Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục hoãn triển khai ‘bong bóng du lịch’
Ngày 1/12, Singapore và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục lùi thời điểm triển khai “bong bóng du lịch” giữa hai bên đến năm 2021, trong bối cảnh Hong Kong đang nỗ lực khống chế số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 tăng cao mỗi ngày.
Người đi đường đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại quận Wan Chai, Hong Kong, Trung Quốc ngày 27/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực phục hồi ngành du lịch và hàng không vốn đang lao đao vì dịch bệnh của cả hai bên.
Trong thông báo, Cơ quan Hàng không Dân sự Singapore cho biết vào cuối tháng này sẽ tiến hành đánh giá về thời điểm nối lại kế hoạch triển khai “bong bóng du lịch”. Trong khi đó, chính quyền Hong Kong cho hay quyết định trên được đưa ra dựa trên “mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh ở Hong Kong”, với số ca lây nhiễm không rõ nguồn gốc trong cộng động ngày càng tăng nhanh.
Video đang HOT
Ngày 30/11, Hong Kong ghi nhận thêm 76 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc ở đặc khu này lên 7,4 triệu ca. Ở thời điểm dịch bệnh mới bùng phát, Hong Kong chỉ có 6.300 ca mắc, trong đó có 109 ca tử vong.
Trước tình hình này, chính quyền Hong Kong đã siết chặt các hạn chế, theo đó việc tụ tập được giới hạn không quá 2 người, trong khi các quán karaoke, hồ bơi và trung tâm chơi game sẽ phải đóng cửa và hầu hết người lao động trong lĩnh vực dân sự phải làm việc tại nhà. Trước đó một ngày, chính quyền Hong Kong đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học, công viên chủ đề Ocean Park và DisneyLand. Các quy định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 2/12 tới.
Trước đó, cũng do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Hong Kong, kế hoạch triển khai “bong bóng du lịch” nói trên đã bị hoãn lại hai tuần, so với thời điểm ấn định trước đó là ngày 22/11.
Hồi giữa tháng 10, Singapore và Hong Kong đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập “bóng bóng du lịch hàng không” toàn diện đầu tiên trên thế giới, cho phép một lượng giới hạn người dân (có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2) di chuyển giữa hai nơi mỗi ngày, mà không phải cách ly để phòng dịch. Việc mở lại hành lang du lịch giữa hai bên đã tạo cú hích để hồi sinh ngành du lịch và hàng không của mỗi bên.
Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp nhất trong hơn 7 tháng
Bộ Y tế Singapore cho biết trong ngày 12/10, nước này đã ghi nhận thêm 4 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại "Đảo quốc Sư tử" lên 57.880 ca.
Đây là số ca nhiễm mới tính theo ngày thấp nhất trong hơn 7 tháng qua tại Singapore kể từ ngày 4/3, khi có 2 ca nhiễm mới được ghi nhận.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người lao động tại Singapore, ngày 10/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các ca nhiễm mới gồm 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 2 ca nhập cảnh và 1 ca trong khu lao động nước ngoài. Hai ca nhập cảnh đã được cách ly tại nhà ngay khi nhập cảnh. Đến nay, Singapore đã xác nhận tổng cộng 57.705 bệnh nhân COVID-19 phục hồi và 27 ca tử vong.
Cùng ngày, Nga thông báo 13.592 ca nhiễm mới và 125 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 1.312.310 ca và 22.722 ca tử vong. Nga hiện là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 4 trên thế giới và cao nhất tại châu Âu.
Trong khi đó, Cơ quan Y tế cộng đồng của Thụy Sĩ cho biết số bệnh nhân nhiễm mới tại nước này đã tăng thêm 4.068 người vào cuối tuần qua.
Theo cơ quan trên, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này và nước Liechtenstein láng giềng nhỏ bé đến nay là 64.436 ca, tăng so với 60.368 ca ghi nhận ngày 9/10, trong khi tổng số ca tử vong là 1.801 ca.
Thụy Sĩ ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên hồi cuối tháng 2 và tăng lên mức cao nhất trong tháng này sau khi giảm xuống 3 ca vào ngày 1/6 vừa qua.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Văn phòng Y tế vùng England (Anh), Jonathan Van-Tam cho biết tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức cao trong lớp trẻ hiện đang bắt đầu lan sang nhóm tuổi lớn hơn ở nhiều nơi của vùng này.
Phát biểu tại cuộc họp của chính phủ khi thông báo tình hình dịch bệnh mới nhất, ông Van-Tam cho biết thực tế này là rất đáng lo ngại do thời gian điều trị của người cao tuổi thường kéo dài hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Ông Trump nổi giận vì Triều Tiên công bố tên lửa "quái vật" lớn nhất thế giới? Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã hết sức tức giận khi Triều Tiên dường như công bố một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới trong cuộc duyệt binh ngày 10.10. "Ông Trump rất tức giận về cuộc duyệt binh tên lửa của Triều Tiên" và rất thất vọng" với ông Kim khi những cuộc đàm phán...