[Kỹ năng sống] Không nên tự chữa bệnh cho con
Cha mẹ cũng có thói quen sử dụng toa thuốc lần trước để mua thuốc cho trẻ khi trẻ bị bệnh tương tự vì cha mẹ nghĩ rằng lần trước bệnh giống giống lần này nên chỉ cần mua một toa thuốc “y chang lần trước” là trẻ có thể khỏi bệnh.
Việc phụ huynh tự ý kê đơn và mua thuốc về cho trẻ uống có thể do những lý do sau đây: Nhiều gia đình kinh tế quá khó khăn không đủ khả năng chi trả những chi phí khám chữa bệnh cho trẻ, hơn nữa thời gian chờ đợi khám chữa bệnh khá lâu, thuốc men quá đắt đã khiến cho cha mẹ không mấy hào hứng trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Nhiều gia đình cư trú tại những vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với cơ sở y tế địa phương còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Những kiến thức liên quan đến sức khỏe, những phương pháp chữa trị và chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận thông qua phương tiện sách báo, hệ thống truyền thông đại chúng, mạng xã hội, khiến nhiều bậc phụ huynh rất tự tin khi làm “bác sĩ cho con” thông qua việc tự kê đơn và mua thuốc về điều trị cho trẻ.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Cha mẹ cũng có thói quen sử dụng toa thuốc lần trước để mua thuốc cho trẻ khi trẻ bị bệnh tương tự vì cha mẹ nghĩ rằng lần trước bệnh giống giống lần này nên chỉ cần mua một toa thuốc “y chang lần trước” là trẻ có thể khỏi bệnh.
Việc cha mẹ có thói quen sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ cũng bởi vì các bậc phụ huynh nghĩ rằng con mình bị bệnh cũ tái phát. Nhưng nên lưu ý bệnh cũ có thể bị tái phát, tuy nhiên lần này bệnh có thể diễn tiến đến mức nặng hơn, hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống bệnh cũ nhưng lần này lại là một bệnh khác.
Ngoài ra, không ít phụ huynh lại cho trẻ dùng thuốc không đúng liều, tình huống thực tế có thể là cho trẻ dùng thuốc không đủ liều do tâm lý sợ thuốc gây hại cho trẻ cụ thể như thay vì cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, cha mẹ lại chỉ cho trẻ uống 1 – 2 lần/ngày.
Một số phụ huynh cho trẻ uống thuốc không đúng cách làm trẻ không nhận đủ lượng thuốc làm cho bệnh của trẻ không thể thuyên giảm như pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú và trẻ không thể bú hết bình sữa nên không thể nhận đủ lượng thuốc.
Về mặt Y học, phụ huynh cần nên biết một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám và chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và chỉ có giá trị trong đợt bệnh đó. Chính vì lý do đó, nếu cha mẹ tự ý chẩn đoán rồi mua thuốc về điều trị bệnh cho trẻ hoặc sử dụng lại toa thuốc lần trước cho đợt bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ với những hậu quả:
Thuốc sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ làm bệnh không thuyên giảm đôi khi diễn biến nặng hơn.
Thuốc sử dụng không đúng liều lượng vì cân nặng của trẻ có thể thay đổi theo thời gian nên việc điều trị có thể không hiệu quả.
Việc sử dụng lại toa thuốc lần trước có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những trẻ lần này lại mắc bệnh nghiêm trọng hơn lần trước mà phụ huynh không có khả năng phát hiện sớm bệnh cho trẻ.
Do vậy, phụ huynh nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ nhất là việc định liều thuốc sử dụng hợp lý nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối trong suốt thời gian trị bệnh cho trẻ.
Trường hợp quá khó khăn trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ, nhất là những phụ huynh sống ở vùng sâu, vùng xa chỉ có thể đến tiệm thuốc mua một số thuốc cho trẻ uống, trong trường hợp này phụ huynh nên hỏi kỹ cách sử dụng thuốc từ dược sĩ phụ trách quầy thuốc hoặc đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Nếu sau 2 – 3 ngày điều trị tại nhà mà bệnh không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn.
Người thành phố đang tiêu thụ quá nhiều thịt
Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia dinh dưỡng năm 2021 - 2030 đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức ngày 30.3.
Ảnh: Shutterstock
Theo GS-TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các điều tra dinh dưỡng cho thấy, trong 10 năm qua (2010 - 2019), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi từ 29,3% xuống còn 19,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gầy còm từ 7,1% xuống còn 5,2%.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh miền núi, tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ này vẫn ở mức cao như: Hà Giang 31,7%; Cao Bằng 30,4%; Kon Tum 33,4% và Gia Lai là 32%.
Theo GS Tuyên, chiến lược can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trên toàn quốc giai đoạn tới (2021 - 2030) sẽ tập trung can thiệp phòng suy dinh dưỡng cho vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Đồng thời, cần có các giải pháp truyền thông đến người dân về dinh dưỡng hợp lý.
Đơn cử, mức tiêu thụ thịt trung bình của người VN hiện là 134 gr/người/ngày; riêng khu vực các thành phố lớn hiện ở mức 154 gr/người/ngày là quá cao so với mức khuyến nghị nên tiêu thụ ở mức 50 - 80 gr thịt/người ngày, tùy theo cân nặng và cường độ lao động.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều thịt, trong đó có thịt đỏ (ảnh), là một trong những yếu tố được khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt là gánh nặng cho thận; gia tăng rối loạn chuyển hóa (tăng a xít uric máu, gây bệnh gout).
Cách tính chỉ số BMI và tầm quan trọng của BMI với sức khỏe BMI là chỉ số quan trọng để đánh giá tỷ lệ cân nặng và chiều cao của bạn có tương xứng hay không. Trên thực tế, tỷ lệ này còn có vai trò quan trọng trong xác định rủi ro sức khỏe. Vậy cách tính BMI như thế nào? Làm thế nào để xác định chỉ số này của cơ thể? Chỉ số...