Kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng hơn dự báo do dịch COVID-19
Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Laurence Boone cho biết mỗi tháng phong tỏa sẽ khiến GDP hằng năm giảm 2%.
Một cửa hàng phải đóng cửa do lệnh phong tỏa nhằm chống dịch COVID-19 tại Manhattan, New York, Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Các biện pháp được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng và nghiêm trọng hơn so với dự báo ban đầu.
Thực tế này được phản ánh qua những số liệu báo cáo kinh tế mà một loạt nền kinh tế hàng đầu thế giới công bố vào thời điểm một tuần trước khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cập nhật dự báo về kinh tế toàn cầu, trong đó tính toán những tổn hại ban đầu kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc đầu năm nay.
Ngân hàng Trung ương Pháp ngày 8/4 ước tính kinh tế nước này sụt giảm khoảng 6% trong 3 tháng đầu năm 2020 – mức yếu kém nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trong khi đó, các tổ chức kinh tế hàng đầu tại Đức nhận định nền kinh tế đầu tàu châu Âu này có thể sụt giảm tới gần 10% trong quý 2/2020, tức là gấp đôi mức sụt giảm năm 2009 – thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới Đức.
Quý 2/2020 cũng sẽ trở thành giai đoạn kinh tế Đức khó khăn nhất kể từ khi các tổ chức kinh tế ở Đức bắt đầu thống kê số liệu vào năm 1970.
Nhà kinh tế Philippe Waechter thuộc Cơ quan quản lý tài sản Ostrum, nhận định: “Trong 2 quý đầu năm 2020, các nền kinh tế phương Tây suy sụp.”
Mỹ ở một mức độ nào đó đi sau châu Âu trong việc triển khai biện pháp đóng cửa hoạt động kinh doanh để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, do đó quý 1 dường như không bị ảnh hưởng, nhưng quý 2 có thể sẽ cảm nhận tác động.
Ông Waechter nhấn mạnh: “Không thể hình dung Mỹ có thể thoát tình trạng suy thoái sâu mà các nơi khác đang hứng chịu.”
Video đang HOT
Thực tế là cả bang California của Mỹ – với quy mô kinh tế lớn thứ 5 thế giới, trước cả Anh và Pháp – cũng như trung tâm tài chính New York đều đang triển khai các biện pháp gắt gao để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Mỹ.
Trong khi đó, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) dự báo giao dịch thương mại toàn cầu năm nay sẽ giảm từ 13% đến 32%.
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo nhận định thế giới đang đối mặt với “cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất hoặc sự sa sút của đời sống người dân.”
Thực tế cho thấy những dự báo đưa ra vài tuần trước đây đã lỗi thời.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Paris, Pháp ngày 6/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giữa tháng 3, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody dự báo các mức suy thoái vừa phải trong năm nay – khoảng 2% đối với kinh tế Mỹ và 2,2% đối với khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các nước châu Âu triển khai các biện pháp phong tỏa tương tự Italy và Tây Ban Nha, cũng như Mỹ, khiến cả sản xuất và tiêu thụ đều chững lại.
Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Laurence Boone cho biết mỗi tháng phong tỏa sẽ khiến GDP hằng năm giảm 2%.
Để chứng minh cho nhận định này, bà cho biết sản xuất theo đơn đặt hàng đã giảm từ 25 đến 30% ở tất cả các nước trong khối OECD.
Đáng lo ngại là tình trạng suy thoái có thể kéo dài hơn những dự báo từ trước đến nay, và dự kiến không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào nằm ngoài vòng xoáy suy thoái.
Ông Waechter cho rằng trong năm 2021, thế giới có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng trở lại, song không thể chắc chắn về điều này.
Một trong những câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là liệu thế giới có thể nhanh chóng điều chế được vắcxin phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 để tránh một đợt lây nhiễm mới và liệu các nhà máy có thể sớm khôi phục sản xuất hay không.
Theo nhà phân tích tại công ty giao dịch ngoại tệ trực tuyến OANDA Edward Moya, nhìn vào tốc độ kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm hiện nay, khó có thể đưa ra nhận định các nền kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ phục hồi nhanh chóng.
Trong khi đó, bà Boone cho rằng việc dự báo tình hình đã trở nên rất khó khăn.
Thế giới có thể phần nào thoát khỏi tình trạng phong tỏa, song có thể đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 với một giai đoạn phong tỏa mới nếu miễn dịch của người dân trên toàn thế giới suy yếu./.
Lan Phương
Biến động mạnh, giá vàng SJC rớt khỏi mốc 48 triệu đồng/lượng
Sau nhiều ngày neo cao, giá vàng SJC bất ngờ rớt khỏi mốc 48 triệu đồng/lượng dù giá thế giới tăng nhẹ.
Giá vàng trong nước thu hẹp khoảng cách với thế giới. Ảnh: Linh Anh
Lúc 10 giờ 30 ngày 8-4, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng mua vào 46,95 triệu đồng/lượng, bán ra 47,85 triệu đồng/lượng, giảm 350.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI giao dịch giá vàng SJC mua vào 47,1 triệu đồng/lượng, bán ra 47,8 triệu đồng/lượng.
Đây là mức giảm khá mạnh của giá vàng SJC những ngày qua, sau nhiều ngày neo ở mức cao trên vùng 48 triệu đồng/lượng. Đà giảm của giá vàng miếng sáng nay khá mạnh trong bối cảnh giá thế giới tăng nhẹ.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn trơn các loại, vàng trang sức 24K được doanh nghiệp niêm yết mua vào 44,6 triệu đồng/lượng, bán ra 45,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng SJC trên 2 triệu đồng mỗi lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới hiện đang được giao dịch ở mức 1.653 USD/ounce, tăng nhẹ 3 USD mỗi ounce so với sáng hôm qua. Trong phiên giao dịch, có thời điểm giá vàng thế giới lên 1.665 USD/ounce trước khi quay đầu đi xuống.
Theo các công ty vàng, kim loại quý trên sàn quốc tế đã bật tăng mạnh kể từ đầu tuần khi nhiều nhà đầu tư đổ tiền trở lại các kênh đầu tư, trong đó có thị trường chứng khoán và vàng khi dịch Covid-19 có dấu hiệu đạt đỉnh ở Mỹ và châu Âu. Vàng tiếp tục được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh nhiều nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Dù vậy, giá vàng cũng có thể điều chỉnh giảm trở lại khi thị trường chứng khoán hồi phục mạnh...
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết sáng nay vào khoảng 47 triệu đồng/lượng. Do giá vàng SJC giảm mạnh hơn đà biến động của giá thế giới giúp khoảng cách chênh lệch rút ngắn, hiện giá vàng SJC cao hơn thế giới khoảng 800.000 đồng mỗi lượng.
Trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.225 đồng/USD, giảm 5 đồng mỗi USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch ở mức 23.430 đồng/USD mua vào, 23.610 đồng/USD bán ra, tăng 50 đồng mỗi USD so với hôm qua.
Nhiều đánh giá cho rằng, trong tương lai, vàng tiếp tục là một thứ bắt buộc phải có trong danh mục đầu tư đa dạng trong một môi trường tiền tệ nới lỏng và lợi suất âm như hiện tại.
Một lực cản khác đối với vàng chính là khả năng giảm sâu rồi bật tăng trở lại của các thị trường chứng khoán. Sau một quý giảm tệ hại nhất trong lịch sử, TTCK một số nước, trong đó có Mỹ đang tăng mạnh trở lại.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 7/4 đa số các cửa hàng vàng tăng nhẹ giá vàng 9999 lên ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
T.Phương
JPMorgan: Vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu Chiến lược gia của quỹ hiện quản lý 1,9 nghìn tỷ USD đang theo dõi chặt chẽ sức mạnh của thị trường lao động ở Mỹ và châu Âu để biết các dấu hiệu về việc các nền kinh tế sẽ có thể hồi phục nhanh như thế nào sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Dữ liệu này có...