Kỹ năng sống – Giáo dục yêu thương cho hơn 700 học sinh ở Hải Dương
Chiều 6/12, Trung tâm khoa học giáo dục và đào tạo Đức Trí (Trung tâm Đức Trí) phối hợp với trường Tiểu học Cẩm Chế (huyện Thanh Hà, Hải Dương) tổ chức chương trình “Ngoại khóa Kỹ năng sống với chủ đề Giá trị yêu thương” nhằm giúp các em học sinh hiểu được những bài học về tình yêu thương.
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Yến – Hiệu trưởng trường tiểu học Cẩm Chế.
Dự buổi ngoại khóa có đại diện thầy cô giáo là quản lý các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Hà như: Hồng Lạc, Việt Hồng, Liên Mạc, Thanh Lang, Tân Việt, Trường Thành, Kim Đính…
Về phía trường tiểu học Cẩm Chế có cô Nguyễn Thị Quỳnh Yến – Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô giáo và hơn 700 học sinh trường tiểu học Cẩm Chế tham dự.
Sau phần văn nghệ chào mừng là những câu chuyện vô cùng cảm động nói về Mẹ của các thầy cô Trung tâm Đức Trí chia sẻ. Qua câu chuyện ấy đã lấy đi rất nhiều những giọt nước mắt không chỉ học sinh mà còn cả các vị đại biểu cùng các thầy giáo, cô giáo trường tiểu học Cẩm Chế.
Học sinh trường tiểu học Cẩm Chế hào hứng tại buổi ngoại khóa kỹ năng sống.
Đặc biệt là câu chuyện “Bà Mẹ một mắt” đã phần nào đánh thức được những trái tim non trẻ đã hơn một lần, dù vô tình hay cố ý làm buồn lòng cha mẹ, bởi đây là câu chuyện về lòng biết ơn sâu sắc nghĩa tình.
Qua câu chuyện đã gửi tới các em học sinh thông điệp của sự thành công trong cuộc sống, đó là: quan tâm, giúp đỡ, lòng biết ơn, tự giác và sự hi sinh, với hy vọng các em sẽ cố gắng học tập, cố gắng vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và không từ bỏ những ước mơ, hoài bão của mình.
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Yến – Hiệu trưởng trường tiểu học Cẩm Chế nhấn mạnh, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
“Tôi hy vọng chuyên đề ngoại khóa này sẽ đem đến sự trải nghiệm sâu sắc và gắn kết yêu thương toàn thể đại gia đình trường Tiểu học Cẩm Chế.
Video đang HOT
Buổi ngoại khóa học sinh đã học được rất nhiều điều đó là sự trân trọng những gì mình đang có, hiểu được tấm lòng của bố mẹ ông bà, cô giáo đã dành tặng cho các bạn và các bạn đã cùng nhau hứa sẽ học tập tốt để xứng đáng con ngoan trò giỏi…”, cô Nguyễn Thị Quỳnh Yến nói.
Đăng Chung
Theo giaoducthoidai
Giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh để xây dựng trường học hạnh phúc
Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, nhiều trường học tại Hải Phòng đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết: "Tháng 7/2019, nhà trường đã khánh thành và bàn giao ngôi nhà "Khăn quàng đỏ" tặng em Bùi Thành Vinh (học sinh lớp 6D1).
Em Vinh là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cả gia đình sống trong căn nhà nhỏ (ở ngách 36, ngõ 30 đường Trần Nguyên Hãn) đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa bão".
Nguồn kinh phí để xây ngôi nhà "Khăn quàng đỏ" được lấy từ quỹ "Thắp sáng ước mơ" do phụ huynh học sinh nhà trường và các nhà hảo tâm đóng góp với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng.
Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (quận Lê Chân, Hải Phòng) khánh thành công trình măng non "ngôi nhà khăn quàng đỏ" tặng em Vũ Thành Vinh (Ảnh: Lã Tiến)
Theo cô giáo Hương, đây là việc làm thực sự có ý nghĩa, mang tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, qua đó giúp gia đình em Vinh ổn định cuộc sống, tiếp thêm sức mạnh để em vươn lên trong học tập.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thêm, thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ và xây mới những ngôi nhà tình nghĩa tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng trên địa bàn quận Lê Chân.
"Đó là những việc làm nhân văn mà các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đau đáu trong lòng.
Những việc làm thiết thực đó không chỉ góp sức, chung tay thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn, mà còn góp phần giáo dục học sinh về lòng nhân ái trong một môi trường giáo dục nhân văn", cô giáo Hương chia sẻ.
Được biết, trong những năm qua, Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: "Xuân gắn kết yêu thương", Đêm hội trăng rằm, Thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng nhân ngày 27/7, trao tặng 50 thẻ bảo hiểm y tế, quần áo, sách giáo khoa cho học sinh nghèo...
Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng thành công nhiều chuyên đề như: Phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục; xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường.
Các hoạt động trải nghiệm như: thăm quan Bảo tàng Hải quân, Bến tàu không số, Vương triều nhà Mạc, Núi voi,...
Những hoạt động trên được hơn 2.300 học sinh của nhà trường hưởng ứng nhiệt tình, tạo sức lan tỏa rộng lớn tới các em.
Từ đó, học sinh được giáo dục đạo đức, tình yêu thương song hành với những kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và bạn bè trước những tình huống ngoài cuộc sống.
Để thay đổi nhận thức cho học sinh, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Ngô Quyền) đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống.
Năm học 2018-2019, nhà trường tập trung thực hiện mô hình "Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo", với việc tổ chức cho các em nhảy flashmob trong giờ ra chơi, tạo những khoảng sân để các em được chơi những môn thể thao mình yêu thích như: bóng rổ, bóng bàn, cầu lông,...
Vào giờ ra chơi thứ 3,5,7 hằng tuần, Chi đoàn giáo viên phân công các đoàn viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành về góc vật lý, góc hóa học, góc sinh học, góc công nghệ cho các em học sinh theo lịch đăng ký của các Chi đội trong tháng...
Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí thông qua triển khai kế hoạch "Trải nghiệm sáng tạo ngoài nhà trường" tới tất cả chi đội, theo bốn chủ đề, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh 4 khối lớp.
Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Ngô Quyền) đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. (Ảnh: Lã Tiến)
Khối 6 tham gia ủng hộ hơn 151 triệu đồng, tổ chức 4 buổi đi thăm, tặng quà Làng trẻ Hoa Phượng, Trại dưỡng lão An Lão, Làng trẻ SOS, người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp.
Khối 7 thăm Bảo tàng quân khu 3, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng thành phố, Doanh trại quân đội, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ quận.
Khối 8 thăm các làng nghề như: Làng nghề gốm tại khu trải nghiệm Vương triều nhà Mạc, Làng nghề tranh Đông Hồ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Khối 9 tổ chức các hành trình về nguồn, thăm các địa chỉ đỏ như đền thờ thầy giáoChuvăn An, đền thờ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn miếu Quốc Tử Giám, tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp,...
Theo thầy giáo Phạm Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, học sinh nhà trường không chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm mà còn được tham gia các cuộc thi và giành nhiều giải thưởng cấp quốc gia và thành phố.
Các cuộc thi như: "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng".
Đó là những hoạt động bổ ích, giúp học sinh trau dồi thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống từ đó nhận thức của các em được thay đổi tích cực.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, năm học 2018-2019, các nhà trường đã tổ chức được 600 chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo.
Nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh theo hướng mở, mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện trong điều kiện mới.
Hiện, 100% trường học của thành phố thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Hiểu trò bằng cả trái tim Để yêu thương, dạy dỗ học trò từ kiến thức cũng như rèn giũa đạo đức, kỹ năng sống, trước hết giáo viên phải hiểu được tính cách lứa tuổi mà mình đang tiếp xúc. Đó là chia sẻ của cô Phạm Thị Ngọc, GV bộ môn Toán, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khi chia sẻ về trường học hạnh...