Kinh nghiệm về nhà mới đầy đủ tiện nghi mà chỉ tốn 15 triệu đồng của người vợ trẻ 28 tuổi ở Hà Nội biết “thu hoạch” đồ cũ
Khi chuyển về nhà mới, hầu hết những gia đình trẻ sẽ mất một khoản tiền từ ít nhất vài chục triệu đến cả vài trăm triệu để đầu tư mua sắm vật dụng và nội thất trong nhà. Nhưng với người vợ trẻ Nguyễn Thị Nghi, 28 tuổi này lại khác.
Vợ chồng chị Nghi (trú tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cưới nhau đã 5 năm. Dù cố gắng đi làm và ra sức làm thêm để tiết kiệm nhưng mới đây, 5 năm sau ngày kết hôn, vợ chồng chị mới đủ tiền để mua 1 căn chung cư 60m2 với giá 1,1 tỷ ở cách xa Hà Nội khoảng 9km.
Ngày mới chuyển về ngôi nhà mới, do tiền dồn vào mua nhà đã sạch ví nên vợ chồng trẻ này đều xác định và nhất trí với nhau là sẽ không gây sức ép phải mua sắm cho nhà mới quá mức nếu chưa cần thiết. Làm như vậy để cả 2 vợ chồng đều không bị quá mệt mỏi về tiền bạc và có thể sống vui khi về nhà mới.
“Vợ chồng mình vừa nhận nhà 3 tháng gần đây thôi. Khi nhận nhà, bên chủ đầu tư họ đã lát sàn gỗ với đóng tủ bếp và có bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh rồi. Vì thế, mấy đồ đó vợ chồng mình không cần phải lo nữa nên cũng đỡ tốn 1 khoản”, chị Nghi nói.
Ngày mới chuyển về ngôi nhà mới, do tiền dồn vào mua nhà đã sạch ví nên vợ chồng trẻ này đều xác định và nhất trí với nhau là sẽ không gây sức ép phải mua sắm cho nhà mới.
Sau khi điểm danh những vật dụng nhà mới có sẵn, chị Nghi bắt đầu nhẩm tính những đồ dùng vợ chồng đã có và đang sử dụng: “Mình nhẩm tính, vợ chồng mình có cái tủ gỗ ván ép 3,9 triệu, giường mua ngày cưới 5 triệu vẫn rất tốt. Máy giặt bố mẹ đẻ tặng quà cưới khi ấy mua 6 triệu đến nay vẫn đang dùng. Vợ chồng cũng mua tủ lạnh 5 triệu từ vài năm trước đến nay vẫn chạy ngon lành cành đào như hồi mới mua về. Mình có cái lò sóng mua 1,5 triệu vẫn đang sử dụng. Ti vi cũ chị chồng cho 2-3 năm nay vẫn đang dùng tốt dù đã 2 lần sửa chữa”.
Với quan điểm không nhất thiết cứ phải hàng đắt tiền và hàng mới là tốt. Bên cạnh đó chị Nghi cũng nghĩ, vét hết tiền mặt hiện có trả trước, còn lại trả góp tiền nhà nên khi chuyển về nhà mới vợ chồng chị rất cạn tiền. Để không áp lực về tiền mua sắm chuyển về nhà mới, người vợ trẻ quyết định “thu hoạch” đồ cũ còn dùng được của người thân 2 bên gia đình.
“Mình thấy nhà mới còn thiếu bộ sofa thì mình xin luôn ông bà ngoại 1 bộ vì họ còn dư 1 bộ để trên gác không dùng đến. Hoặc anh trai chồng còn dư bộ bàn ăn cũ, mình cũng xin luôn. Còn rèm cửa chị chồng cho tiền đóng nên mình giao cho chồng chịu trách nhiệm thực hiện. Còn lại tất cả vác hết đồ cũ vợ chồng mình dùng ở nhà trọ sang nhà mới dùng”, chị Nghi khẳng định.
Sau khi điểm danh những vật dụng nhà mới có sẵn, chị Nghi bắt đầu nhẩm tính những đồ dùng vợ chồng đã có và đang sử dụng và chỉ mua mới vật dụng cần thiết.
Video đang HOT
Về nhà mới, chị Nghi chỉ mất tiền mua 1 chiếc bếp từ giá 7 triệu đồng và 1 cây nước nóng lạnh giá 6 triệu đồng. Ngoài ra, chị bỏ 2 triệu đồng nữa ra mua vài cây xanh trang trí cho nhà cửa thêm sinh khí và nhiều sức sống.
Nói về việc quyết định đầu tư mua bếp từ và cây nước nóng lạnh trước, người phụ nữ này giãi bày: “Quan điểm của mình là sẽ đầu tư cái bếp trước, vì cái bếp và cây nước mới là nhu cầu sử dụng hàng ngày. Các phần còn lại sắm sửa dần sau cũng được. Chính vì thế mà khi về nhà mới mình mua mỗi 2 vật dụng này, còn lại toàn đồ cũ dùng lại”.
Như vậy tính ra, tổng chi phí về nhà mới của vợ chồng chị Nghi chỉ hết 15 triệu đồng: “Làm vậy vừa không gây sức ép tài chính quá mức. Vợ chồng mình dự định, cứ đi làm sau 1-2 năm trả nợ xong thì lúc đó muốn thay đổi gì thì thay đổi. Lúc ấy có thể mua thêm 1 số đồ dùng nội thất để décor nhà cửa hoặc mua sắm vật dụng sang xịn hơn nếu có nhu cầu thay mới”, chị Nghi nói.
Những đồ gia dụng cũ tận dụng lại vẫn sử dụng tốt.
Ngoài ra người vợ trẻ này cũng khẳng định 1 sai lầm nhiều người thường tốn tiền mắc phải khi chuyển về nhà mới. Đó chính là đầu tư 1 số tiền khủng mua tủ lạnh, ti vi, máy giặt mới đẹp:
“Với mình ti vi, tủ lạnh, máy giặt nếu có tiền cũng chỉ mua ở mức độ vừa tiền. Vì thực tế công nghệ mới đều tốt, dù có mua cái tủ lạnh 5 triệu thì cũng dùng tới chán thì thôi mà có khi còn chán trước khi nó hỏng. Hơn nữa, công nghệ sẽ thay đổi liên tục nên nếu chưa thoải mái tiền thì không cần mua loại quá túi tiền làm gì. Đến lúc nào đó bạn sẽ muốn đổi vì nhu cầu tăng lên, túi tiền tăng hoặc nhìn chúng quá cũ kĩ xấu xí chẳng hạn”.
Tuy nhiên, người vợ trẻ thông thái này cũng khuyên, về nhà mới nếu có tiền mua sắm, các gia đình nên tập trung vào đầu tư đồ gỗ tốt cho bàn ghế, giường, kệ trang trí bởi nội thất bằng gỗ trong nhà luôn bền đẹp qua thời gian và dùng gỗ tốt cũng thích. Với lại mẫu mã đồ gỗ không sợ lạc hậu hay lỗi mốt nhiều.
“Nói chung về nhà mới, vợ chồng đã cạn tiền vì mua nhà rồi thì cứ sắm từ từ thôi. Bởi sắm cũng chẳng biết bao nhiêu là đủ cả, cái gì cần thiết thì mua trước. Có người hết vài triệu, có người hết 100 triệu, có người hết cả tỷ tùy hoàn cảnh thực tế mỗi người”, chị Nghi khuyến cáo.
Cô nhân viên văn phòng tại Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng thùng online chỉ với 500K tiền vốn, mô hình đơn giản dễ học theo
Chỉ bắt đầu với vài ba món đồ second-hand bán cho bạn bè, giờ Mai Vân đã sở hữu trang bán hàng online cả nghìn người theo dõi. Chia sẻ số vốn ban đầu khởi nghiệp, cô gái trẻ khiến nhiều người phải bất ngờ.
Mê đồ second-hand, nhiều người đã nghĩ tới việc khởi nghiệp với nghề này để vừa thỏa niềm đam mê của bản thân lại thu được lợi nhuận từ sở thích. Tuy nhiên, khởi nghiệp đâu phải chuyện dễ và cần những gì để biến nó thành hiện thực.
Chị Mai Vân, chủ một shop online bán đồ second-hand tại Sài Gòn đã đưa ra câu hỏi: Mê đồ si đa và khởi nghiệp với 500K, liệu có thành công? Và với kinh nghiệm của chính bản thân chị, câu trả lời là hoàn toàn có thể được.
Chị có niềm yêu thích đặc biệt với đồ si. Bắt đầu việc bán đồ si khá tình cờ, chị Mai Vân chia sẻ: "Vào một buổi chiều thứ Bảy sắp xếp lại tủ quần áo đã quá tải mà gần như hầu hết là đồ si, mình đã nghĩ hay là chụp lại các món quần áo phụ kiện ít dùng để thanh lý lại. Những sản phẩm mình đăng bán đầu tiên là những chiếc blazer Hàn, Nhật xinh xắn còn mới tinh do chính mình mặc và đứng trước gương để chụp ảnh. Kết quả là các áo này bán hết sạch vượt kỳ vọng của mình. Điều này làm cho mình vô cùng hào hứng và trở thành động lực cho mình tiếp tục thử "start up" với đồ si".
Chị Mai Vân, chủ một shop online bán đồ second-hand tại Sài Gòn.
Ngoài giờ hành chính và dịp cuối tuần là khoảng thời gian chị Mai Vân thực hiện việc bán đồ si của mình. Chị tới các chợ đồ si, các shop đồ si những ngày họ cắt kiện để tìm các món đồ rẻ đẹp.
Với 500K số vốn ban đầu, chị Mai Vân mua được khá nhiều thứ. Nếu ngày đầu khui kiện mua hàng nước 1 thì chị có thể mua được đầm váy với giá tầm 100-150K, áo sơ mi, áo kiểu thì 90K, quần 90K, Blazer 100-200K. Nếu tới những ngày sau thì giá còn mềm hơn.
Như vậy, đối với shop online chị Mai Vân mở chuyên áo blazer đang kinh doanh thì với số vốn 500K chị có thể mua ít nhất 5 cái hoặc nhiều hơn nếu biết chọn những ngày sale hoặc giảm giá.
"Sau khi mua hàng về, mình phải giặt ủi lại sạch sẻ, thơm tho. Kiểm tra lại lỗi vì có thể lúc lựa hàng nhiều quá bị hoa mắt nên không phát hiện. Tìm các món đồ để phối cùng sản phẩm như tập tành làm stylist luôn. Trang trí phông nền, phụ kiện, người mẫu chụp ảnh sản phẩm và tip ở đây là bạn chỉ cần một bức tường trắng cũng được, chụp có ánh nắng thì càng đẹp lung linh. Cuối cùng là up đồ lên trang online của cửa hàng để bán", chị Mai Vân chia sẻ cách hoạt động ban đầu của mình.
Đồ được chị Mai Vân tút tát lại với phông nền chụp màu trắng đơn giản, tiết kiệm chi phí. Phụ kiện chụp sản phẩm chỉ là một chiếc ghế "của nhà" cho tất cả các set đồ.
Nhiều người khởi nghiệp với số vốn cực ít ỏi, nên thay vì liều ăn nhiều, chị Mai Vân khuyên rằng nên bắt đầu với một ít sản phẩm trước. Sau đó, tích cóp vốn từ từ và kinh doanh với quy mô ngày một lớn hơn. Tới hiện tại, chị Mai Vân vẫn đang đi theo mô hình này.
Ở góc nhìn người mua, có thể nhiều người sẽ nghĩ là nhiều shop bán "một vốn bốn lời" nhưng thật sự để có được các quần áo đẹp đến tay thì người bán cũng đã phải lặn lội tìm hàng, chờ đợi đến giờ khui kiện, tập trung cao độ, nhanh tay lẹ mắt để bắt lấy đồ đẹp, độc lạ, có thể nói là đãi cát tìm vàng.
Bản thân chị Mai Vân cũng từng là người mua rất nhiều nên khá hiểu tâm lý khách hàng. Bản thân chị cũng sẵn sàng chi tiền triệu cho những món đồ cũ xinh đẹp, xịn xò mà không tìm được cái thứ hai.
Dù sở hữu số vốn ít ỏi nhưng nếu bạn đam mê và dành thời gian cho nó vẫn có thể cải thiện được thu nhập đồng thời có thêm nhiều niềm vui và trải nghiệm mới.
Cùng tổng kết lại với 500K số vốn ban đầu bạn có thể mua được đồ gì để kinh doanh:
1. Blazer: 100 - 200K
2. Đầm váy: 100 - 150K
3. Áo sơ mi, áo kiểu: 90K
4. Quần: 90K
Tip:
- Dựa vào số tiền và loại trang phục muốn kinh doanh, bạn có thể cân đối số lượng đồ mua với số tiền đang có.
- Nên đi sớm, chọn ngày sale, giảm giá để mua được giá hời.
- Chỉ cần phông trắng chụp đồ thay vì cầu kỳ tốn chi phí không cần thiết.
- Giặt ủi là quần áo thơm tho để nâng cao chất lượng cho sản phẩm.
- Nên chụp ảnh sản phẩm dưới trời nắng để lung linh hơn.
5 tuyệt chiêu tiết kiệm dành cho các mẹ bầu để sinh con mà không quá áp lực về kinh tế Nếu biết cách chi tiêu tiết kiệm và quản lý tài chính cẩn thận thì việc chào đón thành viên mới của gia đình cũng sẽ khiến bạn không quá lo lắng trong vấn đề tiền bạc. Quá trình mang thai và sinh con là khoảng thời gian khá dài mà các mẹ cần tốn rất nhiều chi phí. Từ việc chăm sóc...