Kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm mạnh khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Trung Quốc có thể chứng kiến hoạt động kinh tế sụt giảm mạnh trong tháng 3 trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và các lệnh phong tỏa ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các nhà máy.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 13/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cuộc thăm dò mới nhất được hãng tin Reuters công bố ngày 17/4, số liệu được Trung Quốc dự kiến công bố vào ngày 18/4 sẽ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4,4% trong quý I so với một năm trước đó. Tuy nhiên, tính trên cơ sở hàng quý, tăng trưởng GDP được dự báo sẽ giảm xuống 0,6% trong quý đầu tiên của năm nay từ mức 1,6% trong quý IV/2021.
Các dữ liệu riêng biệt về hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng 3, đặc biệt là doanh số bán lẻ, có khả năng cho thấy sự giảm tốc thậm chí còn rõ ràng hơn do chịu ảnh hưởng nặng nề vì những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Các nhà phân tích cho rằng kết quả tháng 4 có thể sẽ xấu hơn khi lệnh phong tỏa được áp đặt tại trung tâm tài chính Thượng Hải và các nơi khác. Một số nhà kinh tế còn cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái đang gia tăng.
Cuộc thăm dò còn cho thấy doanh số bán lẻ, một thước đo mức tiêu thụ, có khả năng giảm 1,6% trong tháng 3 so với năm trước đó. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là kết quả kém nhất kể từ tháng 6/2020, đảo ngược mức tăng 6,7% trong 2 tháng đầu năm. Sản lượng công nghiệp có thể tăng 4,5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ mức 7,5% trong 2 tháng đầu năm, trong khi đầu tư tài sản cố định có thể tăng 8,5% trong quý I, giảm từ mức 12,2% trong tháng 1 và 2. Cuộc thăm dò cũng cho rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, cho thấy chính phủ nước này phải đối mặt với một “cuộc chiến” khó khăn trong nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5%.
Tốc độ tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại trong nửa cuối năm 2021, khi thị trường bất động sản suy giảm và chính phủ đưa ra các biện pháp chấn chỉnh quy định, khiến các nhà hoạch định chính sách đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,5% này sẽ khó đạt được khi các yêu cầu phòng chống dịch làm hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và chi tiêu của người tiêu dùng ở các thành phố lớn giảm sút.
Ông Gene Ma, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Tài chính quốc tế cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã có một sự khởi đầu tốt trong 2 tháng đầu năm nay, khi chưa có những hạn chế về năng lượng và nhu cầu trong nước phục hồi, các biện pháp kích thích tài chính và hoạt động xuất khẩu sôi nổi. Tuy nhiên, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trong tháng 3 và các biện pháp phong tỏa được áp đặt đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết sẽ tăng hỗ trợ của chính phủ và các công cụ như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để có thể dành nguồn tiền giúp các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Khỉ đói "vây hãm" du khách ở ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất Trung Quốc
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một du khách đã bị năm con khỉ hung hãn "vây hãm" chiếm đồ ăn đang được lan truyền khắp các mạng xã hội Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo những người chứng kiến, vụ việc này diễn ra khi một nam du khách trẻ tới viếng thăm một ngôi đền cổ nằm ở núi Cửu Hoa, tọa lạc bên bờ nam hạ du sông Trường Giang của phố Trì Châu thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Khỉ đói ngang nhiên vây hãm, kéo và giật áo của nam du khách tới thăm đền.
Người đàn ông ngay khi bước những bước đầu tiên lên bậc thang đã bị năm con khỉ vây quay, giành giật cướp đồ ăn khiến anh loạng choạng. Ngay sau đó, một người phụ nữ đi cùng đoàn phía sau đã tìm được xẻng để lao tới giải cứu.
Ngay sau khi được giải cứu, người đàn ông đã nhanh chóng bỏ chạy.
Người đàn ông sau đó đã quay lưng bỏ chạy ngay lập tức và bỏ dở kế hoạch viếng thăm ngôi đền cổ linh thiêng này.
Cửu Hoa Sơn trước đây từng có tên là Cửu Tử Sơn do người dân địa phương thấy nơi đây gồm 9 ngọn núi có cùng kích cỡ với nhau. Tuy nhiên, có truyền thuyết lưu truyền rằng vào năm Đường Thiên Bảo (742-755), nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch đã từng đến đây và viết:
"Diệu hữu phân nhị khí
Linh Sơn khai cửu hoa"
Dịch nghĩa:
"Diệu hữu phân trời đất
Linh Sơn nở chín hoa"
Vì vậy mà từ đó ngọn núi này đổi tên thành núi Cửu Hoa.
Núi Cửu Hoa là một trong bốn Tứ Đại Phật giáo danh sơn của Trung Quốc.
Tổng diện tích toàn bộ quần thể núi Cửu Hoa vào khoảng 120 km, cùng với các ngọn núi: Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên "Tứ Đại Phật giáo danh sơn" khi có nhiều ngôi đền cổ gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát.
Cửu Hoa Sơn hiện có 99 đền chùa với gần 1.000 tăng ni sinh sống và có hơn 10.000 pho tượng Phật, khoảng 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm. Trong đó, ngôi đền cổ nhất và linh thiêng nhất trên Cửu Hoa Sơn là Hóa Thành tự. Ở đây, còn có 15 pho tượng Nhục Thân (tượng sống) nhưng hiện chỉ có lại khoảng 5 pho tượng để cho du khách thập phương đến chiêm bái.
Hóa Thành tự, ngôi đền cổ và linh thiêng nhất Cửu Hoa Sơn là nơi xảy ra vụ việc trên
Ngoài khu vực thánh địa của Phật giáo, nơi đây còn có phong cảnh hữu tình. Núi non hùng vĩ, tráng lệ với các loại núi đá có hình thù kỳ dị lung linh hòa vào màu xanh của rừng tùng bạt ngàn.
Phong cảnh núi non hữu tình ở Cửu Hoa Sơn.
Bên cạnh đó, Cửu Hoa Sơn còn được tô điểm bởi màu trắng xóa của những dòng suối từ khe núi đổ xuống như những dải khói sương mờ đan quyện vào nhau tạo nên một không gian bí ẩn, huyền ảo. Khi lên đây, du khách sẽ có dịp thưởng ngoạn những kỳ quan thiên nhiên với biển mây dày đặc hay cảnh mặt trời mọc, thậm chí là ánh Phật quang. Nhờ vậy, Cửu Hoa Sơn còn được biết đến với nhiều tên gọi như "Liên Hoa Phật Quốc", "Tú Giáp Giang Nam"...
Cửu Hoa Sơn cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại vào năm 1990.
Trung Quốc hủy hàng trăm chuyến bay do tuyết rơi dày Tuyết rơi dày bắt đầu từ sáng 7/2 tại tỉnh Giang Tô ở phía Đông Trung Quốc đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy hoặc hoãn. Tuyết phủ trắng xóa tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 7/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh hủy 261 chuyến bay và hoãn 224 chuyến khác. Một số chuyến...