Ký khống bệnh án, rút ruột tiền thuốc bảo hiểm y tế
Trong vòng 6 tháng, một dược sĩ của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội đã vận động 7 bác sĩ liên quan ký khống giấy tờ, đơn thuốc để rút ruột tiền thuốc từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) với số tiền lên đến 19 triệu đồng.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội trả lời báo chí về vụ việc sai phạm tại Trung tâm 115
Cuối tháng 6-2013, một cơ quan thông tấn nhận được đơn phản ánh về việc dược sĩ Lê Thị Thu Hương của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm 115) đã sử dụng khống mã thẻ BHYT của nhiều người, nhờ bác sĩ ký khống để lấy thuốc với số lượng lớn. Theo thông tin ban đầu, có những hóa đơn khống nhằm mục đích “ăn cắp” thuốc BHYT nói trên được nhân viên của Trung tâm 115 ghi khống lên tới 500.000 đồng. Lại có những bệnh nhân không hề đi khám nhưng được nhân viên của Trung tâm 115 tự ý viết khống bệnh án và nhận thuốc đến 3 lần trong 1 tháng. Rất nhiều bệnh nhân có ký tên trong phiếu nhận thuốc tại Trung tâm 115 nhưng thực tế họ không phải là người được lĩnh thuốc và không hề hay biết về chuyện đó. Chữ ký của những người bệnh này bị giả mạo. Thậm chí có những người không bị tiểu đường nhưng lại có tên trong danh sách cấp phát thuốc về loại bệnh này.
Trả lời báo chí chiều 7-5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, tháng 7-2013, Thanh tra Sở Y tế đã vào cuộc và khẳng định các sai phạm nói trên tại Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội là có thật. Theo ông Cường, qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế và quá trình tự rà soát của Trung tâm 115 đã phát hiện, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 33 bệnh nhân nội trú tại Trung tâm 115 bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương sử dụng khống mã vạch thẻ BHYT, nhờ bác sĩ ký khống vào đơn thuốc để được lĩnh thuốc, rút ruột tiền thuốc BHYT.
Ngày 4-9-2013, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cũng có quyết định thanh kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT tại Trung tâm 115. Đến ngày 22-11, kết thuốc đợt thanh tra, Bảo hiểm xã hội đã phát hiện có thêm 16 trường hợp bệnh nhân khác bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương lợi dụng thẻ BHYT để rút ruột tiền thuốc. Như vậy, tổng số có 49 thẻ BHYT đã bị nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội lợi dụng, ký khống nhằm mục đích trục lợi quỹ BHYT. Tổng số tiền mà họ rút ruột được từ quỹ BHYT lên tới 19 triệu đồng, trong đó có gần 16 triệu là tiền thuốc và hơn 3 triệu tiền công.
Ông Nguyễn Việt Cường cho biết thêm, Ban lãnh đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc đã có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm nói trên và tự kiểm điểm trước lãnh đạo Sở Y tế. Dược sĩ Lê Thị Thu Hương cũng đã có bản tường trình, thành khẩn nhận sai phạm và lý giải việc chị này làm khống hóa đơn lĩnh thuốc nhằm mục đích đem về nhà sử dụng. Theo thẩm quyền xử lý sai phạm được phân cấp, Trung tâm 115 đã họp, lấy ý kiến trong đơn vị và đưa ra biện pháp xử phạt đối với dược sĩ Lê Thị Thu Hương là 6 tháng không được tăng lương và bị điều chuyển công tác. Dược sĩ này cũng đã thực hiện biện pháp khắc phục là nộp lại toàn bộ số tiền rút ruột được từ tiền thuốc BHYT nói trên vào quỹ đơn vị.
Video đang HOT
Ngoài dược sĩ Lê Thị Thu Hương, có 7 nhân viên khác của Trung tâm 115 có liên đới trong vụ việc, đó là 7 bác sĩ đã ký khống vào hóa đơn thuốc để giúp dược sĩ Hương được lĩnh thuốc. Các bác sĩ này lý giải việc họ ký khống như vậy là vì cả nể khi đồng nghiệp nhờ chứ không phải vì mục đích trục lợi cá nhân.
Ông Trần Ngọc Tụ, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ – Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, sau khi Sở Y tế có thông báo kết luận thanh tra, trong buổi kiểm điểm trước lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội là ông Trần Văn Nam đã thừa nhận trách nhiệm của mình. Cụ thể là không quản lý, kiểm soát được chặt chẽ nhân viên và công việc ở đơn vị “trong lúc sức khỏe yếu” và xin được nghỉ hưu trước tuổi.
Ông Trần Văn Nam đã xin đi giám định sức khỏe, được kết luận là sức khỏe bị suy giảm trên 61% nhưng do có liên quan đến vụ việc nói trên nên hiện vẫn chưa được giải quyết cho nghỉ hưu. Mặc dù trên danh nghĩa vẫn đang đương chức là Giám đốc Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội nhưng vì lý do sức khỏe nên suốt từ đầu năm 2014 đến nay, ông Trần Văn Nam đã ủy quyền phụ trách hoàn toàn đơn vị cho Phó giám đốc Nguyễn Văn Chánh.
Tuy Sở Y tế Hà Nội không đưa ra đánh giá về mức nghiêm trọng của vụ sai phạm này nhưng với diễn biến cụ thể, chỉ trong vòng 6 tháng nhân viên của Trung tâm 115 đã rút ruột quỹ BHYT đến 19 triệu đồng, nhiều ý kiến cho rằng vụ sai phạm này nghiêm trọng không hề kém vụ nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức. Đặc biệt, 2 vụ sai phạm nghiêm trọng nói trên xảy ra cách nhau không lâu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng và trách nhiệm quản lý của ngành y tế Hà Nội.
Theo ANTD
Phát hoảng vì đào được kho... thuốc sâu trong vườn
Sau khi vô tình đào lên, mùi thuốc sâu đã tỏa ra nồng nặc, trở thành nổi ám ảnh của chủ hộ và hàng xóm. Suốt gần một tháng, dù gia đình đã có phản ánh nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có cách xử lý.
Sự việc hi hữu xảy ra tại hộ ông Phan Văn Vượng (SN 1958, xóm 4 Hưng Khánh, Hưng Nguyên, Nghệ An).
Theo đó, ngày 10/4, nhóm thợ nề được gia chủ thuê đến đào móng xây nhà vệ sinh bất ngờ phát hiện cả kho thuốc sâu cũ dưới lòng đất.
Góc vườn nơi phát hiện số lượng lớn tồn dư thuốc trừ sâu.
"Thuốc sâu nằm dưới độ sâu khoảng 1m. Lúc đầu chúng tôi nhìn thấy các ụ màu đen, mùi thuốc sâu xốc lên tận mũi không ai chịu nổi.
Gia đình đã phải dùng đến gần 100 bao tải để chứa những ụ đất này, tập kết lại một chỗ chờ cơ quan chức năng kiểm tra xử lý" - ông Vượng cho biết.
Ông Vượng nói thêm, gia đình đã ở trên khu vườn được 10 năm. Trước đây góc vườn này là nhà kho thuộc Hợp tác xã Hưng Khánh cũ, nơi để vật tư nông nghiệp, trong đó có cả phân bón và thuốc 666.
Gia đình ông Vượng phải dùng bao tải gói tồn dư thuốc sâu để xa chỗ ở. Gần một tháng qua phía chính quyền địa phương vẫn chưa có cách giải quyết.
Mặc dù sự việc được phát hiện đã gần 1 tháng, gia đình cũng báo cáo lên cơ quan chức năng nhưng đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý.
Trao đổi với PV chiều 5/5, anh Phan Duy Thanh (SN 1987, con trai ông Vượng) cho hay, hiện gia đình đang phải phủ cát và vôi lên trên các bao tải để đỡ bốc mùi. Vợ anh đang mang bầu đã phải về nhà ngoại ở do quá lo lắng.
"Đã có một Công ty về môi trường có trụ sở ở TP. Vinh cho người về kiểm tra nhưng họ đã không thể xử lý do số lượng thuốc quá lớn" - anh Thanh cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Hà, Trưởng Phòng TNMT Hưng Nguyên xác nhận đã nắm được thông tin về vụ việc. Tuy nhiên ông Hà cho rằng việc xử lý dứt điểm tồn dư thuốc trừ sâu là rất khó khăn do thiếu thốn công nghệ, kinh phí.
Cao Thái
Theo_VietNamNet
Dị hợm lối ăn chơi và thế giới "khát tình" của quý bà Chuyện buồn về một số quý bà bỏ tiền mua vui ít nhiều đã xuất hiện trong dư luận. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ra những sự thật bẽ bàng của nhiều mệnh phụ phu nhân với lối ăn chơi dị hợm. RAO TÌNH... TRÊN MẠNG Hiện có nhiều "chợ tình" đội lốt trang web hoạt động rất kín đáo...