Kroger thu hồi sản phẩm cá trước lo ngại ngô độc scombroid
Người dùng đang được cảnh báo về hải sản đã bị hỏng và có nguy cơ gây ngộ độc. Cơ quan quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo về một cuộc thu hồi đối với cá thu vây vàng tại các cửa hàng bán lẻ của Kroger trên nhiều bang.
Vào ngày 04/09, FDA ghi nhận nhiều vụ việc ngộ độc scomboid tại ba cửa hàng Kroger khác nhau ở Ohio. Ngày tiếp theo, Kroger đồng ý thu hồi tất cả các mặt hàng cá thu vây vàng tại các cửa hàng của mình. Những bang bị ảnh hưởng bởi cuộc thu hồi này gồm Georgia, North Carolina, South Carolina, Alabama, Kentucky, Indiana, Virginia, West Virginia, Michigan, Missouri, Tennessee và Mississippi.
Theo khuyến cáo, tất cả mặt hàng cá thu vây vàng có ngày sản xuất từ 29/08 đến 14/09 của Kroger được bán ở những bang này nên bị bỏ đi.
Ngộ độ scomboid xảy ra sau khi ăn cá ôi thiu, có thể gây ra những triệu chứng tương tự dị ứng như da đỏ ửng, phát ban trên mặt và toàn thân, đổ mồ hôi, tiêu chảy và chuột rút bụng. Đáng sợ là, không thể nhận ra để đề phòng ngộ độc scomboid chỉ qua mùi cá ôi thiu hoặc vị cá quá tệ.
Miếng cá thu thái mỏng được ướp đá.
Nguyên nhân của ngộ độc scomboid là do cá không được đông lạnh đúng cách trong khoảng thời gian từ khi đánh bắt đến lúc nó được chế biến. Vi khuẩn trên bề mặt thịt cá giải phóng histamine, một chất chịu trách nhiệm cho những triệu chứng của dị ứng sau khi ăn cá. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng, thường là trong vòng 15 phút đến vài tiếng sau khi tiêu hóa hết cá. Chất chống histamine được dùng để tiêu trừ các triệu chứng.
Video đang HOT
Đa số mọi người đều hồi phục sau khi ngộ độc nhanh mà không cần điều trị, trong khi số khác gặp các triệu chứng nghiêm trọng thì hô hấp có thể khó khăn hơn và cần được điều trị bởi chất chống histamine trong phòng cấp cứu.
Trang web của Kroger tuyên bố, người tiêu dùng có thể trả lại sản phẩm bị ôi thiu cho cửa hàng để được hoàn tiền
Huy Hoàng
Theo msn/vietQ
Chuyên gia dinh dưỡng lý giải vì saoăn cá biển, tốt nhất đừng ham... cá to
Gia đình chị Hoa (Hà Nội) được biếu một khúc cá Thu to hơn 10kg. Nghĩ rằng cá ngon nên chị Hoa chế biến và mời bố mẹ hai bên nội ngoại sang ăn tối cùng gia đình.
Tuy nhiên, nửa đêm hai con gái chị Hoa bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Rất may sau gần một đêm cả nhà thức trắng vì các con chạy ra chạy vào toilet, gần sáng hai bé cũng yên bụng và ngủ tiếp.
Chưa hết, sáng hôm sau, mẹ đẻ chị Hoa gọi điện cho con gái hỏi nguồn gốc các món ăn tối qua vì về nhà bà bị mẩn ngứa, nổi mề đay . Chị Hoa cũng kể cho mẹ chuyện hai con gái bị "miệng nôn, trôn tháo" tối qua. Hai mẹ con chị Hoa đã nghĩ đến nguyên nhân do thức ăn, nhưng lại gạt đi vì nghĩ cá biển tươi, sạch như thế thì làm sao gây ngộ độc được.
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có khá nhiều người cho rằng nước biển mặn sẽ không có vi khuẩn hoặc hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng thực ra có những loại vi khuẩn ưa mặn sống được cả trong nước biển. Vì vậy, các loại: tôm, cua, ốc, cá... đều có thể nhiễm vi khuẩn.
Đáng chú ý là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một trong những nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc thức ăn ở vùng biển. Vi khuẩn này gây ra hai loại hội chứng lâm sàng là tiêu chảy kiểu tả nhẹ và tiêu chảy phân có nhiều máu kèm theo đau bụng và sốt nhẹ.
Trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm... Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân giải khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ...
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Cá càng to thì thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình... vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Ngoài ra, do các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên ngoài các loài cá biển to, các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến... rất dễ bị nhiễm độc.
Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy - hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.
Các triệu chứng của dị ứng thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy... Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm độc tố khi ăn hải sản. Để phòng ngừa ngộ độc hải sản ở trẻ nhỏ, các bà mẹ cần phải lưu ý những điều sau:
- Không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.
- Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.
- Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.
- Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.
- Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.
- Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy - hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.
Đ.Mai
Theo Gia đình & Xã hội)
4 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng Ung thư ruột kết còn được gọi là ung thư ruột già (đại tràng). Loại ung thư này gặp nhiều ở người cao tuổi, nhưng trong nhiều năm qua, ung thư ruột kết đã tấn công người trẻ tuổi. Các triệu chứng của ung thư ruột kết bao gồm tiêu chảy, xuất huyết trực tràng, chuột rút bụng và sụt cân đột ngột....