Lạ lùng loại quả bé tí, cay xè, gần 1 triệu/kg vẫn cháy hàng
Loại cây này có quả nhỏ xíu, vị cay dịu, đặc biệt thơm mùi thảo mộc đang là mặt hàng vô cùng đắt khách dù có giá lên tới 500.000 – 1.000.000 đồng/kg.
Xuất hiện trên “chợ mạng” rầm rộ thời gian gần đây, ớt gió (ớt thóc) đang là mặt hàng được nhiều người sành ăn đặt mua bởi hương vị cay dịu, lại có mùi thảo mộc khác biệt so với nhiều loại ớt thông thường.
Ớt gió (ớt thóc) có hương vị cay dịu, lại có mùi thảo mộc được nhiều người sành ăn lùng mua
Theo người bán, đây là loại ớt được trồng nhiều ở Hà Giang, mùa vụ thu hoạch chỉ kéo dài khoảng 4 tháng, trong đó vụ thu hoạch rộ từ tháng 6 đến tháng 8. Vào mùa hè đúng vụ thu hoạch, ớt tươi được nhiều người ưa chuộng mua về ăn trực tiếp hoặc bảo quản cấp đông dùng dần, còn loại ớt ngâm đã qua chế biến có thể bảo quản quanh năm thường được sử dụng khi hết mùa.
Dịp này đang vào mùa thu hoạch ớt gió tươi, song việc gom mua khá khó khăn vì phụ thuộc hoàn toàn vào dân bản hái được nhiều hay ít. Thế nên mỗi ngày họ chỉ thu mua được khoảng 10-20kg đủ trả hàng cho khách đặt trước đó.
Loại ớt này được cho là đặc sản của cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang
Điểm đặc biệt khiến loại ớt này đắt đỏ là do chúng được trồng và chỉ cho năng suất tốt ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). Mỗi trái chỉ bé bằng đầu đũa, thơm hơn hẳn các loại ớt khác. Ớt khá cay nhưng khi ăn vào không bị rộp miệng như loại thông thường. Giống ớt này trước đây xuất hiện trong rừng ở Hà Giang, được người dân khai thác và đem về trồng nên được xem là hàng tự nhiên, không lai tạo.
Theo chị Thuần, một người buôn ớt ở Hà Giang, cho biết giá ớt đắt đỏ nhưng ăn được khá lâu vì trái nhỏ, một lạng lên tới hàng trăm trái. Loại ớt này phải thu hái lúc quả ớt còn xanh mới giữ được độ cay dịu, giòn và thơm ngọt chứ không phải thu hoạch lúc chín như những giống thông thường.
Video đang HOT
Cũng theo chị Thuần, ớt gió được trồng ở Hà Giang có mùa thu hoạch kéo dài trong 4 tháng từ tháng 6 đến hết tháng 9 hàng năm. Trong đó, vụ thu hoạch rộ từ tháng 6 đến tháng 8.
“Mặc dù đang vào mùa thu hoạch, nhưng sản lượng ớt gió Hà Giang vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu. Việc gom hàng rất khó khăn khăn vì phụ thuộc hoàn toàn vào dân bản hái được nhiều hay ít. Trung bình mỗi ngày, tôi chỉ dám nhận đơn từ 20 – 30kg, không dám nhận nhiều vì sợ không có hàng giao cho khách”, chị Thuần nói.
Luôn trong tình trạng “cháy hàng”, chị Nguyễn Thị Lan Hương – một một đầu mối chuyên bán đặc sản online cho biết, chị đã bán ớt gió Hà Giang được 5 năm, nhưng chưa có năm nào bán chạy như năm nay. Khách mua là người Hà Nội, TP. HCM và rất nhiều tỉnh thành khác.
Dù ớt gió có giá khá cao nhưng luôn “cháy” hàng
“Giá cao là vậy, nhưng không hiểu sao khách đặt hàng tới tấp. Cứ hàng về đến đâu là hết đến đấy, khách mua phải lên đơn, thậm chí đặt cọc trước”, chị Hương chia sẻ.
Theo chị Hương, nguyên nhân khiến ớt gió Hà Giang được nhiều người yêu thích là vì ớt cay nhưng thơm, không nồng, mùi thơm thoang thoảng vị thảo mộc khiến người dùng có cảm giác như một vị thuốc.
“Giá ớt gió Hà Giang lúc nào cũng cao, tuy nhiên tùy theo từng thời điểm sẽ có sự chênh lệch chút xíu. Ví dụ, đầu mùa khoảng tháng 6, giá ớt gió là 500.000 đồng/kg. Nhưng đến giữa mùa bị đẩy lên 700.000 – 800.000 đồng/kg, hoặc cả triệu đồng/kg. Nhưng đến cuối mùa giá sẽ giảm xuống, có khi chỉ còn 350.000 đồng/kg”, chị Hương nói.
Cũng theo những người có kinh nghiệm, loại ớt gió (ớt thóc) được biết đến chủ yếu ở Hà Giang, ngoài ra các tỉnh miền núi khác như Lai Châu, Lạng Sơn,… cũng có nhưng không phổ biến.
Để mua được ớt gió Hà Giang ngon thì nên chọn loại quả được thu hoạch lúc ớt còn xanh, như vậy mới giữ được độ cay dịu, giòn và thơm ngọt chứ không phải thu hoạch lúc chín như những giống thông thường.
Chị Đỗ Thị Hà – một chủ tài khoản chuyên bán hàng đặc sản vùng miền, mới đây cũng cung cấp ớt gió Lạng Sơn. Chị cho hay, loại ớt này có đặc điểm tương tự như ớt Hà Giang. Tuy nhiên, ở Hà Giang hiện được trồng và cung cấp ra thị trường nhiều hơn nên mọi người chủ yếu biết đến ớt gió Hà Giang.
Ớt gió lạng Sơn được rao bán 69.000 đồng/lọ.
Tương tự, tháng 8 vừa qua, anh Hoàng Phi Hồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong một chuyến công tác Lai Châu về cũng đã “khoe” quà đặc sản Lai Châu, trong đó có bọc ớt gió.
Đặc biệt thích ăn ớt gió Hà Giang, anh Hồng cho biết, tới mùa là lại lùng mua ớt gió về thưởng thức.
“Mình mới có chuyến công tác Lai Châu về, được đồng bào tặng cho bọc ớt gió. Tương tự trái ớt gió Hà Giang, ớt Lai Châu cũng chỉ bé bằng đầu đũa, có vị cay và thơm hơn hẳn các loại ớt khác, tuy nhiên số lượng không có nhiều”, anh Hồng chia sẻ.
Bọc ớt gió – đặc sản của đồng bào Lai Châu là món quà mà anh Hoàng Phi Hồng thích thú “khoe”
Tại Hà Giang, đại diện Hợp tác xã Thành Công – đơn vị chuyên thu mua và bao tiêu cho nông dân vùng Đồng Văn cho biết, năm nay khí hậu thất thường sản lượng ớt gió cho thu hoạch giảm 50% so với mọi năm. Hợp tác xã chỉ thu mua được khoảng 7-8 tạ nên hàng khan hiếm, giá cũng đội lên 50%.
Trước đây, ớt gió là cây mọc tự nhiên trong rừng, cho quả nhỏ xíu như hạt thóc và có vị cay, thơm khác hẳn với các loại ớt khác. Vài năm nay, trên vùng Hà Giang, ớt gió được nhiều hộ trồng làm thương mại nhưng sản lượng còn thấp.
Theo lãnh đạo UBND thị trấn Đồng Văn, tổng diện tích trồng ớt của thị trấn trên 5 ha, tập trung ở các thôn Bản Mồ, Lài Cò và Má Lủ. Năng suất bình quân mỗi ha đạt khoảng 3-4 tạ một năm, trung bình mỗi ha ớt gió cho người dân thu nhập trên 100 triệu đồng một năm.
Ớt gió được hợp tác xã thu mua khi quả còn xanh và được chế biến ra các sản phẩm, như: ớt gió ngâm dấm, xóc muối và ớt gió gia vị. Giá một hũ ớt gió 200 gram hiện khoảng 150.000 đồng, thường được bán cho người sành ăn, hoặc các nhà hàng, du khách.
Lạ lùng "quả đầu gà": Vừa xấu vừa khó hái nhưng có thể nấu thành "cơm"
Tên sao thì hình dáng vậy, thứ "quả" này nhìn từ xa thật sự giống hệt như 1 chiếc đầu gà.
"Quả đầu gà" còn được biết đến với tên gọi khác là "khiếm thực". Đây là giống cây thủy sinh lớn thuộc họ hoa súng, trên thân có nhiều gai, phần búp quả thường có màu xanh lục pha lẫn màu đỏ. Chúng chủ yếu mọc ở phía nam Trung Quốc như tỉnh Giang Tây, vùng Giang Tô, An Huy, Hắc Long Giang, Quảng Đông, Quảng Tây... Chúng mọc tự nhiên mà không có sự can thiệp của phân bón hay thuốc trừ sâu. Hay nói cách khác, đây là 1 nguyên liệu "sạch" trong tự nhiên.
Tại Trung Quốc, "quả đầu gà" thường cho thu hoạch vào thời điểm Trung Thu. Người ta sẽ hái "quả" và đem bán ngoài chợ với giá 24 NDT (81.400 đồng)/kg.
"Quả" sau khi hái sẽ được lột bỏ lớp vỏ xấu xí bên ngoài. Phần nhân bên trong là những hạt nhỏ cỡ bằng hạt lựu, màu xanh lục. Chỉ cần lột thêm lớp vỏ của những hạt nhỏ này là sẽ thu được "gạo đầu gà".
"Gạo đầu gà" có thể nấu lên như gạo thông thường. Ngoài ra, hạt còn có thể chế thành thuốc. "Quả đầu gà" 1 năm chỉ cho thu hoạch từ 1-2 lần vào khoảng trung tuần và hạ tuần tháng 9. Tuy nhiên do "quả" có nhiều gai nên việc hái rất khó khăn.
Trong "gạo đầu gà" chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, chất xơ thô, bột đường, chất béo, chất đạm... nhưng hạt "gạo" lại khá cứng. Vì vậy, loại "gạo" này không phù hợp với những người mắc chứng táo bón, đồng thời không nên sử dụng như lương thực chính hàng ngày. Khi ăn "gạo đầu gà" (cả ăn sống và ăn chín), tuyệt đối không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng khó tiêu hóa.
Mua bán thời bao cấp hoá ra khó khăn đến nhường này Thời kỳ ấy, bạn chỉ được mua những mặt hàng thuộc diện phân phối của Nhà nước. Thời bao cấp - là thời kỳ hàng hoá tất tật được phân phối theo chế độ tem phiếu, bởi việc quản lý thị trường vô cùng nghiêm ngặt, không được mua bán tự do. Ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân...