Kỳ lạ nơi chồng có quyền ‘trao đổi’ vợ thoải mái với bất kỳ ai
Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu giữ truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền “trao đổi” vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân.
Bộ tộc Drokpa có dân số khoảng 2500 người, sống tại 3 ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun ở Ladakh. Đây là vùng nằm giữa Jammua và Kashmi, nơi vẫn tồn tại tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Theo như nhiều tài liệu, thì người bộ tộc Drokpa được cho là hậu duệ của Alexnder Đại Đế, cụ thể là vào năm 326 TCN, sau khi đánh bại vương quốc Ấn Độ Porus, có một nhóm lính nhỏ trong lực lượng quân đội của Alexander Đại Đế đi lạc, từ đó họ tập trung lại với nhau, sinh sống tại thung lũng Dha-Hanu, phối ngẫu với phụ nữ địa phương và hình thành nên tộc người Drokpa nguyên bản.
Bộ tộc Drokpa có trang phục khá lạ và ở nơi đây chồng có quyền “trao đổi” vợ thoải mái. Ảnh Jimmy Nelson.
Tuy nhiên, giả thuyết này đến nay đã được nhiều nhà sử học bác bỏ, bởi họ cho rằng bộ tộc Drokpa thực chất là có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) hàng thế kỷ trước. Họ có đầy đủ đặc điểm của nền văn hóa Aryan (cụm từ để chỉ các dân tộc có nguồn gốc Ấn-Iran). Giả thuyết này đã được chứng minh đủ sức tin cậy cao hơn giả thuyết trên.
Người Drokpa thừa nhận Phật giáo, nhưng nhiều phong tục của họ rất giống với Ấn Độ giáo. Giống như người Hindu, họ thờ phụng các vị thần, thích âm nhạc, khiêu vũ, uống rượu lúa mạch, đồ trang sức và hoa. Trang phục người Dhahnu được trang trí cầu kỳ tinh tế, được thể hiện rõ qua các mùa lễ hội trong năm, đặc biệt là ngày lễ Bonano diễn ra cuối hè. Trong ngày này, tất cả mọi người trong bộ tộc cùng nhau nhảy múa hát ca và uống rượu để chào mừng ngày lễ trọng đại nhất của năm.
Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền “trao đổi” vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, kể từ khi bị chính quyền nghiêm cấm, phong tục này bị hạn chế hơn. Người Drokpa chỉ lưu truyền văn hóa “trao đổi vợ” trong cộng đồng khi công có người ngoài. Ngoài ra, để duy trì dòng máu thuần chủng, họ chỉ kết hôn với người trong bộ tộc.
Chưa kể, một số người vợ còn bị chồng mình “cắt cử” đến nhà người đàn ông khác nhiều tuần liền, trong khi vợ của người đàn ông đó thì lại đến nhà mình, đóng thế vai mình để làm vợ và ăn ngủ cùng chồng mình.
Phụ nữ nơi đây coi chuyện ‘trao đổi’ vợ là điều bình thường. Ảnh Jimmy Nelson
Người Drokpa nổi tiếng với ngoại hình nổi bật. Khác hoàn toàn với những tộc người khác sống ở Ladakh, gương mặt thanh tú, sống mũi cao, hốc mắt sâu, tóc và chân mài dày, đen láy. Đàn ông thì môi dày, mũi cao, chân mày rất rậm, đôi mắt to rất đặc trưng. Ngoài ra, cư dân ở bộ tộc này còn có vóc dáng vô cùng cao ráo.
Một điểm thú vị trong văn hóa của người Drokpa đó chính là trang phục. Ở đây hầu như tất cả các loại trang phục của họ đều có màu sắc bắt mắt và được làm chủ yếu từ chất liệu len. Đàn ông Drokpa thì mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao, còn phụ nữ Drokpa thì diện những chiếc váy len được đan tỉ mỉ, cùng với những vật trang trí mà đậm màu sắc hoang dã như các loại vỏ, hạt, thậm chí là một số trang sức bằng bạc.
Sống tại vùng thung lũng có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người Drokpa sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, họ cũng có một số nguồn thu nhập khác như buôn bán nho, quả óc chó, nhiều loại rau xanh…
Mỹ An
Những bộ lạc kỳ quái nhất châu Phi
Những câu chuyện kỳ lạ về các bộ lạc đầy ấn tượng tại châu Phi đã khiến nơi này trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các du khách.
Bộ lạc Luhya
Bộ lạc Luhya sống ở phía tây Kenya và chia thành 18 bộ lạc nhỏ. Theo truyền thống, họ tin và tôn thờ một vị thần tên là Were, người mà họ cho rằng có thể kết nối thông qua trung gian chính là linh hồn của những người thân đã chết. Người Luhya thường hiến tế dê, gà hoặc gia súc cho vị thần linh này để làm dịu cơn tức giận hoặc xin được ban ơn. Có gần 750 gia tộc trong các bộ lạc Luhya, mỗi người có một vật tổ thường là một con chim, động vật hoặc một thực vật tượng trưng cho bản thân.
Đấu bò là một hoạt động quan trọng của xã hội Luhya. Những cuộc đấu diễn ra nhiều lần trong năm và bắt đầu với những ngôi làng đối địch nhau. Trước khi thi đấu, họ cho những con bò uống bia, sau đó các đối thủ lớn tiếng khiêu khích nhau. Ngôi làng chiến thắng sẽ giành được vinh dự là một giải thưởng nhỏ.
Bộ lạc Kalenjin
Bộ tộc này nổi tiếng với những nghi lễ truyền thống kỳ lạ. Theo truyền thống, bộ lạc Kalenjin tổ chức nghi lễ cắt bao quy đầu mỗi 7 năm và những đứa trẻ sau khi thực hiện nghi lễ đau đớn này mới được coi như đã trưởng thành. Người được cắt bao quy đầu sau đó sẽ phải tham gia một khóa học các kỹ năng về quân sự để thực hiện vai trò bảo vệ bộ lạc như những chiến binh.
Bộ lạc Chagga
Chagga là nhóm dân tộc lớn thứ 3 ở Tanzania. Họ sống trên sườn núi Kilimanjaro, ở phía bắc thảo nguyên Maasai và ở một vài ngôi làng gần Moshi. Họ sinh sống hoàn toàn dựa vào những người đàn ông làm thuốc bán và phụ nữ hằng ngày cầu nguyện, chăm sóc cho sức khỏe và tâm linh.
Bộ lạc Maasai
Đối với người Maasai của Kenya và Tanzania, cuộc sống là một chuỗi các thử nghiệm mà qua đó họ học cách chịu đựng nỗi đau. Xăm mình và nhổ răng bằng dao là những nghi thức đầu tiên, mặc dù cắt bao quy đầu và làm rách màng trinh là nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Một nhiệm vụ tối thượng của người cha là đảm bảo con cái của họ đều có những trải nghiệm này.
Cắt bao quy đầu là vô cùng đau đớn và thử thách lòng can đảm của một cậu bé. Nếu cậu ta nao núng trong suốt quá trình sẽ phải xấu hổ về bản thân và gia đình. Hình phạt là bị chế nhạo bởi cả bộ lạc và phải nộp phạt một đầu gia súc. Ngược lại, các cậu bé sẽ nhận được quà là đầu của một gia súc hoặc đầu cừu vì sự dũng cảm. Phá bỏ trinh tiết cho các cô gái, thậm chí còn là quá trình dài và đau đớn hơn. Tuy nhiên, hầu hết những người phụ nữ vượt qua nó đều nói họ không sợ gì cả.
Bộ lạc Kikuyu
Kikuyu là bộ lạc lớn nhất ở Kenya. Thần thoại của họ bắt đầu từ Đấng sáng tạo tối cao rời thiên đường lên đỉnh núi tuyết của Kenya, nơi ông trở thành cha của người Kikuyu. Vị thần này đã đưa những vùng đất quanh núi cho bộ lạc Kikuyu trước khi ông đến một rừng cây và gặp một người phụ nữ tên Mumbi. 9 cô con gái mà Mumbi sinh ra đã trở thành mẹ của 9 gia tộc trong bộ lạc này.
Hàn Ly
Kỳ lạ người phụ nữ có 4 con ong sống trong mắt Các bác sĩ đã tìm thấy bốn con ong còn sống nguyên bên trong mí mắt của một người phụ nữ đi khám do bị chảy nước mắt liên tục. Cô He, 28 tuổi, người Đài Loan (Trung Quốc) đã đến bệnh viện khám do mắt bị sưng và hay chảy nước mắt. Các bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên khi phát...