Kỳ thi riêng của từng trường: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo quy định, việc xét tuyển Đại học năm 2021 cơ bản giữ ổn định như năm 2020.
Thí sinh tham dự kỳ thi riêng tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, bên cạnh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, một số trường ĐH còn tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển theo nhu cầu của mình. Mỗi trường có yêu cầu riêng, đòi hỏi thí sinh tìm hiểu kỹ thông tin.
Đánh giá năng lực chuyên biệt
Năm 2021, Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) lần đầu tiên tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt (ĐGNLCB) làm một trong các căn cứ xét tuyển đầu vào. Theo TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc – Phó Hiệu trưởng HCMUE, ĐGNLCB của trường gồm 6 bài thi cụ thể: Toán học, Vật lý, Hóa học, Hình học, Ngữ văn và Tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do HCMUE tổ chức. Trong đó, bài thi đánh giá năng lực Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng năng lực hiểu biết của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.
Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội được ra theo hướng mở.
Ở bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.
Các bài thi đánh giá năng lực Toán học, Vật lý học, Hóa học và Sinh học được máy tính chấm tự động. Thí sinh sẽ biết điểm thi ngay sau khi kết thúc dự thi. Bài thi môn Ngữ văn, phần trắc nghiệm 4 lựa chọn sẽ được máy tính chấm tự động. Phần thi nghị luận xã hội do 2 giám khảo chấm điểm sau đó. Kết quả bài thi được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.
Với bài thi môn Tiếng Anh, phần nghe và đọc do máy tính chấm điểm tự động. Các phần thi nói và viết sẽ được 2 giám khảo chấm điểm sau đó. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.
“Kỳ thi dự kiến sẽ được tổ chức nhiều đợt trong năm để giúp các thí sinh có thêm cơ hội để dự thi và xét tuyển theo ngành học mình yêu thích và có thế mạnh. Kết quả thi ĐGNLCB được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Theo đó, học sinh lớp 11 có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó” – TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc chia sẻ.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi năng khiếu vẽ tại HUTECH.
Kiểm tra năng lực tiếng Anh
Bên cạnh việc tổ chức thi riêng để xét tuyển cho một số ngành đặc thù, năm 2021, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực tiếng Anh cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình đại học tiếng Anh nhưng chưa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo quy định (trừ ngành Ngôn ngữ Anh). Đồng thời, nhà trường tổ chức 2 đợt thi năng khiếu riêng.
Theo ThS La Vũ Thùy Linh – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đại học TDTU, chương trình đại học bằng tiếng Anh của TDTU giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mục đích của bài thi để kiểm tra năng lực sử dụng tiếng Anh của thí sinh từ đó xét tuyển cho các ngành của chương trình này.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng đọc và viết (theo cấu trúc của bài thi CEPT của Cambridge, thí sinh làm bài 45 phút trên máy tính); Kỹ năng viết (thí sinh viết 1 bài luận nhận xét về 1 chủ đề xã hội trong vòng 45 phút không quá 250 – 300 chữ); Kỹ năng nói (thí sinh sẽ giới thiệu bản thân, trình bày quan điểm về một chủ đề xã hội, trả lời các câu hỏi liên quan của giám khảo).
ThS La Vũ Thùy Linh chia sẻ, để có thể đạt kết quả tốt nhất cho bài thi này, thí sinh cần phải chuẩn bị cho mình các kiến thức và kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết. Phần nghe, nói cần đọc kỹ câu hỏi trước khi nghe/đọc để biết rõ cần phải tập trung vào điểm nào; đọc kỹ các đáp án trước khi lựa chọn; xem kỹ đã chọn/điền đầy đủ đáp án trước khi qua phần tiếp theo. Thi nói chú ý lắng nghe kỹ câu câu hỏi từ giám khảo; nếu chưa hiểu hãy nhờ giám khảo đọc lại câu hỏi để tránh việc trả lời sai chủ đề. Các em đồng thời nói với tốc độ phù hợp không quá nhanh/quá chậm; phát âm rõ các từ vựng, âm cuối; câu nói cần có ngữ âm lên xuống rõ ràng.
Bài thi viết, các em dành 5 phút để lập dàn ý; viết có bố cục rõ ràng, liền mạch ý giữa các đoạn văn; dùng liên từ giữa các câu. Đồng thời, dùng đa dạng các điểm ngữ pháp, câu đơn, câu ghép, câu phức.
Thí sinh tỉnh Long An tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: C.Chương
Nhiều đợt thi năng khiếu
Cùng thi năng khiếu Vẽ nhưng chủ đề của mỗi trường khác nhau, do đó, thí sinh cần phải thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin. Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH đã có sự điều chỉnh trong tổ chức thi và xét tuyển những chương trình đào tạo liên quan đến năng khiếu Vẽ.
Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) tổ chức thi năng khiếu vẽ tại trường vào ngày 5 – 6/6. Ngành Thiết kế thời trang lấy điểm với 4 khối thi V01 (Vẽ trang trí, Toán, Ngữ Văn); V02 (Vẽ trang trí, Toán, Tiếng anh); V07 (Vẽ trang trí, Vẽ đầu tượng, Ngữ văn); V09 (Vẽ trang trí, Vẽ đầu tượng, Toán).
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) tuyển sinh 8 ngành có môn năng khiếu thuộc khối ngành Nghệ thuật – Mỹ thuật gồm: Kiến trúc, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình, Thanh nhạc, Piano, Diễn viên kịch, điện ảnh – Truyền hình và Quay phim.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) dự kiến tổ chức 2 đợt thi năng khiếu dùng để xét tuyển vào các ngành liên quan đến mỹ thuật. Một điểm đáng chú ý, TDTU không nhận điểm thi năng khiếu của các trường khác. Theo ThS Lê Phúc – Trưởng ban Truyền thông TDTU, thí sinh xét tuyển theo kết quả thi THPT có thể đăng ký dự thi cả hai đợt, điểm cao nhất sẽ được dùng để xét tuyển.
Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin về quy định xét tuyển các môn thi liên quan đến năng khiếu. Có trường xét tuyển từ kết quả thi năng khiếu của trường khác, trong khi một số trường chấp nhận xét kết quả thi năng khiếu của trường khác nhưng chỉ một số đơn vị cụ thể. – ThS Lê Phúc
Giáo viên, người nắm giữ thành công cho chương trình GD phổ thông mới
Ngoài các điều kiện về chương trình, cơ sở vật chất cùng SGK thì giáo viên được xác định là "chìa khóa" để việc thực hiện chương trình GDPT mới thành công.
Chuẩn hóa trình độ giáo viên là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chương trình GDPT mới.
Phối hợp các trường Sư phạm chuẩn bị đội ngũ
Để xây dựng đội ngũ một cách đồng bộ, tránh rơi vào thế con người phải chạy theo chương trình, ngay từ năm học 2019-2020 ngành giáo dục các địa phương đã tích cực, chủ động xây dựng nhiều kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ hiện tại nhằm triển khai chương trình GDPT mới một cách hiệu quả.
Trong hàng loạt các giải pháp đào tạo đội ngũ thì giải pháp đặt hàng các trường ĐH Sư phạm đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu thực tế của địa phương được tích cực triển khai.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thời gian qua, Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn, các trường học chú trọng lựa chọn, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các cấp (tỉnh, huyện, cụm trường, trường) có trình độ chuyên môn tốt, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục.
"Xác định rõ đội ngũ có vai trò then chốt nên ngay từ lúc đầu Sở GD&ĐT đã chú trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới, bám sát thực tiễn. Đặc biệt là đặt hàng các trường ĐH Sư phạm trong khu vực phối hợp đào tạo, nâng chuẩn cho giáo viên.
Đến thời điểm này công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới đã sẵn sàng. Hiện tỉnh Tây Ninh có 11.952 cán bộ quản lý và giáo viên. Về cơ bản đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo (tỉ lệ chuẩn và trên chuẩn đối với mầm non 80,50%, tiểu học 68,59%, THCS 82,78%, THPT 100%, cao đẳng sư phạm 100%)", ông Phạm Ngọc Hải- Giám đốc Sở GD&ĐT Tây Ninh chia sẻ.
TP.HCM cũng là địa phương chủ động trong công tác bồi dưỡng giáo viên, đặt hàng các trường sư phạm nâng chuẩn, đào tạo đội ngũ cho mình.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu- Phó giám đốc Sở GD&ĐT hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 1 chương trình mới đã xong, công tác phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo thực hiện được chương trình GDPT 2018 lớp 2 cơ bản đã hoàn thành, với 547 hiệu trưởng; 827 phó hiệu trưởng và 22.239 giáo viên (trong đó, 16.941 giáo viên dạy nhiều môn) được tập huấn dưới sự hỗ trợ, phối hợp của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sài Gòn và Trường Cán bộ QLGD TP.HCM.
Các địa phương chuẩn hóa và củng cố đội ngũ bằng nhiều giải pháp
Theo TS Trần Đình Lý- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Luật Giáo dục 2019 ban hành quy định trình độ chuẩn của nhà giáo được nâng lên, các trường Cao đẳng Sư phạm không còn có chức năng đào tạo giáo viên tiểu học và THCS như trước, điều đó ít nhiều dẫn đến sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên tại các địa phương. Do đó, chính sách đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học Sư phạm là một hướng đi đúng đắn. Ngoài việc đảm bảo tính kế thừa của đội ngũ trong tương lai thì việc chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên theo chương trình GDPT mới sẽ thuận lợi hơn.
"Vừa qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận sáp nhập vào Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm tại Ninh Thuận là để hướng đến mục tiêu đó. Để phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên theo nhu cầu của địa phương, thời gian tới, Phân hiệu trường tại Ninh Thuận sẽ mở một số ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân lực địa phương và khu vực. Trong đó, đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép mở 4 ngành sư phạm bậc ĐH và cấp chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm" -TS Lý nói.
Chủ động lĩnh hội, đổi mới song hành cùng Nhà trường
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2020 toàn ngành đã bồi dưỡng, tập huấn cho gần 107.000 CBQL, giáo viên, trong đó, bồi dưỡng 47.000 giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn và CBQL cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Ngoài ra, các địa phương sẽ tổ chức cho 920.000 giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông đại trà tự học thường xuyên, liên tục với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; tự sinh hoạt chuyên môn theo trường hoặc cụm trường về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT mới.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, để đội ngũ này gập huấn lại cho các giáo viên khác.
Chương trình GDPT mới 2018 được xây dựng tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần nắm rõ những điểm khác biệt của chương trình mới với chương trình hiện hành để triển khai hiệu quả.
Theo bà Phạm Thúy Hà, Phó trường phòng GD&ĐT Quận 4, nội dung bồi dưỡng giáo viên gồm tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ như sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.
"Để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ, Phòng giáo dục đã yêu cầu các trường cử giáo viên các môn học tham gia tập huấn theo quy định. Trong đó, giáo viên các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học được tập huấn để đứng lớp các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử-Địa lý.
Không chỉ tập huấn, Phòng giáo dục cũng rà soát toàn bộ đội ngũ giáo viên các cấp, đặc biệt là giáo viên lớp 2 và lớp 6 báo cáo Sở GD&ĐT để Sở có kế hoạch phối hợp, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ nhằm đáp ứng tốt nhất việc thực hiện chương trình GDPT mới", bà Hà thông tin.
Học chương trình GDPT mới, học sinh được khuyến khích các hoạt động trải nghiệm
Bà Nguyễn Thị Kim Hương- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ Quận 11 cũng cho rằng đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của chương trình GDPT mới. Chính vì thế, 2 năm qua Ban giám hiệu có nhiều yêu cầu đặt ra với đội ngũ giáo viên như: phải tích cực, chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học, trong nghiên cứu chương trình, tài liệu. Mặt khác, giáo viên phải tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh, nhất là với các em tiếp thu chậm để hỗ trợ các em theo kịp chuẩn kiến thức.
"Thuận lợi của TP.HCM là các trường đã có nhiều hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM liên môn. Vì vậy, khi thực hiện chương trình GDPT mới, giáo viên thuận lợi trong việc tiếp cận chương trình mới với những môn theo hướng tích hợp đã dạy. Theo tôi được biết, ngoài việc nâng chuẩn cho đội ngũ hiện tại, Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên theo hướng đặt hàng với các trường sư phạm giai đoạn 2021-2025. Do đó, thời gian tới việc triển khai chương trình các cấp lớp tiếp theo chắc chắn sẽ dần ổn định và thuận lợi hơn"- bà Hương nói.
Dịch Covid-19: Cách nào cho con mùa hè vui, an toàn? Dịch Covid-19 tái bùng phát ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới những kế hoạch của cả cha mẹ, học sinh. Làm sao để con có một mùa hè vui và an toàn? Cùng con vẽ tranh cũng là cách giúp con có mùa hè ý nghĩa - ẢNH: THÚY HẰNG Chị Huỳnh Mỹ Ngọc, điều phối...