Kỷ lục Guiness cho bộ sưu tập 10.000 trò chơi điện tử
Sở hữu 10.607 bộ trò chơi điện tử các loại, nhà thiết kế trò chơi điện tử người Mỹ Michael Thomasson sống tại vùng ngoại ô Buffalo của thành phố New York đã được ghi tên vào sách kỷ lục thế giới Guinness 2014 với bộ sưu tập trò chơi điện tử lớn nhất thế giới.
Michael Thomasson cùng bộ sưu tập của mình. (Nguồn: AP)
Theo kỷ lục xác lập ngày 24/12, bộ sưu tập trên của Thomasson đã đánh bại kỷ lục trước đó được ghi nhận năm 2010 của Richard Lecce với 8.616 bộ trò chơi.
Chứng chỉ của Guinness ghi nhận số trò chơi ông Thomasson sở hữu là 10.607 bộ theo lần đếm chính thức cuối cùng cách đây một năm, tuy nhiên, Thomasson cho biết con số này nay đã lên tới trên 11.000 sau khi ông tìm thấy một lượng lớn các bộ trò chơi để riêng chưa đếm.
Video đang HOT
Bộ sưu tập chất đầy tầng hầm nhà Thomasson bao gồm đủ loại trò chơi điện tử, từ loại chạy bằng đầu đĩa cũ cho tới các trò chơi hiện đại như Xboxes và PlayStation mà theo chủ nhân của chúng đều đang trong tình trạng sử dụng tốt.
Phát biểu sau khi nhận chứng chỉ của tổ chức Guiness, Thomasson cho biết bộ trò chơi đầu tiên ông nhận được là Cosmic Avenger vào dịp Giáng sinh năm ông 12 tuổi, cách đây 31 năm.
Tuy nhiên, nhà sưu tập này cũng từng hai lần “giải tán” bộ sưu tập khổng lồ này khi cần tiền để phát triển game Sega Genesis năm 1989 và cho đám cưới của mình năm 1998, nhưng ông đã thu thập lại ngay sau đó.
Thomasson thú nhận bản thân mình chưa chơi hết được lượng trò chơi khổng lồ trên. Thomasson ước tính gia tài độc đáo này của mình giá trị khoảng 700.000-800.000 USD.
Với tình yêu trò chơi điện tử, bên cạnh thiết kế trò chơi, Thomasson còn dạy thiết kế và lịch sử trò chơi điện tử tại trường Canisius ở Buffalo, đồng thời điều hành một trang mạng bán trò chơi điện tử./.
Theo Vietnamplus
Phổ biến Nghị định 72 về quản lý dịch vụ Internet
Ngày 25/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
(Ảnh minh họa: T.H/Vietnam )
Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu, phổ biến nội dung của Nghị định 72. Theo đó, Nghị định gồm sáu chương, 46 điều quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ, sử dụng tài nguyên trên Internet; đưa ra nguyên tắc, hành lang pháp lý trong việc cung cấp, sử dụng, phát triển dịch vụ của các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, những chế tài quan trọng để thiết lập các trang thông tin này và cung cấp dịch vụ trên các mạng thông tin di động; chế tài quản lý trò chơi điện tử, quản lý và cung cấp những phương thức hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng.
Điểm đáng chú ý nữa của Nghị định 72 là đưa ra các hành lang pháp lý, nội dung và giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin như quy định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân để kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhằm xác thực thông tin; quy định việc đăng ký, lưu giữ, sử dụng thông tin cá nhân của người đưa thông tin lên mạng xã hội, người chơi trò chơi điện tử...
Đặc biệt, Bộ đã triển khai xây dựng hai thông tư gồm: Thông tư "Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội" và Thông tư "Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đối với hoạt động quản lý trò chơi điện tử trên mạng".
Tại hội nghị, đại diện Cục Viễn thông giới thiệu một số Thông tư để hướng dẫn, triển khai các phần tiếp theo của Nghị định như Thông tư Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng; Thông tư kết nối Internet; Thông tư Kết nối CSP với doanh nghiệp di động; Thông tư Mạng xã hội và Trang thông tư điện tử tổng hợp; Thông tư Trò chơi trực tuyến... và các Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật khác của các bộ, ban ngành khác...
Đại diện Cục Viễn thông cũng cho biết, những văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực không áp dụng nữa như Thông tư 60, Thông tư 02. Đối với những vấn đề chưa rõ, các đơn vị cần có văn bản gửi Bộ và các cục, Vụ để được hướng dẫn.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng yêu cầu các đại biểu có sự trao đổi, thảo luận về những vấn đề cần được triển khai của Nghị định 72 để trong thời gian tới, việc áp dụng Nghị định 72 sẽ tạo ra những quy định rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang cho Internet Việt Nam phát triển; đồng thời, có cơ chế, giải pháp để ngăn chặn tiêu cực, tác hại nảy sinh trên Internet.
Thứ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định tại Nghị định này
Theo Vietnamplus
Máy "bắn cá" tàn phá vùng quê Người lớn "bắn cá", trẻ con cũng bỏ học "bắn cá". Máy "bắn cá" xuất hiện hơn tháng nay tại một số vùng quê ở Long An dưới hình thức trò chơi điện tử, nhưng đậm tính đỏ đen. Mỗi ngày tại các điểm đặt máy bắn cá ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa có hàng chục người đứng vây quanh chiếc...