Kinh tế Singapore suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1965
Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, kinh tế Singapore đã suy giảm ở mức chưa từng có kể từ khi độc lập vào năm 1965.
Quang cảnh trung tâm tài chính ở Singapore ngày 29/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 4/1, kinh tế Singapore trong năm 2020 đã giảm 5,8% so với năm ngoái. Thực tế này trái ngược so với dự báo hồi tháng 11/2020 của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho rằng kinh tế nước này sẽ phục hồi trong năm nay với mức tăng trưởng từ 4 đến 6%.
Riêng quý IV, kinh tế quốc gia châu Á này đã giảm 3,8%, đánh dấu 4 quý giảm liên tiếp trong năm 2020. Trong đó, ngành xây dựng và giao thông gánh chịu thiệt hại lớn nhất.
Trên thực tế, kinh tế Singapore rơi vào tình trạng suy yếu trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, với mức tăng trưởng hạn chế 0,7% trong năm 2019, trong khi năm 2018, kinh tế nước này tăng trưởng 3,4%.
Video đang HOT
Nhìn lại lịch sử, kinh tế Singapore từng đặc biệt suy yếu khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1998 – thời điểm kinh tế nước này giảm tới 2,2%.
Là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào cảng hàng không, ngành hàng không và du lịch, do đó lệnh kiểm soát biên giới và du lịch trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Singapore.
Báo cáo mới nhất về tình hình dịch bệnh tại Singapore cho thấy tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 58.000 ca, trong đó các bệnh nhân phần lớn là người lao động di cư. Đến nay, Singapore ghi nhận 29 ca tử vong do COVID-19.
Theo nhận định của ông Barnabas Gan, nhà kinh tế học của United Overseas Bank, mặc dù suy giảm cả năm 2020, kinh tế Singapore sẽ tiếp tục cải thiện từ quý II/2021 nhờ lợi thế tăng trưởng các ngành sản xuất hàng hóa y sinh trong đại dịch COVID-19.
Singapore cấp tiền cho người dân sinh con thời Covid-19
Chính phủ Singapore sẽ cấp một khoản tiền cho những người muốn sinh con thời Covid-19 để giải tỏa áp lực tài chính.
"Chúng tôi nhận được thông tin rằng Covid-19 khiến một số người có nguyện vọng sinh con phải hoãn kế hoạch", Heng Swee Keat, phó thủ tướng Singapore, phát biểu trước các nhà lập pháp hôm 5/10.
"Điều này hoàn toàn có thể hiểu được, đặc biệt khi họ phải đối mặt với bấp bênh về thu nhập", ông nói thêm. Heng cho hay khoản tiền thanh toán một lần này sẽ giúp các bậc cha mẹ trang trải chi phí nhưng không nói rõ số tiền là bao nhiêu.
Dù đã thành công ngăn chặn đại dịch, kinh tế Singapore vẫn rơi vào tình trạng suy thoái sâu. GDP giảm 12,6% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu "mức giảm mạnh nhất trong lịch sử".
Một em bé mới sinh trong bệnh viện ở Singapore năm 2014. Ảnh: Strait Times
Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Chính phủ đã cố gắng đảo ngược nhưng không thành công. Tỷ lệ sinh của đất nước này ở mức 1,14 con trên một phụ nữ năm 2018, tương đương Hong Kong, theo Ngân hàng Thế giới. Chỉ có Hàn Quốc và Puerto Rico thuộc lãnh thổ Mỹ có tỷ lệ thấp hơn.
Tỷ lệ sinh lý tưởng là 2,1 con trên một phụ nữ. Tuy nhiên, đa số các nước phát triển đều dưới mức này bởi tỷ lệ kết hôn giảm và vai trò giới truyền thống thay đổi.
Singapore đã phải vật lộn để đảo ngược xu thế này từ những năm 1980. Nhiều chiến dịch khuyến khích sinh nở cùng những ưu đãi về tài chính và thuế được đưa ra nhưng không thể ngăn chặn đà đi xuống của tỷ lệ sinh. Hệ thống phúc lợi cho trẻ sơ sinh của Singapore hiện chi trả cho các bậc cha mẹ đủ điều kiện khoản tiền lên tới 7.330 USD.
"Giống nhiều quốc gia phát triển, thách thức dân số chính của Singapore là mức sinh thấp và dân số già", theo báo cáo năm 2011 của chính phủ. "Mục tiêu của chúng tôi là đạt được nền dân số bền vững, hỗ trợ cả tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội, để Singapore duy trì sự sôi động và đáng sống".
Singapore đã thành công trong các biện pháp hạn chế Covid-19 như sớm cách ly những ca nghi nhiễm, áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt khi xuất hiện ổ dịch và sử dụng công nghệ để truy vết tiếp xúc. Singapore đã ghi nhận 57.830 ca nhiễm và chỉ 27 ca tử vong.
Sóng ngầm Covid-19 trong ký túc xá công nhân Singapore Thủ tướng Singapore nhận sai trong ứng phó Covid-19
Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục hoãn triển khai 'bong bóng du lịch' Ngày 1/12, Singapore và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục lùi thời điểm triển khai "bong bóng du lịch" giữa hai bên đến năm 2021, trong bối cảnh Hong Kong đang nỗ lực khống chế số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 tăng cao mỗi ngày. Người đi đường đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại quận...