Kỷ luật học sinh bằng hình thức khuyên bảo, động viên
Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo các quy định mới về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông để thay thế cho các nội dung quy định hiện nay.
Theo đó, các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực như: khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm… được đề cao.
Ông Bui Văn Linh – Vụ trưởng vụ Giao duc Chinh tri & Công tac hoc sinh, sinh viên, bộ GD&ĐT – cho biết, hiện nay, việc khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông hiện nay có một số quy định về kỷ luật học sinh chưa được đồng bộ, thống nhất, một số quy định không còn phù hợp thực tiễn hiện nay.
Mục đích hướng tới của việc kỷ luật là phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của Nhà nước; giáo dục, giúp đỡ để học sinh chủ động, tự tin điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm; tích cực thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh; góp phần xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và giữ vững kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.
Theo đề xuất của nhiều chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường và phụ huynh học sinh, tới đây có thể áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực như: khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm; phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm; tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.
Video đang HOT
Bạo lực không được sử dụng trong kỷ luật.
Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện, theo nội quy của nhà trường như hoàn thành bổ sung nhiệm vụ học tập và rèn luyện có nội dung liên quan đến khuyết điểm; viết cảm nhận về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa…, trước khi nhà trường tiến hành xử lý kỷ luật học sinh hoặc áp dụng đồng thời cùng thời gian mà học sinh đang chịu hình thức kỷ luật….
Bên cạnh đó, giáo viên và nhà trường cũng có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp giáo dục khác, nhưng yêu cầu phải phù hợp với mục đích, nguyên tắc kỷ luật học sinh.
Việc kỷ luật học sinh phải đáp ứng các yêu cầu tôn trọng, bao dung, nhất quán, không định kiến, đảm bảo quyền được tham gia của học sinh đối với các vấn đề liên quan; đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý, giới tính, thể chất; giúp học sinh nhận ra khuyết điểm, thay đổi nhận thức, tự giác rèn luyện để tiến bộ; không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.
Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp với từng học sinh
Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện thông tư Quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó điểm quan trọng nhất là áp dụng những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Ảnh minh họa
Cụ thể, khi học sinh vi phạm kỉ luật, giáo viên thu thập các thông tin khách quan để xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp với từng học sinh như khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm.
Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm. Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.
Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện, theo nội quy của nhà trường như: Hoàn thành bổ sung nhiệm vụ học tập và rèn luyện có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh; viết cảm nhận về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa.
Tìm hiểu tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Từ đó, các em trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và rút ra bài học cho bản thân. Tự khắc phục hậu quả do vi phạm của học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh.
Khi học sinh mắc khuyết điểm, nhà trường xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đã kể trên hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm. Tuy nhiên, không áp dụng các hình thức kỉ luật đối với học sinh cấp tiểu học.
Sẵn sàng đón du học sinh về nước nhưng cần đảm bảo chất lượng Các trường đại học đều thống nhất nhận du học sinh về nước tiếp tục học tập. Dù vậy, việc đảm bảo chuẩn đầu vào vẫn phải được thực hiện nghiêm túc. Sau đề nghị tiếp nhận du học sinh về nước của Bộ GD&ĐT, các trường đại học đánh giá đây là cơ hội của họ. Học sinh phổ thông, du học...