tiết kiệm được ít nhất vài trăm nghìn đồng mỗi năm (nếu bạn thanh toán hóa đơn đầy đủ và đúng hạn, thì thực tế ra bạn không phải trả lãi).
Thay vì tích điểm và chỉ sử dụng cho những mục đích nhất định, thẻ hoàn tiền thực chất hoàn lại một số tiền nhỏ khi bạn sử dụng thẻ để mua sắm.
Số tiền được hoàn này có thể được sử dụng cho lần mua sắm, thanh toán tiếp theo hoặc rút tiền mặt thông qua tài khoản ngân hàng. Hiện nay thẻ tín dụng hoàn tiền chỉ dùng cho hình thức mua trực tuyến.
Mách nhỏ: Bạn nên chọn một chiếc thẻ tín dụng kết hợp tích lũy điểm thường và cả hoàn tiền. Bởi trong một số trường hợp, có thể không phải trả khoản phí thường niên. Đây là 5 lựa chọn thông minh mà bạn có thể cân nhắc.
Lãi suất hoàn trả: 5% cho các giao dịch mua sắm trực tuyến – bảo hiểm – Grab; 2% cho các dịch vụ như ăn uống, xem film; và 0.3% cho các giao dịch còn lại.
Ngoài ra, hoàn tiền cho mọi giao dịch tuy nhiên không được vượt quá 600.000 đồng/tháng.
Mức hoàn trả tối đa: 600.000 đồng/tháng
Phí thường niên: 1,2 triệu đồng (miễn phí năm đầu tiên)
Đặc quyền: Hoàn tiền ngay lập tức vào thẻ tín dụng, trả góp linh hoạt. Khi khách hàng giao dịch tại hơn 700 ngân hàng đối tác, khách hàng có thể nhận được ưu đãi lên tới 55%.
Ngoài ra, nếu trong 30 ngày đầu mở thẻ, khách hàng có 3 lần chi tiêu trên 300 ngàn sẽ được miễn phí thường niên ngay lập tức. Năm tiếp theo cũng sẽ được miễn phí thường niên nếu năm nay chi tiêu trên 60 triệu.
2. VIB Platinum Double Cashback
Lãi suất hoàn trả: Có 4 mức
Hoàn tiền 6% cho thanh toán bảo hiểm Prudential từ thẻ tín dụng VIB thông qua Dịch vụ trên Ngân hàng điện tử VIB/MyVIB
Hoàn tiền 6% cho Giáo dục, Y tế
Hoàn tiền 3% cho Xem phim tại rạp, Ẩm thực
Hoàn tiền 0,3% cho mọi giao dịch còn lại
Mức hoàn trả tối đa: 1 triệu đồng/tháng
Video đang HOT
Phí thường niên: 899.000 đồng
Đặc quyền: Được hoàn trả 1% tất cả các giao dịch, được miễn lãi 55 ngày. Trong 37 ngày đầu khách hàng mở thẻ, khách hàng sẽ được hoàn tiền 1,5 triệu đồng cho các giao dịch từ 5 triệu đồng. Nhanh chóng đổi tiền hoàn trả thành tiền mặt thông qua MyVIB.
3. Thẻ tín dụng Standard Chartered Cashback
Đây là loại thể được thiết kế dành riêng cho những tín đồ mua sắm online. Khi thanh toán các hóa đơn trên trang thương mại điện tử Lazada, sẽ được giảm giá khoảng 7%.
Ngoài ra, Standard Chartered Cashback còn là thẻ tín dụng phù hợp cho những khách hàng thường xuyên thanh toán bằng ngoại tệ mức hoàn tiền cho giao dịch nước ngoài và ngoại tệ lên đến 1%.
Đối tượng sử dụng cụ thể là những người từ 22 tuổi và sở hữu số tiền lương hàng tháng 10 triệu trở lên. Đặc biệt, nếu bạn là người thường phải chi tiêu số tiền lớn, thẻ tín dụng Standard Chartered Cashback là một lựa chọn khôn ngoan.
4. Thẻ MasterCard của HSBC Visa Cash Back
Lãi suất hoàn trả:
Hoàn tiền 8% tại siêu thị, cửa hàng tiện ích (tối đa 200.000 đồng/tháng).
Hoàn tiền 1% tại các giao dịch về bảo hiểm hay học phí.
Hoàn tiền không giới hạn 0,5% cho toàn bộ các giao dịch còn lại
Mức hoàn trả tối đa: Không giới hạn
Phí thường niên: 800.000 đồng
Đặc quyền: Tự động hoàn tiền hàng tháng và thời gian không tính lãi lên đến 55 ngày. Lãi suất hàng tháng là 2,5%.
5. Thẻ tích điểm đổi quà Bạch kim Standard Chartered
Lãi suất hoàn trả: 3% cho ăn uống và lưu trú, 0.3% cho những dịch vụ khác
Mức hoàn trả tối đa: Không giới hạn
Phí thường niên: 1,2 triệu đồng (miễn phí năm đầu tiên)
Đặc quyền: Ưu đãi Visa Bạch kim
Chiếc thẻ này được xem như là người bạn tuyệt vời cho các tín đồ ăn uống và mua sắm, bởi nó cho phép hoàn lại một khoản tiền lớn cho việc ăn uống tại các nhà cung cấp đối tác của Visa.
Ưu đãi cũng bao gồm cả chương trình thành viên thân thiết của Visa và một số ưu đãi miễn phí cho các chủ thẻ chơi golf.
11 sai lầm nghiêm trọng nhiều người mắc phải khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần biết để tránh ngay
Bạn đang khốn đốn với các món nợ của ngân hàng vì sử dụng thẻ tín dụng sai cách. Cùng điểm danh 11 sai lầm dưới đây mà người dùng nào cũng dễ mắc phải.
1. Thanh toán hóa đơn muộn
Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ chậm trễ khi thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng. Hậu quả trước tiên của việc "phớt lờ" khi đến hạn thanh toán đó là phải chịu mức lãi suất cao, có thể lên đến 30%.
Trong trường hợp thanh toán muộn hơn 1 tháng, ngân hàng sẽ thông báo cho trung tâm tín dụng.
Khi các bên cho vay tiêu dùng khác nhận được thông tin này, bạn sẽ khó có thể làm thủ tục vay, còn nếu được vay cũng gặp phải những rắc rối và phải chịu mức lãi suất cao.
Hãy luôn nhớ thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn.
2. Sử dụng tối đa hạn mức
Sai lầm khi dùng thẻ tín dụng là giao dịch tối đa hạn mức, điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thực hiện quá nhiều giao dịch với số tiền lớn đồng nghĩa với việc bạn phải vật lộn để duy trì cân bằng cho tài khoản tín dụng.
Lời khuyên dành cho bạn đó chính là không nên sử dụng hạn mức thẻ tín dụng trên 30%. Bởi với phần lớn các ngân hàng đều cho rằng tỷ lệ dùng tín dụng trên 30% là quá cao.
Đồng thời chính bạn đang bị mắc bẫy của ngân hàng, bởi khi sử dụng càng nhiều, bạn phải trả nhiều. Ngân hàng càng có lợi khi người dùng phải thanh toán số nợ "khổng lồ" hay mức lãi suất từ việc trả trễ. Và theo thời gian con số này sẽ tăng dần, nợ chồng nợ và lãi đẻ lãi.
Hãy thật tỉnh táo và trở thành người tiêu dùng thông minh để không bị mắc "bẫy" dưới bất cứ khuyến cáo nào từ phía cho vay.
3. Bỏ qua quy định khi dùng thẻ
Đôi khi vì không đủ kiên nhẫn cũng như "coi thường" cho rằng bản thân đã biết, nên không ít người sẵn sàng bỏ qua các quy định khi dùng thẻ tín dụng.
Chính các quy định này sẽ giúp bạn sử dụng tối đa lợi ích, tránh được những hậu quả xấu ảnh hưởng đến tài chính và đưa ra quyết định mua sắm thông minh hơn. Đặc biệt bạn nên quan tâm đến: mức lãi suất, các loại phí và chu kỳ thanh toán.
Chẳng hạn, nếu bỏ qua thông tin quy định về chu kỳ thanh toán. Thẻ tín dụng thông thường được sử dụng trong thời hạn 30 ngày và đến cuối kỳ bạn cần thực hiện thanh toán để trả nợ ngân hàng.
Nếu bạn không thể thanh toán hết số nợ, có thể thanh toán trước 10% hạn mức trước thời hạn thanh toán và ký nợ với số nợ còn lại vào tháng tiếp sau.
Đồng nghĩa rằng, bạn phải chịu mức lãi suất cho số nợ này. Mức lãi suất này tùy thuộc vào thời gian bạn hoàn tất việc thanh toán cũng như giá trị số nợ.
Như vậy, nếu không tìm hiểu kỹ về những thông tin này, có thể bạn sẽ trở thành con nợ "dai dẳng" của ngân hàng. Và sẽ gặp rắc rối trong cuộc sống cũng như việc quản lý tình hình tài chính cá nhân.
4. Sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt
Một trong những sai lầm khi dùng thẻ tín dụng khiến bạn gánh chịu lãi suất cao đó chính là dùng thẻ để rút tiền mặt.
Bạn nên nhớ vai trò chính khi dùng thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải rút tiền mặt. Đừng nhầm tưởng chúng như một chiếc thẻ ATM.
Khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, bạn có thể phải chịu phí rút tiền. Mức phí này thường khá cao chiếm từ 3 - 4% giá trị số tiền bạn rút. Vì vậy, tuyệt đối không rút tiền mặt trong thẻ trừ trường hợp quá cần thiết.
5. Cho người quen mượn thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng khác với thẻ ATM, bạn không cần phải nhập thông tin mật khẩu khi thực hiện thanh toán. Do đó với những sơ suất nhỏ như cho người nhân, bạn bè mượn thẻ hay vô tình làm mất thẻ...cũng là nguyên nhân khiến bạn mất tiền oan.
Đây là một trong những sai lầm khi dùng thẻ tín dụng mà nhiều người mắc phải, nó sẽ tiết lộ thông tin cá nhân, gây mất an toàn khi giao dịch. Điều này cực kỳ nguy hại và bạn sẽ phải gặp những rắc rối mà không thể lường trước.
Chính vì thế, tuyệt đối không nên giao thẻ tín dụng cho người khác với bất cứ lý do nào.
6. Để lộ thông tin thẻ tín dụng
Theo thống kê hiện nay có tới khoảng 70% thông tin cá nhân thẻ tín dụng bị đánh cắp do sự lơ là của khách hàng, không bảo vệ thẻ khi giao dịch.
Đặc biệt nhiều người có thói quen đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng quẹt thẻ. Chính sự vô tình này đã khiến kẻ gian có cơ hội nắm bắt được thông tin thẻ.
Chỉ cần mặt trước và mặt sau thẻ tín dụng, kẻ xấu có thể chụp lại là họ có đủ điều kiện tiến hành mua hàng trực tuyến. Do đó hãy giữ bí mật thông tin trên thẻ cũng như luôn giữ thẻ an toàn trong tầm mắt.
7. Mở quá nhiều thẻ tín dụng
Bạn có thể sở hữu đến hàng chục chiếc thẻ ATM của nhiều ngân hàng mà chẳng hề gặp rắc rối nào.
Tuy nhiên khi dùng thẻ tín dụng, việc mở quá nhiều sẽ gây cho bạn nhiều rắc rối về thủ tục cũng như đảm bảo an toàn thông tin. Đặc biệt mức phí thường niên của thẻ tín dụng thường khá cao, do đó bạn nên cân nhắc kỹ khi mở nhiều thẻ.
Theo chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khuyến cáo mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 2 thẻ tín dụng.
Đặc biệt việc mở quá nhiều thẻ tín dụng cũng ảnh hưởng đến uy tín của bạn, vì hồ sơ thông tin cá nhân đều được ngân hàng lưu trữ lại. Và có thể sẽ gây bất lợi cho việc vay tiền tại các ngân hàng sau này.
8. Chi tiêu chỉ để nhận các phần thưởng
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng vào những việc không cần thiết chỉ để kiếm được phần thưởng, nó có thể khiến bạn tốn kém. Phần thưởng là tuyệt vời, nhưng thay đổi thói quen tiêu dùng của bạn chỉ để có được vài thứ miễn phí sẽ không được xem như là có lợi. Nếu bạn vượt quá giới hạn và phá vỡ sự cân bằng tài chính của mình, bạn có thể sẽ mất tất cả những phần thưởng cho các khoản phí lãi.
9. Chi tiêu nhiều tiền hơn bạn thật sự có
Có thẻ tín dụng thường dẫn mọi người mắc phải sai lầm trong việc chi tiêu quá mức. Đó là một sai lầm khi chi tiêu thẻ tín dụng của bạn sát với giới hạn mà thẻ cho phép. Cũng giống như việc đóng một thẻ tín dụng, việc này sẽ ảnh hưởng tới điểm tín dụng của bạn.
10. Chỉ thanh toán số dư tối thiểu
Nếu bạn chỉ trả số dư tối thiểu mỗi tháng, có thể bạn sẽ phải trả thêm lãi suất nợ. Mặc dù việc đó có vẻ như là một giải pháp nhanh chóng để tiết kiệm tiền của bạn khi chỉ trả mức tối thiểu, nhưng trên thực tế bạn đang làm tăng thêm số tiền phải trả cho ngân hàng. Hãy tránh những lệ phí nộp muộn, và nếu có thể, hãy trả nhiều hơn mức tối thiểu.
11. Đóng thẻ tín dụng không thường xuyên sử dụng
Mặc dù bạn không bao giờ sử dụng, bạn không nhất thiết phải đóng thẻ đó lại. Bởi vì khi bạn đóng thẻ, nó sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn, thường là tiêu cực.
Khi bạn giảm số tiền tín dụng có sẵn cho mình, bạn sẽ tăng tỷ lệ sử dụng tín dụng của bạn, điều này có thể làm ảnh hưởng tín dụng của bạn.
Thay vì đóng thẻ, hãy xem xét việc sử dụng nó thường xuyên và giữ cho tài khoản hoạt động. Đôi khi đóng thẻ có thể có ý nghĩa, khi bạn sẽ không phải mất một khoản phí hàng năm, nhưng bạn sẽ cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Hạn mức thẻ tín dụng và 6 điều cơ bản bạn cần biết Sở hữu một tấm thẻ tín dụng, ngoài tính năng, lãi suất hay các ưu đãi thì bạn cũng rất cần hiểu rõ về hạn mức của thẻ để sử dụng cho hiệu quả, tránh rủi ro ngoài mong muốn. Với sự tiện lợi và an toàn, thẻ tín dụng hiện nay đã được sử dụng rất phổ biến và trở thành tài...