Kỷ nguyên tàng hình kết thúc: Tàu ngầm Mỹ mất lợi thế
Cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Hải quân Mỹ sắp thành hiện thực: Công nghệ mới sẽ giúp các quốc gia khác xác định quỹ đạo di chuyển mà trước đây rất khó xác định của các tàu ngầm tàng hình Mỹ .
Công nghệ mới sẽ giúp các quốc gia khác xác định đường đi của tàu ngầm tàng hình Mỹ. (Ảnh: US Navy)
Đó là khẳng định của giáo sư James Holmes, chuyên gia nghiên cứu về hoạt động tác chiến chiến lược của Hải quân Mỹ, trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest hôm 14/6.
Tàu ngầm nguyên tử tàng hình của Mỹ từ trước đến nay vẫn có lợi thế khó bị phát hiện khi di chuyển dưới nước. Tuy nhiên, một cuộc cách mạng công nghệ mới sẽ có thể vô hiệu hóa lợi thế này, từ đó làm giảm khả năng hiện thực hóa “chính sách đối ngoại đầy tham vọng” của Washington tại các vùng biển xa, theo giáo sư James Holmes.
Gần 60 năm trước, tàu ngầm tàng hình Mỹ đã trở thành “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến dưới mặt biển, khi sự ra đời của động cơ hạt nhân cho phép tàu ngầm di chuyển dưới mặt nước trong khoảng thời gian dài. Do đó không một lực lượng chống tàu ngầm nào có thể phát hiện ra chúng qua sóng vô tuyến hoặc radar.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một bước tiến công nghệ mới đang chuẩn bị lật đổ ưu thế tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Phương pháp mới về phát hiện và điều khiển phóng tên lửa sẽ cho phép các lực lượng chống tàu ngầm đối địch ( ASW) phát hiện đường đi của một chiếc tàu ngầm Mỹ, sau đó chuyển đổi thông tin này thành các dữ liệu theo dõi và định vị.
“Đó là một dự đoán tàn nhẫn. Thay đổi đột ngột có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với những cơ quan lớn như Hải quân. Thật khó để đối mặt với tiến trình này”, giáo sư Holmes nhận định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho biết trường hợp của tàu ngầm Mỹ không hẳn là hoàn toàn tuyệt vọng. Ông cho rằng tàu ngầm hiện nay có thể hoạt động như chiến đấu cơ F-22 và F-35 thế hệ mới nhất, chủ yếu dựa trên “các biện pháp đối phó chủ động” như tác chiến điện tử thay vì ẩn nấp.
Dù sao đi nữa, tàu ngầm Mỹ sẽ không còn “tàng hình” khỏi tầm mắt của đối thủ, ông Holmes khẳng định, đồng thời bổ sung rằng rất có khả năng bức tranh cuộc chiến dưới mặt nước sẽ trở nên sôi nổi tương tự như cuộc chiến trên không và trên mặt nước.
“Trong tương lai không xa, tàu ngầm sẽ không còn được coi là đặc biệt như trước đây nữa. Và chúng sẽ không còn được gửi đi làm những công việc quan trọng trong các hoạt động độc lập nữa. Trong tương lai không xa, một cuộc cách mạng văn hóa, chứ không chỉ công nghệ, sẽ diễn ra. Bạn hãy ghi nhớ điều này”, giáo sư Holmes kết luận.
Nghi Phương
Theo Dantri/Sputnik
Mỹ cần thuyết phục Trung Quốc về tự do hàng hải
Hành động của Trung Quốc ở biển Đông và khu vực có thể ví như Trung Quốc đang ném cát vào mắt Mỹ, dù cay nhưng giúp Mỹ mở to mắt hơn để nhìn thấy mối đe dọa của Trung Quốc.
Một góc khu vực TQ cảo tạo Gạc Ma trái phép ở Trường Sa của VN. (Ảnh:Vietnamnet)
Đó là nhận định của nhà phân tích cao cấp Joseph Bosco (cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia) trong bài đăng trên tạp chí National Interest (Mỹ) hôm 25-5.
Tác giả ghi nhận mặc cho Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế hành động đơn phương nhằm thực thi các tuyên bố không rõ ràng trên biển và tránh quấy nhiễu tự do hàng hải, Trung Quốc vẫn phớt lờ, cố tình mở rộng các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang vật lộn tìm thời điểm và địa điểm thích hợp để khẳng định quyền tự do hàng hải theo Công ước của LHQ về Luật Biển, một công ước Mỹ tuân theo dù không ký kết trong khi Trung Quốc đã ký kết nhưng lại không tuân theo.
Nhà phân tích Joseph Bosco nhận thấy trong phương pháp hành động phản đối Trung Quốc, Mỹ dường như "bâng khuâng đứng giữa hai làn nước": Hoặc tiến hành quyền tự do hàng hải bình thường, hoặc không làm gì ngoài phản đối suông bằng lời nói và ngoại giao như một cách ngầm thừa nhận các đảo bồi đắp trái phép là của Bắc Kinh.
Ông cho rằng Mỹ cần phải thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển Đông, nếu không uy tín của Mỹ trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng lớn. Nếu nhìn về quá khứ, người ta nhận thấy Mỹ kiên quyết hơn trong lời nói lẫn hành động chứ không quá do dự như bây giờ. Tháng 11-2013, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, ngay lập tức Mỹ đáp trả bằng cách điều động hai máy bay ném bom B-52 bay vào vùng nhận dạng này.
Tháng 1-2008, Bắc Kinh lên tiếng phản đối nhóm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Lúc đó Đô đốc Timothy Keating, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, đã khẳng khái tuyên bố: "Mỹ không cần Trung Quốc cho phép khi đi qua eo biển Đài Loan. Mỹ sẽ thực hiện quyền tự do qua lại của Mỹ bất cứ khi nào Mỹ cần, hay chính xác hơn là bất cứ khi nào Mỹ chọn".
Thái độ không bằng lòng của Mỹ đối với các hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đang được thể hiện bằng nhiều cách khác. Nhiều khả năng Lầu Năm Góc sẽ không mời hải quân Trung Quốc tham gia Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vào năm tới. Hội nghị các nhà lãnh đạo lực lượng đổ bộ châu Á-Thái Bình Dương (PACOM) ở Hawaii trong tháng 5 cũng vắng bóng Trung Quốc.
Mỹ cần phải thuyết phục TQ rằng tham gia hay không không phải là vấn đề, mà quan trọng là phải quan sát tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo Anh Thao
Pháp luật TPHCM
Nhật đồng ý tiết lộ bí mật tàu ngầm với Úc Hội đồng an ninh quốc gia Nhật đã phê chuẩn việc chia sẻ các dữ liệu kỹ thuật về công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản với Úc. Nhật cũng đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia quá trình đấu thầu nhằm chế tạo 12 tàu ngầm cho Úc. Tàu ngầm công nghệ cao lớp Soryu của Nhật (Ảnh: News.com.au) Hôm thứ...