Kiwi với sức khỏe và làm đẹp
Kiwi là một liều thuốc thiên nhiên góp sức vào chức năng tiêu hoá của cơ thể, tăng cường chức năng của dạ dày
Trái kiwi vốn nổi tiếng ở đất nước New Zealand nay được du nhập khá nhiều vào nước ta với những công dụng rất tốt cho sức khoẻ nhờ rất ít calo tốt cho hệ tiêu hóa và trong thành phần thịt quả chứa lượng vitamin C rất cao, ngoài ra còn chứa vitamin A, E & các acid hữu cơ… Quả kiwi không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn rất được ưa chuộng trong việc làm đẹp.
Tốt cho sức khỏe
Theo kết quả nghiên cứu thực tế của các bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng thì tỷ lệ vitamin C có nhiều nhất là trong trái kiwi, đứng đầu là trái kiwi vàng (110mg/100g), đứng thứ hai là kiwi xanh (90mg/100g)).Tương tự, một trái kiwi vàng với trọng lượng 100g có thể đem lại 2,2mg vitamin E cho cơ thể, kiwi xanh là 1,45mg… Kiwi là một liều thuốc thiên nhiên góp sức vào chức năng tiêu hoá của cơ thể, tăng cường chức năng của dạ dày và giúp làm giảm táo bón. Ngoài ra, ăn trái kiwi còn làm giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu – phản ứng lại việc phóng thích ra collagen trong máu, giúp giảm tỷ lệ máu bị đóng cục, làm cho khí huyết lưu thông, tránh được bệnh tai biến mạch máu não và các bệnh về tim mạch.
… và sắc đẹp
Với thành phần chứa nhiều lutein (chất chống ôxy hoá) kiwi vàng: 310mg/100g, kiwi xanh: 120mg/100g, những trái kiwi đem lại cho phụ nữ làn da mịn màng và mái tóc mềm mượt, óng ả. Và đặc biệt kiwi còn rất được ưa chuộng để làm các loại mặt nạ chăm sóc da tự nhiên và hiệu quả.
Mặt nạ cho da thường:
Một trái kiwi gọt vỏ, 2 muỗng sữa chua tự nhiên, 1 muỗng nước cam, 1 muỗng tinh dầu hạnh nhân, 1 tách nhỏ cà rốt nghiền. Trộn các thành phần và xay cho đến khi nhuyễn sền sệt. Bôi lên mặt và đợi đến khi mặt nạ khô hẳn. Rửa sạch mặt lại với nước lạnh.
Mặt nạ nuôi dưỡng da:
Chọn một nửa trái chuối chín mềm, một trái kiwi, trộn đều, nghiền nhỏ. Thêm vào 2 muỗng sữa chua tự nhiên, bạn đã có một loại mặt nạ hết sức đơn giản để làm đẹp và nuôi dưỡng da. Đắp mặt nạ lên da mặt trong vòng 20 phút, rửa mặt sạch với nước ấm.
Mặt nạ cho da khô, mệt mỏi, thiếu chất:
Chuẩn bị 1 muỗng nước ép kiwi, 1 muỗng dầu ô liu và 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn đều các nguyên liệu, đắp lên mặt và để trong 15 phút. Dùng miếng bọt biển để lau sạch mặt nạ trên da mặt. Mặt nạ này sẽ làm mềm da, tăng độ ẩm và giúp tăng cường sức sống cho da.
Mặt nạ dành cho da dầu:
Video đang HOT
Chuẩn bị một nửa trái kiwi, 3 muỗng cà phê sữa chua, 1 muỗng sữa tách kem, 1 muỗng mật ong, 1 muỗng yến mạch, 1 gói tinh dầu oải hương nếu có. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay đến khi hỗn hợp mềm ra. Đắp mặt nạ lên mặt bằng miếng bông thấm nước. Massage nhẹ nhàng, rửa sạch mặt lại bằng nước lạnh. Đây là loại mặt nạ làm mát da, sạch và sáng da, thích hợp với làn da nhiều dầu.
Mặt nạ kiwi làm trẻ hoá da (dành cho làn da có nhiều nếp nhăn):
Chuẩn bị 5 – 6 trái dâu tây, 1 trái kiwi, 1/2 trái dưa leo đã gọt vỏ. Dùng máy xay nhuyễn. Nếu cảm thấy hỗn hợp quá lỏng có thể thêm 1 muỗng bột yến mạch cho hỗn hợp có độ sệt để bám trên da tốt hơn. Đắp mặt nạ lên da trong 10 phút, tiếp tục chờ thêm 10 phút để các thành phần trong mặt nạ thẩm thấu sau đó rửa sạch mặt với nước ấm, da mặt bạn sẽ sạch và tươi trẻ hơn rất nhiều.
Nguyễn Ngô Ngọc Vi
Theo suckhoedoisong.
Những loại củ quả không nên gọt vỏ hoặc bỏ lõi khi ăn
Theo các chuyên gia, dường như việc ăn vỏ trái cây và rau có thể giúp cải thiện tâm trạng, khiến bạn trông trẻ lâu và thậm chí ngăn ngừa ung thư.
ShutterStock
Nhiều nghiên cúu đã xác nhận điều này: Các loại trái cây như chuối, kiwi và ngay cả dứa là những loại trái cây không nên gọt vỏ hoặc bỏ lõi, để gặt hái tất cả lợi ích của nó, theo MSN.
1. Cam quýt
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Mỹ, các chất chống ô xy hóa siêu mạnh có tên super flavonoid có trong vỏ cam và quýt có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu, mà không làm giảm mức cholesterol tốt.
Chất chống ô xy hóa làm sạch các gốc tự do gây hại cho cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Điều tuyệt vời là chất chống ô xy hóa thu được từ vỏ có sức mạnh gấp 20 lần so với từ nước ép.
Chuyên gia dinh dưỡng Anita Bean cho biết các loại trái cây dòng họ cam quýt đều có đặc tính này.
Mặc dù chúng ta vứt bỏ vỏ vì vị đắng, nhưng vỏ chứa hàm lượng pectin cao, một thành phần của chất xơ chất lượng cao, giúp giảm cholesterol và hoạt động như một lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột, theo MSN.
2. Táo
Gần một nửa lượng vitamin C nằm trong khoảng 1 mm trên bề mặt vỏ. Hầu hết các tế bào hương thơm đều ở trong vỏ, vì vậy trái táo sẽ mất hết hương vị nếu gọt vỏ.
Vỏ táo đỏ đặc biệt giàu anthocyanin, là chất chống ô xy hóa có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
Vỏ táo vàng chứa carotenoids như betacarotene giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh, chống ung thư và bảo vệ chống lại bệnh tim.
Và vỏ táo xanh rất giàu lutein, có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và dị tật bẩm sinh và cũng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
Màu sắc tươi sáng của vỏ táo hoàn toàn biểu thị cho hàm lượng dưỡng chất thực vật có lợi cho sức khỏe.
Lõi quả táo không chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao hơn nhưng là một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời để giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ tiêu hóa, theo MSN.
3. Tỏi
Theo báo cáo trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Mỹ, vỏ tỏi có đặc tính chống ô xy hóa mạnh mẽ, và các nhà nghiên cứu từ công ty Dược phẩm Wakunaga tại Nhật Bản đã xác định được 6 hợp chất chống ô xy hóa trong vỏ tỏi, theo MSN.
Bóc vỏ tỏi sẽ loại bỏ các chất chống ô xy hóa phenylpropanoid giúp chống lại quá trình lão hóa và bảo vệ tim.
4. Chuối
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Chung Shan ở Đài Loan đã phát hiện chiết xuất vỏ chuối có thể làm giảm chứng trầm cảm vì nó giàu hoóc môn làm cân bằng tâm trạng serotonin.
Nó cũng bảo vệ võng mạc vì có chứa lutein, một chất chống ô xy hóa thuộc họ caroten, giúp bảo vệ các tế bào mắt khi tiếp xúc với tia cực tím, từ đó ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Các thử nghiệm cho thấy tế bào võng ngâm trong dung dịch chiết xuất vỏ chuối - với ánh sáng mạnh 6 giờ một ngày trong 2 ngày, không bị thiệt hại trong khi các tế bào đối chứng đã chết. Vỏ chuối màu vàng hoặc chuyển nâu đều có tác dụng như nhau, theo MSN.
Nhóm nghiên cứu khuyên nên đun sôi vỏ trong 10 phút và uống nước nguội, hoặc cho quả quả tươi vào máy ép trái cây.
5. Trái kiwi
Vỏ trái kiwi có lông chứa nhiều dưỡng chất thực vật như flavonoid, có khả năng chống ung thư, chống viêm và chống dị ứng, chuyên gia dinh dưỡng Anita cho biết.
Vỏ trái kiwi chứa gấp ba lần chất chống ô xy hóa so với thịt trái này và có thể diệt khuẩn như tụ cầu khuẩn và E. coli.
Hãy làm nước ép, nhưng đừng chà bỏ lớp lông vì nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng Anita khuyên.
6. Khoai tây
Bạn sẽ tăng gấp đôi lượng chất dinh dưỡng bằng cách ăn khoai tây cả vỏ. Vỏ khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan, kali, phốt pho, sắt, kẽm và vitamin C, theo MSN.
Khoai tây chứa nhiều vitamin C hơn cam, vì vậy ăn khoai tây giúp tránh cảm lạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt.
7. Trái dứa
Cùng với chất xơ và vitamin C, lợi ích sức khỏe thực sự của dứa nằm trong enzyme bromelain, mà dứa chứa rất nhiều. Rất hiệu quả để trị chứng khó tiêu, đầy hơi, sốt, viêm khớp, gout, chuyên gia dinh dưỡng Anita nói.
Lõi dứa chứa gấp đôi nồng độ bromelain của phần thịt quả, vì vậy đừng vứt bỏ lõi dứa.
Theo Thanh niên
Ăn 8 thực phẩm này buổi sáng chẳng khác gì tự hại mình, nhiều người vẫn ăn mà không biết Ăn 8 thực phẩm này buổi sáng chẳng khác gì tự hại mình, nhiều người vẫn ăn mà không biết Bữa sáng được đánh giá là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên nhiều người vẫn vô tình ăn những thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe vào mỗi sáng mà không hề hay biết. Vào buổi sáng, bạn không...