Kpop đang sa vào sao chép và thiếu sáng tạo?
Nhiều nhóm nhạc mới ra mắt trên thị trường Kpop hiện nay có sự giống nhau đến kỳ lạ. Xem các sản phẩm của các nhóm nhạc Kpop hiện tại dễ dàng nhận thấy sự na ná từ concept cho đến thể loại, khiến người hâm mộ ngày càng ngao ngán.
Thời gian gần đây, tuyên bố của Giám đốc điều hành Ador Min Hee Jin đã gây chấn động cộng đồng Kpop. Cô cho rằng nhóm nhạc nữ ILLIT của HYBE đã sao chép New Jeans, tranh luận về khả năng biểu diễn trực tiếp của Le Sserafim và bức thư “xin lỗi hẹn hò” viết tay từ thành viên của thành viên Aespa Karina.
Những vấn đề này đã cho thấy những thách thức cơ bản mà ngành công nghiệp Kpop phải đối mặt: hướng tới sự sáng tạo, trau dồi khả năng hát live và giảm bớt sự phụ thuộc vào cộng đồng người hâm mộ. Đây là những yếu tố cơ bản để tạo nên sự độc đáo, tính nghệ thuật cũng như sự minh bạch trong ngành.
Khi các nhóm nhạc thần tượng xuất hiện càng nhiều thì sự giống nhau càng trở nên rõ ràng hơn. Điều này hoàn toàn đi ngược với công thức thành công toàn cầu của BTS và Black Pink là nhắm tới sự đa dạng về văn hóa và âm nhạc.
Sao chép nhau giữa các nhóm nhạc
Trên các nền tảng như YouTube, có rất nhiều video so sánh vũ đạo của ILLIT và NewJeans. Cả hai nhóm đều thuộc công ty con của HYBE. Người hâm mộ đã chỉ ra những điểm tương đồng trong vũ đạo giữa MV “Magnetic” (2024) của ILLIT và “Ditto” (2022) của NewJeans. Mặc dù việc phát hành “Magnetic” ban đầu được coi là sự tôn kính đối với NewJeans, nhưng Giám đốc điều hành của NewJeans, Ador, không đồng ý với cách tiếp cận này.
Giám đốc điều hành Ador cho rằng Chủ tịch HYBE Bang Si Hyuk đang sao chép những thành tựu của NewJeans về cả vũ đạo và trang phục. Theo Min Hee Jin, khi các công thức sản xuất trở nên rập khuôn chỉ có thể tạo ra một loại hàng hóa đơn thuần, dẫn đến sự cạnh tranh mang tính hủy diệt trong cùng một công ty.
HYBE hiện là công ty sản xuất âm nhạc hàng đầu Hàn Quốc, sở hữu những nhãn hiệu nổi tiếng như BigHit Music, Belift Lab, Source Music. Xung đột tại HYBE liên quan đến cáo buộc đạo văn đã cho thấy nhận thức ngày càng tăng của các nhà sản xuất về các vấn đề mang tính hệ thống và khủng hoảng trong ngành.
Các chuyên gia tin rằng khi các công ty Kpop ngày càng thâm nhập thị trường chứng khoán, việc tạo dựng được bản sắc riêng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
Lee Dong Jun, một nhà nghiên cứu Kpop tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết: “Trong khi YG Entertainment phát hành các nhóm nhỏ như một hình thức phân cấp thì HYBE tích cực theo đuổi việc mua bán và sáp nhập để tạo ra một hệ thống đa nhãn hiệu”. Cũng theo ông, cách tiếp cận của HYBE thiên về sự đa dạng của người tiêu dùng hoặc sự đa dạng của sản phẩm hơn là sự đa dạng về văn hóa.
Sự xuống dốc tính độc đáo và sáng tạo được nhận thấy rõ khi các công thức sản xuất trở nên đồng nhất, nhiều MV ca nhạc có ý tưởng giống nhau. Điều này khiến người hâm mộ không khỏi thất vọng, khi so sánh các nhóm nhạc hiện tại với các bậc tiền bối của họ trước đó đã thành công vì cá tính và có chất riêng như Bigbang, 2NE1…
Mâu thuẫn giữa HYBE và Ador cho thấy việc làng nhạc Kpop chú trọng mở rộng số lượng thông qua các công thức thành công quen thuộc đã trở nên lỗi thời.
Khả năng hát live gây tranh cãi
Khi các nhóm nhạc thần tượng ngày càng trở nên khó phân biệt, người hâm mộ càng háo hức với giọng hát chân thực hơn. Mới đây nhất, màn trình diễn của Le Sserafim tại lễ hội âm nhạc Coachella ở Mỹ ngày 13/4 khiến người hâm mộ sốc nặng vì khả năng hát live kém cỏi của nhóm nhạc nữ này.
Cụ thể, 5 cô nàng trong nhóm Le Sserafim được nhận xét hát quá tệ tại lễ hội âm nhạc Coachella. Dù diện những bộ trang phục đắt tiền đến từ hãng Louis Vuitton nhưng giọng hát tệ hại của họ lại trở thành điểm nhấn từ điếc tông, hát hụt hơi, hát nhỏ hơn nhạc đệm…
“Khi việc phân biệt phong cách cá nhân trong âm nhạc ngày càng trở nên khó khăn, các cộng đồng người hâm mộ Kpop phải tìm cách khẳng định bản sắc của một nhóm nhạc thần tượng thông qua khả năng thanh nhạc”, nhà phê bình văn hóa Sung Min Seong nhận định.
Tuy nhiên, thay vì tập trung nâng cao kỹ năng cho nghệ sĩ, các công ty Kpop hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tận dụng cộng đồng người hâm mộ. Tăng cường hoạt động kinh doanh trên các nền tảng như Weverse và Bubble, nền tảng giao tiếp có thu phí giữa người hâm mộ và nghệ sĩ là một ví dụ điển hình.
Giao tiếp dựa trên cảm xúc hơn là tài năng đã khiến người hâm mộ cảm thấy có quyền can thiệp vào đời sống cá nhân của thần tượng. Thành viên aespa Karina sau khi thừa nhận mối quan hệ với nam diễn viên Lee Jae Wook đã phải xin lỗi công khai thông qua bức thư viết tay trên mạng xã hội. Một người trưởng thành không có nghĩa vụ hôn nhân phải công khai xin lỗi về mối quan hệ lãng mạn chứng tỏ áp lực mà người hâm mộ đặt lên thần tượng.
Quá chú trọng vào vấn đề khai thác thương mại cũng khiến các nhóm nhạc mới của K-pop thiếu đi điểm nhấn, tính cá nhân riêng.
Tác giả Ahn Hee Je, người đã viết về văn hóa tiêu dùng của Kpop trong cuốn sách Hesitant Love, đã chỉ ra rằng: “Các công ty Kpop đang cố gắng kiểm soát tình cảm của người hâm mộ dành cho nghệ sĩ một cách trực tiếp thông qua nền tảng, thay vì củng cố cộng đồng người hâm mộ thông qua sản phẩm âm nhạc. Xu hướng này ngày càng phát triển khiến sự đa dạng nội dung càng trở nên khó khăn hơn”.
Hiện tại, các công ty quản lý hàng đầu đang tăng cường hoạt động kinh doanh nền tảng fandom của họ. Weverse của HYBE và Bubble của SM, những dịch vụ trung gian giao tiếp giữa nghệ sĩ và người hâm mộ có tính phí, là những ví dụ điển hình.
Tại sao cư dân mạng Hàn "đổi chiều gió" bênh vực Min Hee Jin trong cuộc đối đầu với tập đoàn HYBE?
Làn sóng dư luận bắt đầu đổi chiều từ sau họp báo chấn động của Min Hee Jin chiều 25/4, HYBE liên tục bị Knet nghi hoặc.
Làn sóng dư luận bắt đầu đổi chiều từ sau họp báo chấn động của Min Hee Jin chiều 25/4, HYBE liên tục bị Knet nghi hoặc.
HYBE bị Knet "quay xe" phản đối
Những ngày gần đây, showbiz Hàn nóng hơn bao giờ hết, mọi sự chú ý hướng về màn tranh đấu quyền lực giữa Min Hee Jin và tập đoàn giải trí HYBE. Một bên là giám đốc sáng tạo có thâm niên, dẫn đầu làn sóng Kpop và một tay gây dựng nhóm nữ NewJeans, một bên là đế chế giải trí lớn mạnh nhất hiện tại. Việc hai thế lực "cùng nhà" bỗng dưng "cắn xé" nhau khiến dân tình đứng ngồi không yên. Diễn biến về nội chiến nhà HYBE liên tục được truyền thông cập nhật, trở thành chủ đề bàn luận rôm rả nhất những ngày qua.
Min Hee Jin - người phụ nữ khuấy động cuộc chiến căng cực với HYBE
Drama nổ ra ngày 22/4 khi HYBE thông báo kiểm toán, điều tra nội bộ ADOR - công ty con quản lý NewJeans do Min Hee Jin đứng đầu. Nữ CEO bị cáo buộc âm mưu chiếm quyền quản lý, làm rò rỉ bí mật kinh doanh và lôi kéo cổ đông nhằm mục đích tách ADOR khỏi tập đoàn.
Ngày 25/4, Min Hee Jin tổ chức họp báo dài 2 tiếng "kể tội" HYBE và Bang Si Hyuk. Cô đưa ra những lập luận tố HYBE thất hứa, vi phạm lòng tin, tung tin bất lợi xoay quanh hoạt động của ADOR và các label con dưới trướng. Nổi cộm nhất là công bố lý do tranh chấp xuất phát từ việc HYBE sao chép NewJeans để tạo nên ILLIT.
Min Hee Jin "kể tội" HYBE tại buổi họp báo, liên tục khóc oan ức
Min Hee Jin nói không ngừng nghỉ, thậm chí bật khóc đầy oan ức. Loạt tin nhắn của CEO HYBE Park Ji Won liên quan đến việc debut LE SSERAFIM, cho Min Hee Jin thành lập ADOR và "chèn ép" nội bộ cũng bị công bố trước báo giới. Sau khi họp báo kết thúc, làn sóng dư luận bắt đầu đảo chiều.
Trước đó, dân tình vẫn còn chỉ trích Min Hee Jin tham lam, "ăn cháo đá bát" âm mưu tách ADOR khỏi HYBE vì tự mãn với thành công của NewJeans. Tuy nhiên, khi chứng kiến sự uất ức, những giọt nước mắt của Min Hee Jin rơi tại họp báo, nhiều người ngay lập tức chỉ ra những "điểm mù" trong các tuyên bố của HYBE, soi kỹ những bằng chứng Min Hee Jin cung cấp và "quay xe" phản đối HYBE.
Từ chỉ trích Min Hee Jin tự mãn với NewJeans, đòi tách HYBE, cư dân mạng "quay xe" bênh vực nữ CEO
Phản ứng đầu tiên chính là đồng cảm với việc Min Hee Jin làm công ăn lương, tâm huyết với NewJeans cuối cùng bị biến thành đối tượng công kích. Một tập đoàn đối đầu với cá nhân chính là cuộc chiến không khoan nhượng, nơi mà Min Hee Jin sẽ bị dồn tới bước đường cùng.
Dân tình tràn vào MV NewJeans "bóc" loạt chi tiết đáng sợ
Một chi tiết cực kỳ gây chú ý nằm ở tin nhắn CEO HYBE Park Ji Won nhắn cho Min Hee Jin, đe doạ sẽ không giải ngân chi phí thực hiện MV OMG của NewJeans. Từ đây, có tài khoản "bóc" loạt chi tiết chứng minh Bang Si Hyuk có liên quan đến một tổ chức bị gọi là "dị giáo" có thế lực tại Hàn. Loạt chi tiết bị liệt kê bao gồm album cuối của GRIEND, nhóm tan rã để LE SSERAFIM debut, 6 thành viên BTS học tại trường Đại học bị cho là thuộc Dahnworld... Trong đó, dấu hiệu nhiều người bàn luận nhất là MV OMG của NewJeans.
NewJeans - OMG
Lời bài hát của OMG - "Only you, Dan" được cho là bị ép buộc phải ca ngợi tổ chức này. Knet chỉ ra Min Hee Jin ngầm thể hiện sự phản đối thông qua giả thuyết "bệnh viện tâm thần nơi chỉ có Min Hee Jin và NewJeans là người tỉnh táo". Dưới phần bình luận của MV OMG trên YouTube, Knet tràn vào bóc loạt chi tiết đáng sợ chứng minh giả thuyết kể trên.
Knet chỉ ra Min Hee Jin ngầm thể hiện sự phản đối thông qua giả thuyết "bệnh viện tâm thần nơi chỉ có Min Hee Jin và NewJeans là người tỉnh táo"
Bên cạnh đó, trong lời bài hát ETA, dân tình cũng suy đoán loạt ẩn ý cho rằng NewJeans đang ám chỉ chuyện đang xảy ra tại HYBE. Điển hình như câu "Ngày cậu không thể đến dự tiệc sinh nhật của mình", nói về việc Bang Si Hyuk không dự tiệc mừng debut của NewJeans. "Ngày Hyejin vướng vào bao chuyện rắc rối" - Hyejin phát âm gần giống với Heejin, ám chỉ bản thân Min Hee Jin thực sự bị cuốn vào tâm bão. Hay câu hát " n gày Ji Won chia tay với bạn gái", được lý giải chính CEO HYBE Park Ji Won cho quyết định để GFRIEND tan rã.
Bên cạnh đó, trong lời bài hát ETA, dân tình cũng suy đoán loạt ẩn ý cho rằng NewJeans đang ám chỉ chuyện đang xảy ra tại HYBE
Tuy nhiên, ở thời điểm phát hành, MV OMG được giới thiệu là truyền đi thông điệp về việc chống lại các bình luận ác ý. Điều này đã được chứng minh qua hàng loạt chi tiết ẩn ý về chiếc điện thoại, bệnh viện tâm thần, suy nghĩ giả lập - hiện thực của các vai diễn NewJeans hoá thân và phân cảnh cuối cùng của Minji trong MV. Chưa kể, chính đạo diễn của MV OMG cũng tiết lộ về cảm hứng câu chuyện cho OMG chính là lên án sự tàn khốc của bạo lực mạng. Các chi tiết về tổ chức "dị giáo" kia như dân mạng đồn đoán hoàn toàn thiếu xác thực.
Tuy nhiên, ở thời điểm phát hành, MV OMG được giới thiệu là truyền đi thông điệp về việc chống lại các bình luận ác ý
Chính vì làn sóng liên quan đến dị giáo, Knet "quay ngoắt 180 độ" chỉ trích HYBE, kéo theo cả những nghệ sĩ thuộc tập đoàn vào cuộc. Tổn thất nhất chính là BTS. Tranh cãi "dị giáo" chính là hệ quả từ cuộc đấu tố giữa Min Hee Jin và HYBE. Người trong cuộc không lên tiếng, nhưng cư dân mạng Hàn liên tục vẽ ra nhiều khả năng và giả thuyết chứng minh tranh cãi này.
BTS nằm không cũng dính đạn
Là công thần một tay gầy dựng HYBE, BTS dù không liên quan vẫn trở thành tâm điểm trong mọi tranh chấp liên quan đến tập đoàn. Sau khi HYBE bị dân mạng nghi ngờ có liên quan đến "dị giáo" Dahnworld, trên mạng xã hội, loạt topic tiêu cực về BTS cũng leo thang.
Những tranh cãi tưởng như đã chìm vào dĩ vãng bỗng nhiên bị "đào" lại. Trong đó, cáo buộc BTS gian nhận nhạc số và ăn cắp concept cho The Most Beautiful Moment in Life, Pt. 1 - album khởi đầu và cốt lõi trong thế giới quan của BTS gây tranh cãi hơn bao giờ hết.
BTS "ngồi không cũng dính đạn"
Lật lại năm 2017, BTS bị nghi gian lận nhạc số khi bản án của A - người bị truy tố về tội tống tiền liên quan đến hoạt động marketing bất hợp pháp cho Big Hit lan truyền trên mạng. Theo báo cáo vào thời điểm đó, A bị truy tố 8 lần với tội danh đe dọa các quan chức công ty để chiếm đoạt 57 triệu won: "Tôi có dữ liệu về hoạt động marketing bất hợp pháp. Nếu không đưa tiền, tôi sẽ tiết lộ thông tin cho giới truyền thông".
BTS bị "đào" lại loạt lùm xùm tron quá khứ
Cáo buộc bị Big Hit phủ nhận từ lâu nhưng dân tình vẫn chỉ ra điểm mâu thuẫn giữa tuyên bố của toà án và lời giải thích từ phía công ty. Vấn đề này một lần nữa gây tranh cãi dữ dội, khiến dân tình hoài nghi thành công của BTS thời kỳ đầu.
Ngoài ra, một biên tập viên tạp chí tố Bang Si Hyuk lấy ý tưởng của người này để xây dựng concept cho album The Most Beautiful Moment in Life, Pt. 1 của BTS, sau đó hoàn toàn phớt lờ. Thị phi bủa vây BTS làm xao nhãng vấn đề chính là đấu tố chiếm quyền quản lý giữa HYBE với Min Hee Jin khiến fan nhóm phẫn nộ.
Tại sao phản ứng đổi chiều?
Lý giải về việc dư luận đổi chiều, "công kích" HYBE sau họp báo của Min Hee Jin, giới chuyên môn liệt kê được 2 nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến việc một cá nhân đối đầu với một tập đoàn giải trí hùng mạnh, quyết định tổ chức họp báo của Min Hee Jin vừa liều lĩnh vừa sáng suốt. Nếu nữ CEO im lặng, HYBE hoàn toàn có khả năng "thao túng truyền thông", dồn sức ép dư luận vào thế yếu hơn - chính là bản thân cô, ADOR và NewJeans.
Nhiều người đồng cảm với số phận "làm công ăn lương" của Min Hee Jin
Chỉ khi nghe phát ngôn chính thức từ Min Hee Jin, dân tình mới có cái nhìn rõ ràng hơn về cuộc đấu tố này. Trong khi HYBE liên tục tố Min Hee Jin chiếm đoạt quyền quản lý, nữ CEO kiên quyết phủ nhận và liệt kê cặn kẽ những lý do khiến cô bất mãn với tập đoàn. Những người lao động tại Hàn, sống và làm việc trong môi trường áp lực đồng cảm với những gì Min Hee Jin đã trải qua. HYBE chiêu mộ Min Hee Jin với mức lương khổng lồ nhưng đổi lại là một nhóm nhạc thành công, dẫn đầu thị trường.
Tài năng và chất xám của Min Hee Jin đã được tập đoàn sử dụng, nhưng sau đó lại sao chép lộ liễu hòng "hất cẳng" nữ CEO. HYBE đi ngược lại nguyên tắc tôn trọng sáng tạo của ngành công nghiệp giải trí. Đó là lý do HYBE bị chỉ trích như một "nhà tuyển dụng máu lạnh", "vắt kiệt nhân viên" và phân biệt đối xử.
NewJeans là "con chung" của HYBE và Min Hee Jin, cũng chính là người tổn thất nhất trong câu chuyện này
Điểm mấu chốt nhất khiến cư dân mạng Hàn phản ứng gay gắt với HYBE chính là nghi vấn về tổ chức "dị giáo". Từ trước đến nay, vấn đề dị giáo, tà đạo luôn người dân Hàn Quốc đau đầu và lên án loại bỏ. Những tố cáo của Min Hee Jin không biết vô tình hay cố ý đã làm dấy lên ngờ vực. Việc 1 tập đoàn giải trí hàng đầu, sở hữu những nhóm nhạc nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng đến việc "lay động" giới trẻ bị nghi liên quan dị giáo khiến Knet như "nổi trận cuồng phong.
Điểm mấu chốt nhất khiến cư dân mạng Hàn phản ứng gay gắt với HYBE chính là nghi vấn "dị giáo Dahnworld", BTS đã được rũ sạch mọi cáo buộc
Knet mượn drama căng cực của HYBE để phản pháo giáo phái tiêu cực. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng rủi ro khi tất cả lý lẽ chỉ từ suy đoán, không có bằng chứng xác thực. Sáng 2/9, tổ chức này đã phủ nhận mọi thông tin sai lệch liên quan đến HYBE, đặc biệt là cáo buộc về BTS.
Cùng chiều, Big Hit Music cũng chính thức đưa ra lập trường tương tự. Theo đó, tổ chức này không hề liên quan đến HYBE cũng như BTS, tranh cãi thời gian qua là suy đoán một chiều từ cư dân mạng.
HYBE đưa ra phản bác lại cáo buộc của CEO Min Hee Jin, tiết lộ loạt thông tin gây sốc HYBE đã chính thức lên tiếng phản bác lại các cáo buộc mà CEO Min Hee Jin trong buổi họp báo chiều 25/4. Cho đến chiều nay, vụ ồn ào giữa tập đoàn giải trí HYBE và CEO Min Hee Jin vẫn chưa có dấu hiệu đi đến hồi kết. Chiều 25/4, CEO Min Hee Jin đã mở một cuộc họp báo kéo...