Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12: Một lớp học 4 em tham gia đều đạt giải nhất
4/4 học sinh tham gia đều đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12, đội tuyển Hóa học Trường THPT Đồng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã lập nên kỳ tích.
Đây cũng là kết quả cao nhất của đội tuyển Hóa học của nhà trường từ trước tới nay.
Gần 1 tuần trôi qua kể từ khi kết quả kỳ thi học sinh giỏi tỉnh được công bố nhưng niềm vui vẫn lắng đọng trong từng nụ cười, ánh mắt của cô trò đội tuyển Hóa – Trường THPT Đồng Lộc.
Cô Lê Thị Bích Đào và 4 thành viên đội tuyển Hóa học Trường THPT Đồng Lộc.
Đội tuyển học sinh giỏi Hóa của trường do cô giáo Lê Thị Bích Đào dìu dắt. Đội có 4 thành viên đều là học sinh lớp 12A1 gồm: Nguyễn Tuấn Dũng, Trần Thị Hồng Nhung, Nguyễn Mai Linh và Trần Thị Trà Giang.
Cô Lê Thị Bích Đào chia sẻ: “Các em bước vào kỳ thi với rất nhiều áp lực như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thành tích năm ngoái khá cao với 2 giải nhất, 2 giải nhì. Ngay cả tôi cũng áp lực, vậy mà, tất cả cứ như 1 giấc mơ vậy, kết quả này chính là sự ghi dấu về những nỗ lực không ngừng của các em học sinh”.
Thành tích của các em được làm nên từ quá trình miệt mài học tập.
Khép lại những tháng ngày miệt mài ôn luyện với những kỷ niệm vui buồn, khép lại những đêm ngày căng thẳng chinh phục những đề bài khó, khép lại nỗi lo, áp lực khi được các thầy cô giáo và nhà trường trao gửi niềm tin… đội tuyển Hóa đã giành được kết quả ngoài mong đợi.
Video đang HOT
Hồng Nhung vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu đội tuyển với điểm số 19,25/20; Mai Linh đã có sự đột phá về đích với điểm số 18/20, Trà Giang 17,25/20 và Tuấn Dũng 16,75/20. Các em đã mang về niềm vui đầy bất ngờ với 4 giải nhất. Đây cũng là 4/5 giải nhất của môn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sự tận tâm của cô giáo và sự ham học của học sinh đã giúp đội tuyển Hóa học giành được kết quả tốt nhất.
Em Nguyễn Mai Linh tâm sự: “Tự thấy mình chậm và đuối hơn so với 3 bạn nên trong quá trình học tập, em phải nỗ lực hơn rất nhiều. Em tự tạo cho mình áp lực để cố gắng, mỗi bài tập cô ra em đều tập trung cao độ, tìm hiểu kỹ càng, tỉ mỉ để giải quyết vấn đề. Những phần chưa hiểu em thường học hỏi thêm từ các bạn. Điều may mắn là cả đội chúng em học cùng 1 lớp, lại cùng chung đội tuyển trong suốt 3 năm nên gắn bó, hiểu nhau và đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Đó là may mắn của em”.
Hành trình vượt qua áp lực tâm lý với quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh trong năm cuối cùng của đời học sinh đã được cô trò đội tuyển thực hiện bằng những tháng ngày miệt mài ôn luyện. Cô say mê nghiên cứu, tìm thêm các dạng đề, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp để chuyển tải kiến thức; trò nỗ lực động viên, hỗ trợ nhau trong những bài tập khó. Việc học tập, ôn luyện được tranh thủ mọi lúc mọi nơi… Cứ như thế, kiến thức kỹ năng làm bài của học sinh dần dần được bồi đắp.
“Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa năm nay không có yếu tố bất ngờ, cấu trúc và độ khó cũng tương tự như năm trước, tuy nhiên, các kiến thức trong bài nằm trọn ở lớp 12 và bám sát phần kiến thức vận dụng nâng cao trong đề THPT. Chính vì thế, các thí sinh rất tự tin trong quá trình làm bài” – cô Đào chia sẻ thêm.
Trong không khí rạo rực đón mừng xuân mới trên khắp quê hương, các thành viên đội tuyển Hóa học Trường THPT Đồng Lộc càng thêm phấn chấn với niềm vui đầu tiên của năm mới. Đây chính là một khởi đầu đầy tốt đẹp, tạo động lực cho các em trong quá trình thực hiện những ước mơ lớn lao hơn sắp tới.
Trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2021 – 2022, Trường THPT Đồng Lộc có 31 học sinh tham gia, trong đó có 24 em đạt giải, gồm: 5 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba, 4 giải khuyến khích.
Trong số đó, lớp 12A1 có 11 em đạt giải, trong đó có 6 giải nhất (4 Hóa, 1 Lý, 1 Sinh).
Điện Biên: Ôn thi học sinh giỏi quốc gia vào giai đoạn "nước rút"
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay muộn hơn thường kỳ 2 tháng nên diễn ra gần sát với Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn tận dụng công nghệ phục vụ nghiên cứu, trao đổi thông tin.
Cùng với việc ôn luyện, hiện giáo viên được giao nhiệm vụ ôn thi đội tuyển tại Điện Biên đang tìm cách gỡ "áp lực" tâm lý cho học sinh khi bước vào giai đoạn "nước rút".
Áp lực "nhân đôi"
Những ngày này, không khí ôn luyện của các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tại Điện Biên đang "nóng" dần lên. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là nơi được giao nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo nguồn.
Em Trần Đăng Hòa, lớp 12C2 là học sinh đội tuyển Vật lý, cho biết: Để rèn luyện kỹ năng và ôn luyện kiến thức, đội tuyển được thầy, cô hướng dẫn 3 buổi/ngày, thậm chí 4 buổi/ngày nếu học online. Khi giáo viên bận, đội tuyển sẽ đến trường tự học và trao đổi với nhau.
"Thời điểm dịch bệnh bùng phát, chúng em chuyển sang học online nên phần nào ảnh hưởng đến tâm lý, việc trao đổi, tiếp thu kiến thức. Tham gia kỳ thi ai cũng háo hức, nhưng do phải học dồn kiến thức, đối mặt với nhiều áp lực nên chúng em khá căng thẳng".
Cùng chung tâm trạng, em Nguyễn Thị Linh Chi, lớp 12C5, đội tuyển Ngữ văn, tâm sự: Khi biết thông tin kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lùi lại, em khá hoang mang. Bởi theo thông lệ, sau khi hoàn thành kỳ thi này vào khoảng tháng 12 năm trước hoặc tháng 1 năm sau, học sinh sẽ có thời gian đủ dài để ôn thi tốt nghiệp THPT và đại học.
Thời điểm này là giai đoạn nước rút nên nhà trường đã dành mọi sự ưu tiên cho công tác ôn luyện đội tuyển. Theo Thạc sĩ Bùi Thị Anh, Hiệu trưởng nhà trường: Bên cạnh các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trường đã phân công, động viên đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết tranh thủ, tận dụng thời gian hợp lý để hướng dẫn, bồi dưỡng cho học sinh.
Tuy nhiên, cũng theo Thạc sĩ Bùi Thị Anh, lùi thời gian 2 tháng so với mọi năm khiến giáo viên, phụ huynh và nhiều học sinh lo lắng khi các kỳ thi diễn ra khá gần nhau.
"Lịch thi lùi lại, các em có thời gian nhiều hơn để củng cố kiến thức, nhưng kỳ thi học sinh giỏi lại gần sát với thi tốt nghiệp THPT. Học sinh trong đội tuyển không được tham gia các lớp luyện thi đại học. Đó là thiệt thòi của các em nhưng cũng khiến nhà trường lo lắng", cô Anh chia sẻ.
Các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia đang vào giai đoạn nước rút.
"Gỡ" áp lực...
Là giáo viên được giao nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý, thầy Hoàng Tuấn Anh hiểu rất rõ những áp lực của học sinh đội tuyển. Để "gỡ" áp lực này, thầy Tuấn Anh cũng như các thầy, cô hướng dẫn đội tuyển đã kết hợp nhiều hình thức và thời gian trong ngày để tranh thủ hướng dẫn, khơi gợi cảm hứng cho học sinh. Mặc dù lượng kiến thức lớn, thời gian nghỉ không nhiều, nhưng thầy vẫn tranh thủ thời gian động viên học sinh, cố gắng giảm bớt áp lực và tạo không khí thoải mái cho các em.
Về phía nhà trường, theo cô Hiệu trưởng Bùi Thị Anh, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí giáo viên bổ trợ kiến thức cho học sinh đội tuyển. Mục đích là để các em vừa tập trung cho kỳ thi học sinh giỏi, vừa có sự chuẩn bị tốt cho thi tốt nghiệp và đại học... Mỗi thầy, cô giáo luôn đồng hành, sát sao với từng diễn biến tâm lý của học sinh.
"Trước khi các em bước vào kỳ thi, nhà trường cũng tổ chức tiếp lửa, gặp mặt học sinh đội tuyển. Qua những hoạt động như vậy cũng phần nào giúp các em giải tỏa áp lực", cô Hiệu trưởng chia sẻ.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là thử thách quan trọng, bước ngoặt trước ngưỡng cửa cuộc đời mỗi học sinh. Chính bởi vậy, theo em Trần Đăng Hòa, khi được lựa chọn vào đội tuyển đều xác định rõ mục tiêu và nỗ lực. Tuy nhiên, tác động từ phía thầy cô, gia đình cũng rất quan trọng.
"Nhờ đẩy nhanh, gọn kế hoạch học tập nên chúng em đã hoàn thành chương trình kiến thức lớp 12. Bên cạnh đó, thầy cô, bố mẹ cũng thường xuyên động viên, trao đổi về lựa chọn để bước vào con đường đại học nên chúng em bớt phần căng thẳng", Hòa bộc bạch.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2022, Điện Biên có 48 học sinh tham dự 8 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh (6 học sinh/môn). 100% đều là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Học sinh làm sao trước... ma trận tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay? Việc chọn đúng ngành, đúng nghề mình yêu thích, phù hợp nhu cầu của xã hội, giống như mua đúng đôi giày phù hợp cho mình, đi đường xa không mỏi. Trước đây, phương án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, chỉ dựa chủ yếu vào tổ hợp môn theo khối truyền thống A, B, C, D..., điểm tuyển sinh...