Kỹ thuật ô tô: Sức hút từ ngành công nghiệp mũi nhọn
Được tiếp cận công nghệ hiện đại, có thể tranh thủ “chơi” với ôtô, động cơ, máy móc… ngay trong giờ học là những điểm cộng của ngành Kỹ thuật ô tô – Trường Đại học Phenikaa, địa chỉ đào tạo đang được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm.
Thực hành cùng “hàng thật”, tích lũy kinh nghiệm thật
Đặc thù của nhóm ngành kỹ thuật nói chung và Kỹ thuật ô tô nói riêng là phải thực hành thật nhiều để vừa nắm vững kiến thức lý thuyết, vừa “quen tay” với các loại máy móc, thiết bị. Vì vậy, sau khi trang bị kiến thức cơ bản ở lớp, các kỹ sư ngành này phải dành rất nhiều thời gian ở “lớp học thứ hai” – xưởng thực hành.
Với thời lượng 40% thực hành xuyên suốt 9 kỳ học, các kỹ sư tương lai sẽ có nhiều thời gian thực hành trên hệ thống trang thiết bị, mô hình học cụ và phòng thí nghiệm hiện đại tại Xưởng của Khoa. Đây cũng là nơi các bạn được tham gia các hoạt động thực tế hữu ích như chế tạo xe tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên, tham gia các nhóm nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học cùng các thầy cô…
Sau khi trang bị kiến thức cơ bản ở lớp, các kỹ sư ngành này phải dành rất nhiều thời gian ở “lớp học thứ hai” – Xưởng thực hành
Không gian thực hành dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô chính là các xưởng thực hành gầm, xưởng thực hành động cơ, xưởng thực hành Cơ điện tử ô tô; các Phòng thí nghiệm Kỹ thuật cháy tiên tiến, Kỹ thuật năng lượng mới; rất nhiều mô hình cắt ô tô, động cơ, các hệ thống, chi tiết chính và hình ảnh minh họa làm công cụ giảng dạy trực quan…
Tất nhiên là phải kể đến dàn “hot face” của Xưởng là các loại ô tô, máy móc, linh kiện “hàng thật”… được đầu tư trang bị nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm làm việc trên thiết bị thực tế, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm. Học tập bằng cách thực hành trực tiếp cũng là cách để thẩm thấu kiến thức lâu và sâu hơn, lại rèn luyện được kỹ năng thao tác trên các loại máy móc hiện đại.
Trải nghiệm doanh nghiệp, phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Không chỉ học tập ngay tại Trường, sinh viên Kỹ thuật ô tô Phenikaa còn được “mở rộng” không gian học tập đến với các doanh nghiệp đối tác của Trường.
Video đang HOT
PGS Trần Quang Vinh – Trưởng khoa Kỹ thuật Ô tô và Năng lượng khẳng định: “Tại Trường Đại học Phenikaa, cùng với việc đầu tư hệ thống thực hành – thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại thì định hướng của Trường là hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp uy tín để sinh viên có cơ hội thực tế, thực tập, tuyển dụng… Các em được trải nghiệm nghề nghiệp ngay từ học kỳ đầu tiên, và mỗi học kỳ tiếp theo đều đi thực tập tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp ô tô (Ford, Honda, Toyota, VinFast, Thaco, Huyndai, Piaggio, Shell,…). Tác phong công nghiệp và tính chuyên nghiệp của các kỹ sư tương lai còn được rèn giũa tại các nhà máy của Tập đoàn Phenikaa – tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu của Việt Nam”.
Sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô thực tập thực tế tại doanh nghiệp ngoài trường
Đặc biệt trong quá trình thực tế, sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô không chỉ tham quan mà còn trực tiếp trải nghiệm quy trình làm việc tại các công ty, garage. Những trải nghiệm thực tế chính là điểm cộng cực tốt, giúp các bạn vừa có thêm hiểu biết chuyên môn, vừa cập nhật được thông tin thị trường và ngành nghề để kịp thời định hướng cho bản thân.
Khẳng định bản lĩnh, chinh phục “đấu trường” chuyên môn – sáng tạo
Đối với sinh viên Kỹ thuật ô tô Phenikaa, các sân chơi học thuật kịch tính như cuộc thi “Lái xe sinh thái – Tiết kiệm nhiên liệu” chính là “xưởng thực hành mở” mang lại nhiều cơ hội để các bạn khẳng định bản thân mình. Đây là dịp để các kỹ sư tương lai ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của bản thân, lại còn giải trí hiệu quả với những phần “so tài” thú vị.
Cuộc thi “Lái xe sinh thái – Tiết kiệm nhiên liệu” chính là “xưởng thực hành mở” mang lại nhiều cơ hội để các bạn khẳng định bản thân mình
Hình thức “vừa học vừa chơi” này luôn chứng minh hiệu quả đáng kể khi góp phần tạo nên môi trường “kích thích” các bạn sinh viên phát triển kỹ năng mềm như tư duy logic, làm việc độc lập và làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm… Câu hỏi kỹ năng luôn là vấn đề khiến các sinh viên “thuần lý thuyết” cảm thấy bối rối, nhưng với sinh viên Kỹ thuật ô tô, thì yêu cầu về kỹ năng mềm hoàn toàn có thể trở thành lợi thế để tự tin ứng tuyển vào công ty, doanh nghiệp hàng đầu trong nước và cả quốc tế.
Năng động, tự tin cùng chuyên môn vững vàng, sinh viên Kỹ thuật ô tô Phenikaa luôn khiến các doanh nghiệp phải “trầm trồ” ghi nhận. Còn bạn, nếu đã đam mê những chiếc ô tô hiện đại, máy móc “xịn sò”, hãy tham gia trải nghiệm những bí mật thú vị này tại giảng đường Phenikaa.
Năm 2020, Khoa Kỹ thuật Ô tô và Năng lượng tuyển sinh 100 chỉ tiêu với 3 phương thức xét tuyển: tuyển thẳng, theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo kết quả học bạ THPT.
Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); A02 (Toán, Vật lý, Sinh); A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân).
- Mã xét tuyển: VEE1
- Học phí: 24 triệu đồng/năm học
- Thời gian: 4,5 năm
- Website: https://vee.phenikaa-uni.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/kythuatoto.phenikaa/
- Điện thoại: 024.2218.0336 / 094.651.1010
Học ngành kỹ thuật ô tô ra trường có dễ tìm việc?
Tại nhiều trường đại học, khối ngành về công nghệ như kỹ thuật ô tô đã thu hút được doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo và đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Ngành học liên quan đến kỹ thuật ô tô đang được nhiều thí sinh quan tâm và đưa ra thắc mắc trong các chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh được tổ chức mới đây.
Trong đó, các nội dung như cơ hội việc làm, mức lương, chương trình đào tạo của ngành này tại các trường đại học được thí sinh quan tâm hàng đầu.
Giải đáp thắc mắc cho thí sinh, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật cơ điện tử là 2 ngành mũi nhọn chủ chốt của lĩnh vực cơ khí và cơ điện tử. Đây là những ngành học đang hấp dẫn nhiều thí sinh, khả năng có việc làm sau khi ra trường cao.
Nhiều thí sinh thắc mắc về ngành học Kỹ thuật ô tô. (Ảnh:bdu.edu.vn)
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, thầy Thắng cho biết, năm 2020, ngành Kỹ thuật ô có khoảng 220 chỉ tiêu được tuyển theo chương trình chính khóa và 40 chỉ tiêu tuyển theo chương trình tiên tiến đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, trong 3 năm trở lại đây, ngành Kỹ thuật ô tô hay trước đây còn gọi là Cơ khí ô tô đang thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển.
Nguyên nhân do những năm gần đây, hệ thống và phương tiện giao thông phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng ô tô của người dân cũng tăng mạnh. Các nhà máy sản xuất tô tô trong nước cũng như nước ngoài đầu tư phát triển nhanh. Điều này đòi hỏi thị trường lao động cung cấp một lượng lớn kỹ sư ngành kỹ thuật ô tô.
"Nguồn cung việc làm của ngành học này sau khi tốt nghiệp là khá lớn. Các em làm việc trong các nhà máy với mức lương tương đối cao. Thậm chí, khi đã có chuyên môn và kinh nghiệm, nhiều người có thể trở thành chủ doanh nghiệp", thầy Chương cho biết.
Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho biết trường đang trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty chế tạo ô tô đóng tại Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào giám sát đào tạo và tuyển dụng.
"Có những doanh nghiệp cam kết mức lương cho sinh viên sau khi ra trường rất cao. Có nơi lương khởi điểm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp tối thiểu từ 15-20 triệu đồng/tháng", thầy Ngọc cho biết./.
Phụ huynh đồng hành cùng con chọn trường kỹ thuật - công nghệ Anh Quang (Mỹ Đình, Hà Nội) khuyến khích con tham gia các Campus tour để tham quan trường học, lắng nghe chia sẻ về ngành trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh thông tin về phương thức tuyển sinh, hiện, các trường đại học còn mở thêm nhiều ngành kỹ thuật - công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực...