Kỳ lạ làng có những ngôi nhà xây bằng tiểu sành “độc nhất” ở Việt Nam
Thay vì xây nhà bằng gạch, người dân làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) xưa đã dùng các mảnh ngói, tiểu sành, chum vại hư hỏng hoặc bị lỗi để dựng nhà, cửa.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km, làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã từng rất nổi tiếng với nghề làm gốm. Theo các tư liệu lịch sử, nghề gốm Thổ Hà có từ thế kỷ 12, là 1 trong 3 làng gốm cổ nhất của người Việt, bên cạnh Bát Tràng và Phù Lãm.
Tuy nhiên, gần 20 năm nay, những lò nung đất làng cổ Thổ Hà đã không còn rực lửa, nghề làm gốm cũng đang rơi vào tình cảnh không có người kế thừa.
Bà Nguyễn Thị Hai (78 tuổi, trú tại xóm chùa) cho biết, hiện tại, không có một hộ dân nào trong làng làm gốm. Sở dĩ gốm Thổ Hà bị “thất truyền” là do thiếu thợ lành nghề, người thuộc thế hệ trước tuổi đã cao, sức yếu không làm được gốm, trong khi lớp trẻ thích ra thành phố làm việc hơn.
Cổng làng Thổ Hà nằm sát bờ sông Cầu.
Mặc dù vậy, cho đến nay Thổ Hà vẫn còn giữ được vài chục nóc nhà cổ có tuổi đời từ 100 – 200 năm tuổi được dựng từ các mảnh ngói đất nung, hoặc các mảnh sành, mảnh tiểu – dấu tích còn sót lại của một làng nghề đã từng rực lửa làm gốm.
Làng cổ Thổ Hà nằm bên cạnh sông Cầu (sông Như Nguyệt), giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Xưa kia, làng Thổ Hà nức tiếng nhờ phong cảnh hữu tình với những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính.
Cho đến ngày nay, tại Thổ Hà vẫn còn giữ được vài chục nóc nhà cổ, được dựng từ các mảnh ngói hoặc tiểu sành, quách được xếp chồng lên nhau.
Bà Hai tại xóm Chùa cho biết, cách đây cả trăm năm, do làng Thổ Hà không sản xuất gạch, nên nhà cửa đều được xây dựng từ các mảnh sành, tiểu sành hoặc gói bị lỗi, hỏng. Trong ảnh là một ngôi nhà có lớp tường bao được làm từ tiểu sành xếp chồng lên nhau.
Tất cả những vật liệu xây dựng này đều được làm từ bàn tay của những người thợ gốm làng Thổ Hà. Theo người dân nơi đây, những bức tường nhà làm bằng tiểu sành giúp cách nhiệt rất tốt: mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Ngoài ra, nó còn có độ bền cao.
Video đang HOT
Cách đây khoảng 30 – 40 năm, sản phẩm gốm Thổ Hà, bao gồm, chum, vại, chĩnh chõ, tiểu sành rất nổi tiếng nhờ hoa văn tinh xảo và độ bền đẹp.
Những đoạn tường tiểu sành của những ngôi nhà san sát nhau ở Thổ Hà khiến không gian của ngôi làng vừa cổ kính, vừa tạo thành một lối kiến trúc độc đáo riêng biệt.
Hiện nay số nhà cổ xây bằng tiểu sành trong làng không còn nhiều mà chủ yếu còn sót lại các đoạn tường cổ bao quanh nhà. Các bức tường này được người dân nơi đây rất trân quý, coi đó là dấu tích của một làng nghề gốm nức tiếng xưa kia.
Theo các bậc cao niên trong làng, để làm ra sản phẩm tốt, người Thổ Hà phải mua đất sét từ Choá ở huyện Yên Phong cách xa gần 10 km, hoặc mua đất sét ở Xuân Lai cách xa 12 km và phải chở qua sông rất vất vả. Trong ảnh là 1 ngôi nhà với lớp tường được làm từ các mảnh ngói, gốm được xếp lên nhau.
Bên trong các ngôi nhà cổ này thường được chống bằng gỗ lim, hoặc xoan.
Hiện nay, đa phần người dân Thổ Hà đã chuyển từ nghề gốm sang nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Những người thợ làm gốm nức tiếng xưa kia giờ cũng đã cao tuổi và trong những câu chuyện hàng ngày, họ vẫn nhắc nhớ về niềm tự hào gốm Thổ Hà nức tiếng xưa kia.
Bất ngờ với căn nhà cổ trăm tuổi đẹp hiếm có của cặp vợ chồng người Huế
Sau nhiều năm sống ở đô thị lớn, vợ chồng chị Huyền trở về xứ Huế, chọn mua một ngôi nhà cổ trăm tuổi bị bỏ hoang lâu năm để cải tạo thành ngôi nhà vườn trong mơ.
Ngôi nhà của vợ chồng chị Hà Huyền (TP. Huế) được cải tạo lại từ 1 căn nhà cổ đã xuống cấp, bỏ không nhiều năm. Công trình nằm trên trục đường Nguyễn Phúc Nguyên - một trong những con đường thơ mộng nhất xứ Huế, nơi nhìn thẳng ra con sông Hương và chỉ cách Đại nội Huế chừng 4 km.
Sau khi được chia sẻ trên mạng, vẻ đẹp mộc mạc cùng khung cảnh sống bình yên của cặp vợ chồng Huế nhanh chóng nhận được nhiều chia sẻ, quan tâm. Ngôi nhà cũng được nhiều người mệnh danh là "ngôi nhà trong mơ", "ngôi nhà cổ hiếm có khó tìm"...
Góc nhỏ bình yên đẹp như mơ của ngôi nhà
Vợ chồng chị Huyền mất hơn 3 tháng để cải tạo lại ngôi nhà cổ. Cặp đôi đã nhờ những người bạn, người thân là chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn kiến trúc đến nhà, trực tiếp thẩm định lại các kết cấu gỗ, lên phương án để cải tạo hợp lý nhất.
Để hoàn thiện ngôi nhà với phong cách Huế đặc trưng cả hai chuẩn bị thêm những chi tiết, vật dụng đồng bộ đồng thời tìm mua, sưu tầm những tấm bình phong, bể cạn trang trí trong nhà...
"Nếu ngày nay nhiều người nghĩ rằng nhà cũ, nhà một tầng, nhà cấp 4 là "nhà nghèo" thì ở thời điểm trước đây, quan điểm này hoàn toàn không chính xác. Những ngôi nhà cổ này đều từng là tài sản quý của quan lại triều Nguyễn nên bộ khung gỗ thường rất tốt, chất liệu từ gỗ quý, các chi tiết chạm trổ tinh xảo mà thời nay khó tìm kiếm được. Cũng vì thế mà việc trùng tu ngôi nhà cho tốt nhất không hề dễ dàng, nó đòi hỏi sự đầu tư về công sức, kỹ thuật, mỹ cảm và cả chi phí vật chất.", chị Hà Huyền chia sẻ.
Được biết, chi phí để cải tạo lại ngôi nhà cổ của vợ chồng chị Huyền mất khoảng 1 tỷ đồng.
Vợ chồng chị Huyền tìm đến ngôi nhà này như "một cái duyên". Khi anh chị đến tìm mua, ngôi nhà đã bị bỏ không nhiều năm. Khu vườn xung quanh nhà chỉ còn vài cây chuối, cây ăn quả mọc hoang dại.
Cả hai vợ chồng đã cùng bắt tay vào cải tạo lại và biến nơi đây trở thành "ngôi nhà lý tưởng"
Hình ảnh ngôi nhà trước khi cải tạo với nhiều hạng mục đã xuống cấp
Vợ chồng chị Huyền mất 3 tháng để cải tạo lại ngôi nhà. Vì muốn giữ kiến trúc cổ, cặp đôi đã bảo tồn tối đa những chi tiết cổ kính của ngôi nhà.
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống miền Trung gồm một gian hai chái. Sau này, người chủ cũ đã cải tạo ngôi nhà thành nhà ba gian, nhưng những nét kiến trúc chính của công trình vẫn còn được giữ nguyên, gồm hệ thống cột, kèo chắc chắn.
Ngôi nhà giữ những nét cổ kính của kiến trúc Huế xưa
Các hoa văn chạm trổ bên trong ngôi nhà
Kể từ khi về đây, gia đình nhỏ có thể tự cung tự cấp nguồn rau sạch, hoàn toàn không phải mua rau ở chợ. "Mùa nào thức ấy, mình có đủ lượng rau để cung cấp cho bữa ăn của gia đình", chị Huyền cho biết.
Chị Huyền cũng bắt đầu có không gian để thỏa mãn niềm yêu thích trồng hoa hồng, từ giống nội đến giống nhập ngoại. Mỗi ngày cả gia đình đều dành khoảng 1 tiếng rưỡi cho việc chăm sóc khu vườn. "Mình chủ yếu là tỉa cành, chăm hoa, thỉnh thoảng bắt sâu. Những việc nặng hơn thì chồng và con trai lớn đều xung phong đảm nhiệm", chị Huyền hạnh phúc chia sẻ.
Cây mít sai trĩu trịt quả trong khu vườn nhà chị Huyền
Những khóm hồng khoe sắc trong khu vườn nhà chị Huyền
"Mỗi ngày, sau khi tỉnh dậy, hai vợ chồng đều ngay lập tức cùng nhau ra vườn tận hưởng không khí trong lành và ngắm nhìn sự thay đổi kì diệu của cây cối chỉ sau một đêm. Hai con mình đều phát triển mạnh khỏe hơn kể từ khi về đây vì được chạy nhảy thoải mái, tận hưởng ánh sáng và không khí trong lành", chị Huyền tâm sự.
Căn bếp cũng "thuận tự nhiên" của chị Huyền. Chị tận dụng gỗ cũ để đóng kệ, tủ và sơn sửa lại theo ý thích.
Được biết, chi phí để cải tạo lại ngôi nhà cổ của vợ chồng chị Huyền mất khoảng 1 tỷ đồng.
Một góc nhỏ trong nhà để trưng bày tranh, ảnh
Hương Thảo (dantri.vn)
Ngôi nhà vườn gần trăm năm tuổi bên cạnh khu vườn hoa hồng gói gọn những lặng lẽ, yên bình của xứ Huế mộng mơ Không gian sống của gia đình chị Huyền (40 tuổi) khiến nhiều người ước ao, một ngôi nhà vườn cổ kính, bình yên giữa khu vườn chỉ toàn rau, hoa và bóng nắng bên thềm. Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, dễ bị cuốn theo vòng xoáy của công việc, của sự tấp nập, huyên náo phố phường. Và chắc...