Kỳ lạ loài côn trùng “vật vờ” ngoài sông Hồng được bán với giá hàng triệu đồng/kg
Loài côn trùng này thường sống ở đáy sông, khi trở trời, các ấu trùng nở ra những con to bằng con châu chấu nhưng trắng muốt, cánh mỏng tang, bay vật vờ ở mặt nước.
Người dân ven sông Hồng canh giờ ra vớt về bán với giá hàng triệu đồng/kg, nhiều người muốn ăn còn không có mà mua.
Anh Xuân Thanh (trú tại Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) cho rằng, có một loại đặc sản chỉ sông Hồng mới có nhưng ít người biết đến và được thưởng thức đó là con vờ bởi chúng sống ở đáy sông, chỉ ngoi lên mặt nước trong vài giờ để lột xác vào sáng sớm.
Người dân chài ven sông thường canh giờ vờ lên để ra vớt về bán, loài côn trùng kỳ lạ này lại có thể chế biến được những món ăn chỉ nếm 1 lần là nhớ mãi.
Loài côn trùng kỳ lạ ít người biết đến được coi là đặc sản sông Hồng
Hơn 10 năm kinh nghiệm đi bắt vờ, anh Thanh cho biết, con vờ chỉ có từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. “Thường phải rất tinh ý mới có thể canh đúng vào ngày vờ lên lột xác bởi cả tháng chỉ lên có 1-2 lần, sau 2 lần lột xác, chúng đẻ trứng rồi chết. Trứng nở thành ấu trùng lại trở về đáy sông chờ ngày được ngoi lên mặt nước lột xác”.
Để bắt được vờ, những người dân chài như anh Thanh phải chuẩn bị từ 3 giờ sáng rồi dùng thuyền gắn vợt lưới bắt ở cửa sông Hồng bởi vờ chỉ xuất hiện từ 4-6 giờ sáng rồi biến mất. Theo anh Thanh, không phải chỗ nào cũng có vờ mà chỉ có ở ngã ba sông nơi nhiều đất thịt để chúng làm tổ.
Vờ sau khi ngoi lên sẽ bay vật vờ ở mặt nước để lột xác và tìm bạn tình
Video đang HOT
“Con vờ rất thân thuộc bởi nó gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ ven sông nên giờ dù đã trưởng thành nhưng tôi vẫn đi bắt vờ như một thú vui cho đỡ nhớ. Mọi năm có nhiều vờ, dân chài vớt được nhiều thì bán với giá 500.000 đồng/kg nhưng năm nay mỗi người chỉ bắt được 1-2kg nên nhiều người chờ mua với giá hàng triệu đồng/kg cũng không có để bán”, anh Thanh nói.
Còn đối với cô Phạm Thị Ngà (trú tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội), dù nhà cô sát ngay sông nhưng phải 20 năm rồi cô mới lại được thấy con vờ nổi lên mặt nước, bởi chỉ có những người dân chài mới biết khi nào có vờ để bắt.
Chỉ có những người dân chài mới có thể biết chính xác địa điểm nào có vờ và khi nào vờ ngoi lên khỏi mặt nước để bắt
“Ngày tôi còn nhỏ, vờ nhiều vô kể, chỉ cần đứng ở bờ sông, dùng một chiếc cây dài gắn lưới và dây ở đầu cây rồi kéo vào là được rất nhiều, có người được cả yến vờ nhưng giờ thì hiếm lắm. Phải rất lâu rồi tôi mới lại thấy và được đi bắt vờ nên vui lắm”, cô Ngà chia sẻ.
Theo cô Ngà, vì hiện tại vờ hiếm nên giá bán cũng cao, lên đến 500.000 đồng/kg. “Đến mùa vờ, ai muốn ăn là phải canh những người chuyên đi bắt vờ để mua, thậm chí đặt trước mới có. Bạn tôi nhiều người đi xa về, thấy có vờ bán ở chợ bao nhiêu là mua bằng hết. Mua về rồi cất vào tủ đông ăn dần cả năm cho bõ thèm”.
Vờ rang lá móc mật.
Vờ có thể làm được nhiều món như: Vờ chiên lá mắc mật, nộm vờ, vờ xào rau muống, lẩu vờ riêu cua. Tuy nhiên, muốn chế biến vờ ngon nhất theo cô Ngà phải có cá ngạnh, thịt lợn, riềng, mẻ, cà chua, tỏi…
“Vờ mua về nhặt sạch xác rồi xào với thịt ba chỉ rang cháy cạnh. Cá ngạnh ướp nghệ vàng, giềng thơm rồi om với cà chua. Khi cá ngạnh chín tới thì cho vờ và thịt ba chỉ đã xào vào om cùng, thêm tỏi và lá chua me đất thái nhỏ là thành món đặc sản, ăn một lần nhớ mãi”, cô Ngà cho hay.
Vờ om cá ngạnh.
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao” thì con vờ thuộc bộ Cánh phù du, một bộ thuộc một nhóm Palaeoptera, cùng với bộ Chuồn chuồn, tên khoa học là Ephemeroptera.
Chúng là loại trùng thoát xác hai lần, lần thứ hai sau khi có cánh. Sau lần thứ hai, chúng chỉ có một cặp cánh và sau đó chỉ sống độ vài giờ. Ngoài ra, chúng cũng là loại trùng mà mỗi con đực có hai dương vật và mỗi con cái có hai âm hộ.
Tuổi thọ dài nhất của vờ cũng không quá một tuần. Ấu trùng của con vờ sống ở trong nước, sau mấy lần lăn lộn mới thành trùng. Khi thành trùng rồi thân thể nó mềm nhũn, phát ra ánh sáng, hai cái râu ở trên đầu giống con dao găm, cuối phần bụng mọc ra 3 cái lông đuôi. Buổi tối những con vờ tụ tập, bay lượn trên mặt nước để tiến hành giao phối. Sau khi ân ái xong, vờ cái đẻ trứng xuống nước. Đại đa số chúng đến ngày hôm sau thì “tắc tử”.
Loài côn trùng gớm ghiếc, giá gần 300.000 đồng/kg mà nhiều người không muốn nuôi
Nhìn ngoại hình của chúng na ná như loài gián ở Việt Nam.
Đây là loại côn trùng có kích cỡ khá nhỏ, con lớn nhất chỉ khoảng 3 cm. Loài sinh vật này tương đối phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc, chúng thường sinh sống trong những căn nhà làm bằng đất.
Gián đất tuy nhỏ bé là thế nhưng lại có giá trị cao. Ngoài dùng làm thực phẩm, chúng còn được sử dụng để làm thuốc. Thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng côn trùng làm thức ăn gia tăng, người ta phát hiện ra loại gián đất này có thể ăn được và có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Trên thực tế, gián đất có chứa protein, đường, chất béo, axit và tám nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của chúng thậm chí còn cao hơn một số loại thịt. Mặc dù có dinh dưỡng cao như vậy, nhưng trên thị trường Trung Quốc có rất ít người mua nó để làm thức ăn. Vì vậy, chủ yếu gián đất được sử dụng làm dược liệu.
Từ những năm 1980, loài côn trùng này đã được người dân Trung Quốc đưa vào mô hình chăn nuôi. Với trào lưu làm mỹ phẩm và chế biến thuốc từ gián đất đã khiến nông dân đua nhau xây trang trại, nuôi dưỡng hàng trăm triệu con gián đất.
Cách đây vài năm, do một số hoàn cảnh đặc biệt, giá gián đất đi xuống khiến sản lượng giảm sút, nông dân cũng bỏ nuôi loài này, ngừng nhân giống hoặc chuyển sang mô hình chăn nuôi khác. Cùng với sự tàn phá môi trường trong những năm gần đây, số lượng gián đất đã trở nên rất ít.
Nhưng hiện nay, do nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, thị trường gián đất lại tăng cao dẫn đến thiếu hụt. Ở thời điểm năm 2016, giá thu mua tăng theo mỗi năm. Hiện tại, gián đất đã được bán với giá 80 NDT/kg (268 nghìn đồng/kg) và vẫn đang có chiều hướng tăng. Ngay cả khi có giá cao như vậy nhưng nông dân Trung Quốc vẫn không muốn nuôi gián đất.
Nguyên nhân được cho là cách đây vài năm, nhiều cơ sở ở nước này đã khai man mình là công ty dược liệu, thậm chí còn tuyên bố muốn thu mua gián đất với giá cao, chủ yếu là để lừa nông dân mua giống. Đến khi nuôi lớn, có thể bán thì lại không tìm thấy công ty thu mua đâu. Vì vậy, nhiều người nông dân Trung Quốc mặc dù rất muốn nuôi loại côn trùng này nhưng đã bị lừa nên không dám nuôi nữa.
Cho dù thị trường gián đất đang thiếu hụt lớn, giá cả tăng cao nhưng ở nông thôn Trung Quốc không có trung tâm thu mua, lại không có người kết nối. Vì thế, nếu nuôi mà không có người thu mua thì người dân sẽ lỗ vốn.
Lý do thứ hai là quy trình chăn nuôi rất khó khăn. Khi bán con giống cho nông dân Trung Quốc, các công ty dược liệu ở nước này nói rằng chỉ sau 1 tuần là gián đất có thể đẻ trứng, ngoài ra chỉ cần giao phối 1 lần là có thể sinh sản liên tục. Nghe rất hấp dẫn nhưng thực tế tuổi thọ của gián đất không cao, chỉ khoảng một năm.
Côn trùng nhìn giống gián, mùi như bọ xít mà giá lên tới 5 triệu đồng/kg Mỗi con bé bằng 2 đốt ngón tay trỏ, thân mỏng dẹt như con gián mà giá bán tới 50.000đ. Cà cuống hay long sắt, đà đuống là một loài côn trùng sống dưới nước, thân mỏng, dẹt. Chúng mang trong mình tinh dầu quý hiếm, vì vậy giá thành cũng không hề rẻ. Cà cuống có thân dẹt, nhìn khá giống con...