Kỳ lạ loài vật mỗi lần làm ‘chuyện ấy’ là khiến cả Trái đất rung chuyển
Theo các nhà khoa học, đây là loài vật duy nhất có khả năng khiến Trái đất rung chuyển mỗi lần chúng ‘ân ái’.
Các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Geomorphology. Theo nghiên cứu này, mỗi lần loài vật này đến mùa sinh sản là chúng có thể khiến Trái đất bị ảnh hưởng. Đó là loài vật nào? Vì sao chúng có thể khiến hành tinh của chúng ta rơi vào nguy hiểm?
Loài cá sinh ra ở sông suối và sống ở biển
Loài vật mà chúng ta đang nhắc tới ở đây chính là cá hồi (tên tiếng Anh là Salmon. Cá hồi là tên chung của các loài cá thuộc họ Salmonidae. Tên salmon (cá hồi) xuất phát từ chữ salmo (nguồn gốc từ Latinh) và chữ salmo có nguồn gốc từ salire (nghĩa là ‘nhảy).
Cá hồi là loài cá sinh ra ở nước ngọt, lớn lên ở biển rồi lại quay lại nơi cũ để sinh sản. (Ảnh: Phys)
Chúng sống dọc các bờ biển ở Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Vì thế, cá hồi được chia làm 2 loại: salmo (cá hồi Đại Tây Dương) và Oncorhynchus (cá hồi Thái Bình Dương).
Cá hồi có một điểm đặc biệt khác với nhiều loài cá khác là chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt như sông, suối rồi di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Cá hồi mẹ đẻ trứng vào ổ bên dưới đáy sông, sau đó chúng sẽ ấp số trứng này trong suốt nhiều tháng. Sau đó, trứng nở thành cá con, chúng sẽ bơi quanh ổ để kiếm ăn. Tới khi đạt chiều dài khoảng 15 cm, cá hồi sẽ bơi ra biển. Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này.
Sau khi đủ lớn, cá hồi sẽ di chuyển ra biển để định cư trong khoảng từ 1-3 năm. (Ảnh: Phys)
Trải qua một hành trình dài tới hàng nghìn cây số, cá hồi chuyển ra biển và định cư trong khoảng 1-3 năm. Tính chất hóa học cơ thể của cá con thay đổi, cho phép chúng sống trong nước mặn. Đến tuổi sinh sản, cá hồi sẽ quay ngược dòng tìm về dòng sông nơi chúng đã sinh ra để cho ra đời một thế hệ cá hồi mới. Các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ cá hồi có thể trở về đúng một dòng sông là nhờ vào ký ức khứu giác.
Có thể nói, hành trình cá hồi vượt qua bao gian khổ để quay trở về “chốn cũ” được coi là hiện tượng tự nhiên đặc biệt nhất. Chúng phải phóng thân mình cao hơn dòng nước chảy để vượt qua con thác cao. Không chỉ vậy, chúng còn phải bơi với tốc độ nhanh hết sức có thể. Dù cá hồi liên tục gặp thất bại, bị nước cuốn trôi nhưng chúng vẫn không hề nản chí, tiếp tục nhảy cho tới khi thành công.
Và nếu may mắn không bị gấu, sói hay đại bàng ăn thịt, đàn cá hồi sẽ có cơ hội được lội ngược dòng thêm 1-2 lần nữa để hoàn thành sứ mệnh sinh sản của chúng.
Video đang HOT
Đàn cá hồi phải phóng mình qua thác nước cao mới có thể quay trở về dòng sông cũ để sinh sản. (Ảnh: Phys)
Ấn tượng là vậy, nhưng, các nhà khoa học lại cho rằng, mùa sinh sản của cá hồi chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất bị ảnh hưởng.
Vì sao mỗi lần cá hồi làm “chuyện ấy” là Trái đất rung chuyển?
Theo các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana, chuyện “ân ái” của cá hồi không giống như các loài động vật khác. Con đực sẽ phóng tinh trùng vào trong nước, con cái thì đẻ trứng, sau đó trứng mới được thụ tinh. Cá cái sẽ liên tục cọ xát mình vào ven bờ để xô những viên sỏi tạo thành tổ rồi đẻ trứng vào đó. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất bị rung chuyển.
Quá trình sinh sản của cá hồi đã khiến cho Trái đất rung chuyển. (Ảnh: Phys)
Trong quá trình tạo tổ của cá cái, chúng vô tình khiến cho độ dốc của dòng nước bị hạ thấp. Điều này khiến cho 2 bên ven bờ sông dễ bị xói mòn hơn. Tốc độ xói mòn càng nhanh, đất đá và cát bị đẩy xuống hạ lưu càng nhiều. Địa hình của cả khu vực xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này kéo theo địa hình Trái đất cũng bị thay đổi.
Các nhà khoa học đã lập mô hình về sự tác động của trầm tích di chuyển lên các lớp đất đá, qua đó tạo nên cảnh quan của Trái đất trong hàng triệu năm. Kết quả là, việc cá hồi sinh sản là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới quá trình này.
Do cá hồi cái làm tổ khiến cho đặc tính của lòng sông, suối thay đổi và gây ảnh hưởng tới địa hình của Trái đất. (Ảnh: Phys)
Theo ông Alex Fremier, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu: “Cá hồi không chỉ khiến các lớp trầm tích dịch chuyển. Chúng còn làm thay đổi đặc tính của lòng sông, suối, nên khi nước chảy, lượng đất, cát và sỏi cuốn theo sẽ ngày càng nhiều hơn. Kết quả, nền đá bên dưới lộ dần, làm tăng nguy cơ xói mòn cho cả khu vực xung quanh.”
Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy một loài vật nhỏ bé như cá hồi vẫn có thể tác động mạnh mẽ đến Trái đất và sự xuất hiện của chúng đều đóng vai trò quan trọng với tự nhiên cũng như loài người chúng ta.
Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?
Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương, thuộc phân bộ Cetacea, chúng có khoảng 17 chi và 40 loài cá heo, phân bố ở vùng nước nông của tất cả các đại dương trên thế giới. Cá heo là một phần rất quan trọng của hệ sinh thái biển và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái biển.
Bề ngoài của cá heo rất độc đáo, thường có màu xám hoặc đen, thân hình thuôn dài và khả năng bơi lội khỏe khoắn.
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới.
Cá heo có cái đầu tròn với cái miệng rộng chứa những chiếc răng sắc nhọn giúp chúng nuốt chửng con mồi. Đôi mắt cá heo rất dễ thương, tròn và tương đối to so với đầu. Ngoài ra, cá heo còn có vây lưng và vây đuôi giúp chúng bơi lội nhanh nhẹn dưới nước.
Cá heo chủ yếu sống ở vùng nước nông của đại dương và ăn cá, động vật chân đầu, động vật giáp xác. Chúng là loài động vật rất thông minh với chỉ số IQ rất cao.
Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m và 40 kg, cho tới 9,5 m và 10 tấn.
Một số con cá heo có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ đơn giản, và có thể tham gia vào các buổi biểu diễn và bơi lội khác nhau. Ngoài ra, cá heo tạo ra nhiều âm thanh khác nhau, bao gồm tiếng kêu, tiếng huýt sáo và tiếng rít. Những âm thanh này giúp chúng giao tiếp và định vị bản thân.
Tuy nhiên, do săn bắn quá mức, ô nhiễm đại dương và các lý do khác, số lượng nhiều quần thể cá heo đã giảm mạnh. Hiện nay, khoảng 14 quần thể cá heo được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.
Để bảo vệ những sinh vật xinh đẹp này, nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cấm giết hại cá heo, chỉ định các khu vực được bảo vệ và tăng cường bảo vệ môi trường biển. Những biện pháp này có thể giúp khôi phục quần thể cá heo và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái biển.
Cá heo có mặt trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Họ cá voi đại dương Delphinidae là họ lớn nhất trong bộ cá heo và cũng là họ xuất hiện muộn nhất: khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thế Trung Tân.
Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?
Cá heo có thể hấp thụ nước ngọt trong một lượng nhỏ nước biển thông qua "phương pháp màng điện thẩm thấu", lớp biểu bì, khoang miệng và niêm mạc khoang bên trong của nó đều là màng bán thấm, có thể giúp nó khử muối trong một lượng nhỏ nước biển.
Ngoài ra, da cá heo còn có một lớp dầu, có thể giúp cá heo duy trì nhiệt độ trong nước, ngăn ngừa mất nước, do đó có tác dụng giữ nước.
Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch và hồ hởi với con người.
Các chất thải do quá trình trao đổi chất của cơ thể cá heo tạo ra bao gồm nước tiểu và phân, chứa rất nhiều nước. Do cá heo có quá trình trao đổi chất trong cơ thể rất mạnh nên chúng cũng có thể tự bù nước bằng cách tái hấp thu một phần nước trong phân của chúng.
Cách cá heo ăn cũng ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa của chúng. Nói chung, thức ăn của cá heo chứa một lượng nước nhất định và cá heo tiêu thụ một lượng lớn cá làm thức ăn mỗi ngày và những con cá này chứa nước trong cơ thể chúng.
Khi cá heo nuốt cá, chúng cũng ăn nước trong cá, do đó bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, khi con mồi chứa ít nước hơn, cá heo sử dụng quá trình trao đổi chất của chính chúng để phân hủy và lấy nước từ thức ăn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cá heo có thể không lấy đủ nước, chẳng hạn như khi nguồn thức ăn không đủ. Lúc này, cá heo sẽ phân giải mỡ dự trữ thành nước và năng lượng.
Mặc dù cách tiếp cận này cung cấp lượng nước cần thiết, nhưng nó cũng làm cơ thể cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ.
Khi cá heo nuốt thức ăn, chúng không nuốt nước biển cùng với thức ăn. Miệng của cá heo rất đặc biệt, chúng sẽ tách thức ăn và nước biển, chỉ nuốt thức ăn rồi tống phần lớn nước biển ra ngoài để tránh hấp thụ quá nhiều nước biển và muối.
Ngay cả khi chúng ăn một lượng nhỏ nước biển, cá heo vẫn có thể bài tiết lượng muối dư thừa qua hệ thống thận hoạt động mạnh mẽ của chúng.
Nói chung, cá heo có khả năng thích nghi cao và linh hoạt khi bị hydrat hóa. Chúng có thể sử dụng nước từ thức ăn, phân hủy chất béo để chiết xuất nước và giảm sự tích tụ muối trong cơ thể bằng cách tránh nước biển.
Những phương pháp này giúp cá heo duy trì sức khỏe và cho phép chúng thích nghi với nhiều môi trường biển khác nhau. Đồng thời, cá heo có cấu trúc sinh lý và thói quen sống hiệu quả, cho phép chúng tự bổ sung nước theo nhiều cách khác nhau, từ đó duy trì hoạt động bình thường của các hoạt động sống.
Phát hiện loài cá có thể cắn đứt đôi cơ thể của cá mập trắng lớn Cá mập trắng lớn là một trong những sinh vật đáng sợ và hung dữ nhất trong thời đại chúng ta. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao và chỉ có thể bị thách thức bởi một số loài động vật nhất định. Trên thực tế, loài động vật duy nhất gây ra mối đe dọa đối với một con cá mập...