Kỳ thi ĐH khốc liệt chưa từng có ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, nơi đỗ đại học quyết định tương lai của một người, các sĩ tử đang đối mặt với áp lực khổng lồ khi việc ôn thi gián đoạn liên tục vì dịch bệnh kéo dài cả năm.
Ngày 3/12, 490.000 lứa học sinh cuối cấp ở Hàn Quốc chính thức bước vào Suneung – kỳ thi đại học nổi tiếng khốc liệt tại xứ kim chi.
Ngưỡng cửa đại học đặt lên vai các sĩ tử gánh nặng khổng lồ, khi điểm số trong kỳ thi còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau trong tương lai, bao gồm cả triển vọng nghề nghiệp và cả hôn nhân.
Năm nay, “cuộc chiến sinh tử” giữa các sĩ tử càng thêm nhiều khó khăn và mệt mỏi chồng chất khi dịch bệnh kéo dài cả năm.
Sau khi kỳ thi công chức hay kỳ bầu cử diễn ra suôn sẻ trước đó, Hàn Quốc quyết định tổ chức Suneung giữa lúc những ca nhiễm mới vẫn đang xuất hiện mỗi ngày.
Dù dịch bệnh đang diễn biến xấu đi, Hàn Quốc vẫn quyết định không hủy kỳ thi đại học vào năm nay. Ảnh: Korea Times.
Thí sinh mắc Covid-19 vẫn dự thi như bình thường
Dưới tác động của Covid-19, Suneung chuẩn bị diễn ra theo cách chưa từng có, còn chính phủ Hàn đang đứng trước áp lực để đảm bảo gần nửa triệu thí sinh dự thi được đảm bảo an toàn.
“Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và là người chịu trách nhiệm về kỳ thi Suneung, tôi đề nghị mọi người hạn chế các hoạt động xã hội hàng ngày trong 1 tuần để tạo điều kiện cho những người dự thi và gia đình của họ”, bà Yoo Eun-hae phát biểu.
Một tuần trước ngày thi, các trường cấp 3 và những lò luyện thi trên toàn quốc đều đã chuyển sang hình thức học từ xa, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục. Biện pháp này nhằm giảm thiểu rủi ro lây nhiễm giữa các thiếu niên.
Hơn 1.300 điểm thi được thiết lập theo các phương án đảm bảo an toàn. Những bước chuẩn bị cuối cùng đang được thực hiện trước khi thí sinh bước vào phòng thi.
Các sĩ tử Hàn Quốc trải qua kỳ thi đại học chưa từng có vào năm nay do tác động của Covid-19. Ảnh: Korea Times.
Mỗi phòng thi sẽ chứa tối đa 24 người, so với con số 28 người như mọi khi. Các tấm ngăn bằng nhựa được lắp đặt ở mỗi vị trí ngồi để ngăn chặn virus lây lan.
Tất yếu, không thể thiếu các biện pháp phòng dịch cơ bản như tất cả thí sinh phải kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm bài, mang theo khẩu trang dự phòng.
Tuy nhiên, không giống những năm trước, ngày tập trung nhận phòng thi bị hủy bỏ.
Vì Suneung là cột mốc mang tính quyết định với các sĩ tử, Bộ Giáo dục Hàn Quốc vẫn cho phép bệnh nhân đang mắc Covid-19 tham gia. Những người này chuyển đến các bệnh viện, cơ sở giáo dục được chỉ định vào thời điểm 3 tuần trước kỳ thi và làm bài thi tại đây theo lịch thông thường.
Video đang HOT
Những học sinh đang nghi nhiễm Covid-19 sẽ tập trung thi ở phòng riêng, với tối đa 4 người/phòng.
Học sinh Hàn vốn cày ngày cày đêm cho kỳ thi đại học, song việc ôn thi bị gián đoạn nhiều lần trong năm nay, khiến tâm lý phụ huynh lẫn sĩ tử thêm phần bất an. Ảnh: Ariang.
Học sinh nghèo mất nhiều cơ hội ôn thi
“Việc chuyển sang học từ xa mặc dù cần thiết vào thời điểm này, nhưng cũng dễ làm gia tăng khoảng cách thành tích khi nhiều học sinh phải dựa vào năng lực cá nhân để tự học ở nhà mà không có sự giúp đỡ của thầy cô”, một giáo viên ở Seoul nói về khoảng thời gian học trực tuyến 1 tuần trước kỳ thi.
Trên thực tế, khoảng cách giàu nghèo, khác biệt gia cảnh giữa các học sinh Hàn Quốc đã bộc lộ ngay từ khi dịch bệnh tấn công nước này và các trường học chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Với những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, việc ôn thi càng áp lực hơn vì không đủ điều kiện vật chất để tham gia đầy đủ các buổi học online. Điều này tạo cơ hội cho những học sinh từ gia đình khá giả hơn vươn lên dẫn trước điểm số.
Ở một kỳ thi mang tính cạnh tranh khốc liệt như Suneung, từng cách biệt nhỏ cũng đủ khiến những đứa trẻ và bậc phụ huynh đau đầu. Và đại dịch đã càng khoét sâu vào nỗi lo đó.
Dù Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhận ra sự thiếu công bằng đó và đưa ra các biện pháp khắc phục như bố trí thầy cô giáo phụ đạo thêm, lứa học sinh nghèo cuối cấp tại Hàn vẫn không thể học tập một cách hiệu quả nhất trong thời gian lên lớp trực tuyến.
Theo kết quả khảo sát được chính phủ Hàn Quốc công bố hồi tháng 9, 80% trong số 51.021 giáo viên nhận định rằng khoảng cách điểm số giữa học sinh giỏi nhất và yếu nhất đang có xu hướng gia tăng.
Tại Hàn Quốc, việc học giỏi, đỗ đại học quan trọng hơn tất thảy vì kết quả thi quyết định tương lai. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, Hagwon – các trung tâm học thêm, luyện thi tư nhân tại Hàn Quốc vốn luôn chật cứng học sinh – cũng nhận lệnh đóng cửa hồi đầu năm. Học sinh đến ôn thi, ngồi san sát nhau ở khoảng cách gần khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh càng đáng lo ngại.
Theo thống kê, 75% học sinh Hàn Quốc đều theo học tại các trung tâm hoặc mời gia sư tư nhân. Đáng nói, số tiền các gia đình trung và thượng lưu bỏ ra cho việc học thêm của con cái nhiều gấp 5 lần so với các hộ thu nhập thấp.
Một gia đình trung lưu có thể sẵn sàng đầu tư 2 triệu won/tháng (1.750 USD) cho con cái, chưa kể các chi phí khác. Số tiền đắt đỏ nhưng được cho là xứng đáng, miễn sao đứa trẻ ghi danh vào đại học.
Nhưng con số nói trên là không tưởng với những học sinh nhà nghèo.
Tuy vậy, ngay cả với những học sinh có đủ điều kiện, chuyện dịch bệnh làm xáo trộn mọi thứ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.
Trường học buộc phải đóng cửa vì virus lây lan, học đan xen giữa lên lớp và qua màn hình khiến quá trình ôn thi bị gián đoạn. Nhiều em thừa nhận không thể tập trung hết khả năng khi cứ ngồi lì trước máy tính hay vài bữa lại có thông báo nghỉ học.
Chuyện ít biết về một ngày đi học của học sinh châu Á
Như Việt Nam, năm học mới 2020 đã bắt đầu ở nhiều nước châu Á, hàng chục triệu học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lại bắt đầu vào guồng quay học tập.
Tuy văn hóa học tập mỗi nước một khác, nhưng học sinh ở Châu Á có đặc điểm chung là đều rất bận rộn với việc học tập. Tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, học sinh theo đuổi các chương trình học tập và dành thời gian luyện tập khác nhau.
Lớp 1521 trường Song ngữ Changjun ở Trung Quốc. (Ảnh: Medium)
Lịch học dày đặc ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, các em học sinh từ cấp 2 trở lên có lịch sinh hoạt khá nặng với 6,5 ngày học mỗi tuần. Từ 7giờ 30 đến 21 giờ là thời gian học sinh dành cho trường lớp và bài tập về nhà, và có rất ít thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa và vui chơi.
Tại trường nội trú cấp 2 Song ngữ Changjun, có 24 lớp năm nhất với khoảng 60 em mỗi lớp. Mỗi học sinh được xếp hạng dựa trên điểm kiểm tra và thành tích học tập, các lớp được xếp dựa trên thành tích của học sinh.
Giống như nhiều ngôi trường khác ở Trung Quốc, học sinh ở đây học cùng một lớp trong suốt 3 năm trung học cơ sở, trường hợp thành tích của học sinh có sự thay đổi lớn, các em sẽ được chuyển sang lớp có trình độ phù hợp.
Trong khi học sinh Mỹ đã quen với việc tự học trong không gian riêng, học sinh Trung Quốc lại tự học trên lớp cùng các bạn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em có thể tự do làm bài tập về nhà hoặc học bài trong giờ tự học, nhưng bắt buộc phải làm đủ bài tập trên lớp.
Điều đáng ngạc nhiên là giữa lịch trình học tập dày đặc như vậy, các em vẫn cố gắng dành thời gian để trau dồi tài năng, sở thích và kỹ năng xã hội, chủ yếu là trong giờ giải lao và giờ ăn.
Các em học sinh tại trường Song ngữ Changjun trong giờ giải lao. (Ảnh: Medium)
Hàn Quốc: Thi cử, thi cử và tiếp tục thi cử
Tại Hàn Quốc, tất cả học sinh đều phải nỗ lực để vượt qua kỳ thi Suneung tổ chức hàng năm. "Suneung" là tên viết tắt của tiếng Hàn cho bài kiểm tra khả năng học tập bậc đại học nhằm "định hướng cuộc sống". Kỳ thi đại học quốc gia Suneung của Hàn được ví như kỳ thi SAT ở Mỹ.
Suneung bao gồm các bài kiểm tra về địa lý, đạo đức, tư tưởng Hàn Quốc, luật, chính trị, lịch sử thế giới và vô số chủ đề khác. Đạt được điểm cao không chỉ là minh chứng cho năng lực học tập mà còn là chìa khóa quyết định cuộc đời của công dân Hàn Quốc.
Học sinh nước này bắt đầu luyện thi Suneung ngay từ 13 hoặc 14 tuổi, bằng cách tham gia các viện nghiên cứu. Các trường học đều cho học sinh luyện thi hàng giờ mỗi ngày sau khi kết thúc tiết học bình thường. Mỗi ngày các em học tối đa 16 giờ, với mong muốn đỗ vào những tường đại học danh tiếng như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei, thường được gọi bằng từ viết tắt "SKY".
Theo BBC, trong số hàng trăm nghìn người tham gia kỳ thi, chỉ khoảng 2% là đỗ. Nhưng sau khi đỗ đại học, hàng triệu người Hàn Quốc vẫn buộc phải tiếp tục học ngay cả khi đã tốt nghiệp.
" Tôi học mỗi ngày, bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 1 giờ đêm", Lee Jin-hyeong, 35 tuổi, đang theo học chuyên ngành khoa học máy tính tại trường đại học và đang chuẩn bị tham gia kỳ thi công vụ để trở thành cảnh sát, cho biết.
Nguyên nhân là tại Hàn Quốc, nhiều vị trí làm việc chủ chốt hoặc công việc tại các tập đoàn lớn như Samsung, LG và Hyundai đều yêu cầu chứng chỉ hoặc các bằng cấp cao.
Một thí sinh chuẩn bị cho bài kiểm tra Suneung ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: EPA)
" Tôi bắt đầu làm những bài kiểm tra kiểu này từ khi học tiểu học", Minji Kim, 29 tuổi, cho biết và chia sẻ rằng cô đã trải qua hơn 50 kỳ thi. " Đối với một số kỳ thi, tôi biết chúng có khả năng thay đổi cuộc đời, vì vậy tôi không thể ra ngoài vào cuối tuần mà dành toàn bộ thời gian cho việc học".
Cô Kim cho biết thêm những bài kiểm tra này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và thường yêu cầu người nộp đơn "tạm dừng lịch sinh hoạt" để ưu tiên cho kỳ thi.
Nhưng ngay cả khi đã nhận được việc làm, người Hàn vẫn phải thi tiếp để thăng tiến trong công việc: " Nếu bạn muốn được thăng chức, bạn cần phải thực hiện bài kiểm tra để được thăng chức. Ví dụ, bạn cần đạt được một mức điểm hoặc giấy phép cụ thể nào đó", cô Kim nói.
Học sinh Nhật Bản: Trường học là nhà
Hệ thống giáo dục Nhật Bản là một trong những tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất tới giới trẻ Nhật Bản, do học sinh nước này dành phần lớn thời gian tại trường.
Học sinh Nhật Bản dành tới 240 ngày mỗi năm ở trường. Thậm chí trong cả thời gian chuẩn bị lễ hội và sự kiện hàng năm của trường như Ngày Văn hóa, Ngày Thể thao, dã ngoại,...học sinh Nhật vẫn dành nhiều thời gian trên lớp hơn so với học sinh Mỹ. Theo truyền thống, thứ Bảy học sinh được nghỉ.
Sau bậc trung học cơ sở, học sinh theo học tại các trường dựa trên điểm thi tuyển sinh trung học phổ thông. Do đó, một số học sinh phải đi một quãng đường rất xa để đi học.
Thông thường, học sinh trung học Nhật Bản đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường nếu khoảng cách không quá lớn. Nếu ở xa, họ phải đi xe buýt hoặc tàu điện. Nhiều em học sinh mất tới 2 giờ mỗi ngày để di chuyển.
Mỗi sáng, giờ học bắt đầu lúc 8h30 và học sinh thường về nhà sớm nhất vào 6h30 chiều, do còn sinh hoạt câu lạc bộ sau giờ học. Hành vi của học sinh trên đường đến trường cũng được quy định bởi các chính sách của các trường. Một số hoạt động nơi công cộng như nhai kẹo cao su, ăn vặt, đọc sách khi đi dạo,... đều bị cấm.
Lớp học sẽ bắt đầu với nhiệm vụ điểm danh và đọc thông báo. Các hoạt động này thường do học sinh tự thực hiện theo lịch trình luân phiên gọi là "toban". Mỗi lớp có trung bình từ 40 - 45 người. Học sinh dành hầu hết thời gian ở trong một phòng học trong khi các giáo viên di chuyển giữa các lớp, trừ giờ thể dục.
Trong giờ nghỉ giải lao và giờ ăn, lớp học có thể rất ồn ào, náo nhiệt. Không phải trường nào cũng có nhà ăn nên các em thường mang cơm từ nhà đi.
Học sinh tại thành phố Saga, tỉnh Saga trở lại trường, sáng 6/4. (Ảnh: Kyodo/ Japan Today)
Tuy việc lựa chọn khóa học và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục Nhật Bản quyết định, nhưng các trường vẫn có quyền tự chủ hạn chế trong việc phát triển chương trình giảng dạy của họ.
Học sinh ở các trường trung học phổ thông thường học 3 năm cho mỗi môn sau: Toán, Xã hội học, Tiếng Nhật, Khoa học và Tiếng Anh. Các môn học khác bao gồm giáo dục thể chất, âm nhạc, nghệ thuật và nghiên cứu đạo đức. Tất cả học sinh trong một cấp học các môn giống nhau.
Tới cuối ngày, tất cả học sinh cùng tổng vệ sinh trường học. Họ quét các lớp học và hành lang, đổ rác, dọn phòng vệ sinh, lau bảng và nhặt rác trên sân trường. Sau đó hầu hết các em sẽ tụ tập để họp câu lạc bộ ngay tại trường.
Trèo lên cây để... học từ xa Dịch COVID-19 buộc các trường học ở Indonesia phải đóng cửa và chuyển sang học từ xa. Nhưng với những người nghèo ở nông thôn, việc học từ xa trở nên đặc biệt khó khăn. Ba nữ sinh Teara Noviyani 19 tuổi, Siti Salma 13 tuổi và Fitri Zahrotul 15 tuổi đang học bên vệ đường ở Kenalan, Indonesia vì ở đó sóng...