Kon Tum: Thầy cô bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học sinh vùng khó

Theo dõi VGT trên

Thương trò vượt rừng đến lớp, các thầy cô trường bán trú Tu Mơ Rông ( huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã cùng nhau góp gạo thổi cơm cho các em. Nhờ vậy mà các em được ăn ngon và có sức học con chữ.

Cõng gạo lên nuôi học trò

Vượt hơn 150km từ thành phố Kon Tum, chúng tôi đến với ngôi trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – THCS Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Ngôi trường nằm lọt thỏm trên một ngọn đồi, bao quanh là bốn bề rừng núi. Học sinh nơi đây đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số người Xê Đăng, đời sống kinh tế còn khó khăn.

Thầy Nguyễn Ngọc Huynh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2020-2021, trường có 240 học sinh, trong đó tiểu học có 154 em. Trong đó có điểm trường Tiểu học thôn Đăk Ka là còn khó khăn trong việc đi lại của học sinh.

Điểm trường này có 23 em học sinh của lớp 1 và 2. Học sinh học 2 buổi/ngày nên sau khi học xong buổi sáng các em lại về nhà ăn cơm. Tuy nhiên, nhiều em nhà xa về ăn trưa xong cũng vắng học hay theo mẹ lên nương rẫy 3 – 4 ngày mới về nhà.

Thương trò “mất cái chữ”, các giáo viên đã bàn lập ra bếp ăn tình thương để cùng nhau góp gạo nấu cơm trưa cho các em ăn.

Kon Tum: Thầy cô bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học sinh vùng khó - Hình 1

Bếp ăn tình thương lập lên đã nuôi hàng chục học trò. Đồng thời việc giáo dục vùng cao, duy trì sĩ số cũng được đẩy mạnh

Trên đường vào thăm điểm trường tiểu học thôn Đăk Ka, chúng tôi bắt gặp thầy A Phiên đang đưa gạo, thức ăn từ điểm chính vào chuẩn bị nấu buổi trưa cho các em. Chiếc xe cà tàng của thầy Phiên cứ “thét gầm” băng băng những con dốc dựng đứng để kịp giờ cơm cho các trò khi học xong.

Vừa rửa rau, thầy A Phiên tâm sự, ngày quỹ bếp tình thương ở điểm trường Tiểu học thôn Đăk Ka được xây dựng cũng là lúc thầy bắt tay vào công việc nấu cơm nuôi học trò. Vì để có thực phẩm tươi, ngon và đảm bảo vệ sinh nên cứ 6 giờ sáng mỗi ngày, thầy lại vượt quãng đường gần 15km, cả đi và về để ra điểm chính mua thức ăn và chở gạo vào nấu ăn. Con đường đi cũng vô cùng gian nan, hiểm trở, những dốc đá cứ nối nhau.

Kon Tum: Thầy cô bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học sinh vùng khó - Hình 2

Mâm cơm đạm bạc nhưng ấm áp tình thầy trò ở vùng khó

Video đang HOT

“Vì nhà gần điểm trường Tiểu học Đăk Ka nên mình xung phong đi lấy thức ăn và nấu cơm cho các em học sinh. Hồi xưa học sinh học xong buổi sáng là buổi chiều về nhà rồi không trở lại lớp nữa.

Mà về nhà chúng cũng vào rừng nhặt quả rừng, hái măng rừng ăn chứ cũng có ai nấu ăn đâu. Cứ thế, từng đứa gầy gò mà chất lượng học tập cũng không có hiệu quả. Từ khi có cơm ở trường đứa nào cũng đi học chăm chỉ để ăn cơm ngon và có bạn bè chơi”, thầy Phiên bộc bạch.

“Bếp tình thương” giúp duy trì sĩ số

Vốn là một người con của núi rừng, tự lập từ nhỏ nên thầy Phiên chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho công việc nấu ăn. Chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ, ba mâm cơm nóng hổi với những món ăn như thịt kho, trứng chiên, rau xào, canh rau ngót thịt băm… đã được bày lên chờ tiếng trống hết giờ.

11h trưa, trò ào ra tranh nhau rửa tay rồi ngồi ngay ngắn vào bàn ăn. Khi các thầy gật đầu thì các trò lễ phép cất tiếng mời: “Chúng con mời thầy và các bạn ăn cơm” rồi hào hứng bưng bát cơm nóng hổi lên ăn. Sợ các trò nghẹn nên thầy liên tục nhắc phải ăn chậm chậm, tránh nghẹn.

Kon Tum: Thầy cô bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học sinh vùng khó - Hình 3

Bếp ăn tình thương đã nói lên tấm lòng những người giáo viên vùng cao

Cô Nguyễn Dương Quý nhìn các trò đang ăn cơm và tâm sự: “Những đứa trẻ vùng cao này thiệt thòi lắm. Một bữa cơm đơn giản vậy thôi nhưng ở nhà các em ít khi được ăn.

Đa phần bà con đồng bào chỉ ăn các loại cây, lá rừng và ở trong nhà đầm sâu trong những cánh rừng. Lúc nào đi săn có con dúi, con chuột thì các em mới được ăn thịt. Tôi cũng từng dạy ở vùng thuận lợi nhưng thương các em nên mong muốn vào để gieo nên những con chữ hy vọng, giúp các em bớt khổ sau này”.

Khi ăn xong, từng em học sinh tự giác bưng chén của mình để vào thau để thầy cô rửa rồi chạy ùa về lớp. Thầy A Phiên và cô Quý lại cùng nhau dọn dẹp, rửa chén bát cho học sinh. Khi mọi việc xong, thầy Phiên mới tranh thủ về vội để ăn cơm cùng với gia đình và chuẩn bị cho tiết dạy buổi chiều.

“Cơm ở trường là nấu cho học trò, dù có trễ đến mấy mình cũng về nhà ăn cơm. Mình không ăn ở trường đâu, vì đây là đồ ăn của các con. Mình mà ăn thì hết của học trò mất. Các con ăn để lấy sức học con chữ, sau này mới có hy vọng thoát nghèo được”, thầy A Phiên nói.

Hiểu được tấm lòng của các thầy cô, người dân trong làng khi có bó củi, mớ rau đều mang ra góp với thầy cô để nấu cơm cho học sinh. Chị Y Sâm (SN 1978, thôn Văn Săng) cho biết, chị có hai người con đang học lớp 5 và lớp 7. Các con của chị được học tập ngoài trung tâm xã nên điều kiện ăn ở tốt hơn. Cứ đầu tuần chị chở các con ra trường học, đến cuối tuần lại đón về nhà.

“Mặc dù con mình không học ở điểm trường Tiểu học Đăk Ka, nhưng mình vẫn rất biết ơn tấm lòng của giáo viên nơi đây. Các thầy cô đã góp gạo, nấu cơm để giữ chân học sinh đến lớp. Bản thân mình luôn hy vọng các con học thật giỏi để sau này đỡ nghèo khổ như bố mẹ chúng.

Do đó, khi có bó củi, mớ rau mình đều mang qua bếp tình thương để góp với giáo viên. Hôm nào không lên nương, mình phụ thầy cô nấu cơm, rửa bát. Mình hy vọng rằng các giáo viên sẽ mang đến con chữ, những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em trong làng”, chị Y Sâm nói.

Thầy An Văn Sáu – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông cho biết: “Trên địa bàn hầu hết các trường đều khó khăn, nằm ở vùng đồi núi hiểm trở. Đồng thời, các phụ huynh còn chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục nên các giáo viên phải rất vất vả đi vận động học sinh đến trường.

Để duy trì sĩ số và tăng chất lượng giáo dục, một số trường trên địa bàn huyện đã tổ chức “bếp tình thương” để giữ chân học trò. Bên cạnh đó, đơn vị cũng phát động phong trào các trường nuôi gà, heo để cải thiện bữa ăn cho học sinh.

Dù các trường ở vùng khó khăn nhưng nhiều giáo viên trẻ ở các tỉnh thành khác nhau đến giảng dạy. Trải qua hàng chục năm, đầu hai thứ tóc nhưng họ vẫn kiên trì bám trụ với rừng xanh để gieo chữ cho học trò.

Chúng tôi luôn ghi nhận và tự hào với sự đóng góp của cán bộ giáo viên nơi đây. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ để các em học sinh vững bước đến trường.”

Chương trình sách giáo khoa mới: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó

Sách giáo khoa là mối quan tâm hàng đầu với GV, phụ huynh và học sinh cả nước, đặc biệt các tỉnh vùng khó.

Chương trình sách giáo khoa mới: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó - Hình 1


Học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ảnh minh họa/INT

Bởi đây là bộ sách mới, mỗi trường có lựa chọn khác nhau, giá sách cao hơn... đòi hỏi cung ứng sách đúng tiến độ và có biện pháp hỗ trợ để học sinh khó khăn có đủ sách đến trường.

Đặt dư số lượng

Cô Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết: Trường có 2 lớp 1 với 17 học sinh. Phần lớn học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy. Do đó, rất khó thu tiền mua sách các em, ngoại trừ những học sinh được hưởng tiền hỗ trợ chi phí học tập.

Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông chọn bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Trong quá trình dạy, các giáo viên sẽ chủ động điều tiết, thay đổi phương pháp phù hợp với các em học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn. Theo cô Vân, hiện trường vẫn đặt đủ sách, không thể để các em không có sách khi đến trường. Kinh phí mua sách sẽ lựa từ các nguồn xã hội hóa, mạnh thường quân và đóng góp của giáo viên.

Chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT Đắk Lắk gửi công văn về các trường yêu cầu thống kê sơ bộ các em vào lớp 1 thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Theo ông Nguyễn Văn Chiêu, Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Đắk Lắk), sau khi thống kê số lượng, đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Bên cạnh đó, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cố gắng bảo đảm học sinh có đầy đủ sách vở đến trường.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT có công văn phối hợp với công ty sách trong việc cung ứng sách đến vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, chuẩn bị dư 2%, do đó không sợ thiếu sách cho học sinh trong năm học mới.

Chung tay hỗ trợ học sinh khó khăn

Thực hiện Chương trình sách giáo khoa (SGK), giáo dục phổ thông mới, tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu... gặp không ít khó khăn. Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu cho biết: Cơ sở vật chất còn thiếu và xuống cấp nhiều. Ngành đang chờ tỉnh phê duyệt kinh xây dựng và mua sắm trang thiết bị (687 tỷ đồng xây dựng và 875 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị). Do vậy, việc bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện chương trình mới vẫn là bài toán nan giải.

"Chúng tôi tiếp tục vận các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí hoặc mua SGK tặng cho các thư viện trường học, để học sinh nếu chưa có điều kiện sở hữu có thể mượn sách học tập, quyết không để học sinh thiếu sách đến trường", ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên.

Mặt khác, với một tỉnh miền núi, biên giới, đời sống nhân dân còn khó khăn, giá sách giáo khoa mới khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho hay: Mặc dù giá sách mới cao gần gấp 4 lần giá sách cũ khiến bà con dân tộc khó có điều kiện mua trọn bộ sách cho con.

Đê học sinh không thiếu SGK, nhất là lớp 1 không phải "học chay", học chung, ông Kiên cho rằng cần có chính sách hỗ trợ kinh phí mua SGK đối với học sinh dân tộc, học sinh xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc mua, tặng sách cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ngành GD-ĐT Điện Biên tiếp tục tuyên truyền để huy động nguồn lực xã hội mua sắm SGK, trang thiết bị học tập.

Tại Lai Châu, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020 - 2021 trên địa bàn. Việc cung ứng SGK phải bảo đảm đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8; Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có bộ SGK mới.

Bên cạnh huy động các nguồn lực mua sắm SGK, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Lai Châu: Sở đã tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Chương trình GDPT mới về nội dung cơ bản cũng như điểm khác biệt của Chương trình GDPT mới so với Chương trình GDPT hiện hành.

Ông Đinh Trung Tuấn nhấn mạnh: Sở tăng cường rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp để đội ngũ sẵn sàng cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, đáp ứng giảng dạy theo Chương trình GDPT mới. Sở đặt mục tiêu 801 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tại địa phương, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về chương trình GDPT tổng thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới, chia thành đợt với 4.680 lượt cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học tham gia.

Theo ông Đinh Trung Tuấn, sở tham mưu Tỉnh ủy thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2017 - 2020 và giai đoạn 2 từ 2021 - 2025. Cụ thể, đối với giai đoạn 1 thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên. Tính đến 31/12/2019 đã hoàn thành 95% trong tổng số 337 phòng học cho mầm non, tiểu học. Giai đoạn 2 thực hiện kiên cố hóa 713 phòng học, xây mới 1.455 phòng học và các phòng chức năng, đầu tư bổ sung 19.442 bộ thiết bị dạy học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?Chuyện gì đã xảy ra khiến Đoàn Văn Hậu xuất hiện với cái chân nẹp kín giữa buổi tiệc tất niên?
23:36:38 23/01/2025
Gia thế gây choáng của chồng nữ tỷ phú Madam PangGia thế gây choáng của chồng nữ tỷ phú Madam Pang
22:54:36 23/01/2025
Vũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuânVũ Thu Phương sau ly hôn vui vẻ gói bánh chưng, Vy Oanh cùng chồng đại gia du xuân
23:33:33 23/01/2025
Phát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà NộiPhát hiện ung thư, Diva Hồng Nhung vẫn cố hoàn thành liveshow về Hà Nội
23:07:54 23/01/2025
HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!HOT: Hồ Quang Hiếu và vợ kém 17 tuổi chính thức đón con đầu lòng, tiết lộ xảy ra 1 sự việc ngoài dự đoán!
23:12:10 23/01/2025
Lý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vongLý Nhã Kỳ, Thanh Thảo và nhiều sao Việt phẫn nộ vụ nam shipper bị đánh tử vong
23:29:25 23/01/2025
Truy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận conTruy lùng danh tính sao nữ hạng A bị phốt cặp cùng lúc 6 đại gia, có bầu nhưng không ai nhận con
23:25:53 23/01/2025
Khoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà NẵngKhoa Pug lên tiếng về câu chuyện đầy đau thương của nam shipper ở Đà Nẵng
23:20:21 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng

Pháp luật

07:51:32 24/01/2025
Nhóm thanh thiếu niên dùng chiêu thức rao bán Baby Three trên mạng xã hội, lần đầu khách liên hệ mua, những người này nhận chuyển khoản và giao hàng để tạo lòng tin.
Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Lần này thì cư dân mạng khó chê được Ý Nhi

Phong cách sao

07:45:39 24/01/2025
Kể từ khi đăng quang, Ý Nhi là một trong những nàng hậu thường xuyên nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng từ sắc vóc đến đời tư.
Lộ diện cặp linh vật 'nhiêm xà', tạo hình thân thiện ở Huế

Lộ diện cặp linh vật 'nhiêm xà', tạo hình thân thiện ở Huế

Du lịch

07:31:21 24/01/2025
Linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại thành phố Huế đã được hoàn thiện và đặt tại khu vực trước quảng trường Bia Quốc Học, thu hút đông đảo người dân, du khách đến check-in
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc

Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc

Hậu trường phim

07:30:24 24/01/2025
Cụ thể, trong lúc giao lưu với báo chí, khách mời, Trần Ngọc Vàng đã bất ngờ hôn môi Kaity Nguyễn, một nụ hôn khá dài khiến mỹ nhân Gen Z không khỏi bối rối.
CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

CSGT chặn đường tài xế xe chạy đêm... mời cà phê

Tin nổi bật

07:30:05 24/01/2025
Theo đó, Trạm CSGT Krông Búk chọn địa điểm tại km94, huyện Ea H leo, làm nơi kiểm soát các phương tiện lưu thông ban đêm về hàng hóa, hành khách và mời cà phê, nước trà miễn phí cho các tài xế.
Người yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy đi

Người yêu hot boy của Thiều Bảo Trâm "dứt tình" sau hơn nửa tháng đường ai nấy đi

Sao việt

07:19:34 24/01/2025
Matthis - người yêu cũ kém 10 tuổi của Thiều Bảo Trâm - mới đây lại gây chú ý khi có động thái hoàn toàn khác biệt trên Instagram cá nhân.
Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

Thế giới

07:10:16 24/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không đồng ý với bất kỳ sự thỏa hiệp nào liên quan đến các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát.
3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

3 loại nguyên liệu này, phụ nữ luân phiên nấu thành các món ăn cách ngày 1 lần, khuôn mặt sẽ hồng hào, da mịn màng và tràn đầy sức sống

Ẩm thực

06:59:04 24/01/2025
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 loại thực phẩm và công thức các món ăn giúp bổ máu hơn cả táo đỏ. Tiêu thụ luân phiên, đều đặn các món ăn này có thể giúp bạn lấy lại làn da hồng hào và nguồn năng lượng dồi dào.
Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ

Cưỡng bức rồi chi 14 tỷ bịt miệng nạn nhân, sao nam quốc dân đột ngột giải nghệ

Sao châu á

06:42:31 24/01/2025
Trên trang web dành cho fanclub, nam nghệ sĩ xác nhận thông tin giải nghệ, đồng thời hứa sẽ chịu trách nhiệm cho những chuyện mà mình đã gây ra.
Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh

Những loài vật di chuyển chậm nhất hành tinh

Lạ vui

06:42:17 24/01/2025
Trong thế giới tự nhiên, có những loài động vật cần đến tốc độ để săn mồi hoặc để chạy trốn kẻ thù, nhưng cũng có những loài động vật vẫn sống tốt với tốc độ chậm chạp của mình.
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha

'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha

Netizen

06:41:33 24/01/2025
Barron Trump 18 tuổi gây sốt khi xuất hiện tại lễ nhậm chức của ông Donald Trump với vẻ ngoài bảnh bao, phong thái bí ẩn và chiều cao vượt trội