Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong môn Vật lí

Theo dõi VGT trên

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh (HS), được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong môn Vật lí - Hình 1

Ảnh minh họa

Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có.

Để giúp các thầy cô giáo vận dụng xây dựng chủ đề bài học gắn với cáchoạt động trải nghiệm cho HS, chúng tôi xin chia sẻ một số lưu ý sau đây:

1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề

Dựa trên các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đưa ra, dựa vào đặc điểm dạy học môn Vật lí theo chủ đề ở trường phổ thông, các bước tổ chức để HS có những trải nghiệm được trình bày dưới đây.

Tham gia và suy ngẫm sự kiện mở đầu, phát hiện vấn đề

HS tham gia vào các tình huống học tập do GV xây dựng: Giải bài tập mở đầu, mô tả các sự kiện trong đời sống có liên quan, tham gia trò chơi, làm thí nghiệm, quan sát và đánh giá về một sự kiện vật lí…Để từ đó phát hiện được vấn đề nghiên cứu và diễn đạt được vấn đề bằng câu hỏi hay một bài toán có đủ thông tin.

Xử lí thông tin

Thu thập thông tin: Từ vấn đề đã xác định, HS thảo luận để đi đến xác định các từ khóa để tìm kiếm thông tin. Phân công các thành viên tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Sách, báo, Internet, người lớn hơn…

Sắp xếp thông tin: HS trình bày và thảo luận để lựa chọn được các thông tin có ý nghĩa với chủ đề và sắp xếp chúng thành một hệ thống sử dụng được.

Thực hiện các nghiên cứu: Đề xuất, thảo luận các ý tưởng, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo như:

- Đề ra một dự đoán (một giả thuyết) cho sự kiện, hiện tượng trong chủ đề

- Lựa chọn một giải pháp hoặc cách lí giải hợp lí để thực hiện nhiệm vụ bằng con đường khảo sát thực nghiệm, suy luận lí thuyết, tìm kiếm lời giải thích trên Internet

- Thống nhất một mô hình hợp lí cho việc thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện các ý tưởng

- Xây dựng phương án thí nghiệm; chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tiến hành lắp ráp và thực hiện thí nghiệm, thu thập và phân tích các số liệu để rút ra các kết luận

- Thực hiện giải pháp và theo quá trình đó, đánh giá xác nhận tính hợp lí của giải pháp

- Xây dựng mô hình (hình vẽ, biểu trưng trừu tượng, vật chất chức năng…), vận hành mô hình để đánh giá tính hợp thức của nó trong lí luận và thực tiễn. Từ đó kết luận về tính hợp thức của mô hình.

Xây dựng sản phẩm hoạt động

Từ các thông tin và kết quả nghiên cứu đạt được, cần xây dựng một sản phẩm để giới thiệu về kết quả hoạt động của nhóm. Theo sự định hướng của GV, các HS xây dựng sản phẩm nhóm để báo cáo, trao đổi và thảo luận. Sản phẩm để báo cáo có thể là: Báo tường, tập san ảnh, Poster, sơ đồ tư duy, tờ rơi, video clip, báo cáo Power Point, vở kịch sân khấu, xây dựng thí nghiệm, giới thiệu và biểu diễn thí nghiệm, đóng vai…

Báo cáo sản phẩm, trao đổi, thảo luận

Từng nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm đã xây dựng trước cả lớp; trao đổi để làm rõ các nội dung trong báo cáo hoặc chỉ ra những chỗ sai sót cần điều chỉnh; chia sẻ những điều tâm đắc…

Đánh giá hoạt động: Đánh giá quá trình hoặc kết quả tùy theo thiết kế của GV.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong môn Vật lí - Hình 2

Ảnh minh họa/ INT

2. Đánh giá hoạt động trải nghiệm

GV tô chưc, đăt muc tiêu cho cac hoat đông va đanh gia kêt qua hoc tâp, hoat đông của HS. Việc đanh hoat đông trai nghiêm sáng tạo chu yêu thông qua quan sat hanh vi, thái độ va sản phẩm hoc tâp của HS.

Đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS được thể hiện ở hai cấp độ đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp. Vì vậy, nội dung đánh giá phải thiết thực, có tiêu chí đánh giá rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực tới HS.

Nội dung đánh giá cá nhân

Đánh giá HS qua hoạt động trải nghiệm xét cho cùng chính là sự xem xét mức độ đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông, nội dung đánh giá HS (cá nhân và tập thể HS) bao gồm những điểm sau đây:

- Đánh giá mức độ hiểu biết của các HS về nội dung các hoạt động trải nghiệm

Muốn đạt được những kĩ năng hoạt động, muốn có thái độ tích cực trong hoạt động thì trước hết phải có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động này hay nói cách khác phải có trí thức về hoạt động. Vì vậy, nội dung đầu tiên của đánh giá HS qua hoạt động chính là đánh giá những hiểu biết của các em về hoạt động đó. Những hiểu biết này được truyền tải tới HS bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều cách thức khác nhau. Có thể bằng con đường học tập văn hóa; hoặc bằng hoạt động tự sưu tầm, tìm hiểu của HS; hay có thể thông qua những thông tin thu được từ hoạt động truyền thông đại chúng… Mỗi con đường, mỗi cách thức có ưu thế riêng của mình. Song tất cả đều nhằm mục đích giúp HS nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

- Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Khi nói về kỹ năng hoạt động, người ta thường đề cập tới kĩ năng bộ phận như: kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động, trong đó giao tiếp được xem là kỹ năng xuyên suốt trong các kỹ năng bộ phận.

Đối với cá nhân HS, khi đánh giá trình độ đạt được về kĩ năng hoạt động, cần chú ý tới các kỹ năng: thực hiện hoạt động (bao gồm: nhận nhiệm vụ, thực thi nhiệm vụ được giao, tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện); kỹ năng tự đánh giá kết quả đạt được cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi; kỹ năng giao tiếp… Mỗi HS, tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân mà hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng hoạt động tương ứng.

- Đánh giá về thái độ, tình cảm của HS đối với hoạt động trải nghiệm

Nội dung của đánh giá này xem xét sự hứng thú, khuynh hướng, nhu cầu đối với hoạt động, tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, thái độ tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động và niềm tin vào những kết quả đạt được sau hoạt động.

Tuy rất khó để đánh giá thái độ và tình cảm, còn nếu biết đưa ra những tiêu chí cụ thể, phù hợp lứa tuổi thì có thể đánh giá được kết quả đánh giá tích cực.

Nội dung đánh giá tập thể lớp

Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp trên các phương diện: Số lượng HS tham gia hoạt động; Các sản phẩm hoạt động; ý thức cộng đồng trách nhiệm; tinh thần hợp tác trong hoạt động (phối hợp giữa các HS với nhau, phối hợp giữa các nhóm HS với nhau); kỹ năng hợp tác của HS trong hoạt động. Điều này rất quan trọng để góp phần hình thành một trong bốn trụ cột của giáo dục thể kỷ XXI là ” Học để cùng chung sống”.

Các hình thức đánh giá

Để đánh giá được khả năng tham gia hoạt động của HS cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của hoạt động, thời gian dành cho hoạt động, có thể tiến hành nhiều hình thức và phương pháp đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, dù tiến hành dưới hình thức và phương pháp đánh giá nào cũng đều phải tính đến sự phù hợp với mục tiêu đánh giá. Bởi vì mục tiêu đánh giá là đầu ra cụ thể phản ánh mức độ đạt được của HS trong hoạt động.

Chính vì vậy, hình thức và phương pháp đánh giá phải thích hợp cho mỗi đầu ra cụ thể đó. Do vậy, có thể nói, hình thức và phương pháp đánh giá HS qua hoạt động trải nghiệm phải mang tính đa dạng, và phải phù hợp với đặc điểm HS của mình. Dưới đây là một số hình thức và phương pháp đánh giá phổ biến hiện nay: Đánh giá bằng quan sát; đánh giá bằng phiếu tự đánh giá; đánh giá bằng phiếu hỏi; đánh giá qua bài viết; đánh giá qua sản phẩm hoạt động; đánh giá bằng điểm số; đánh giá qua tọa đàm, trao đổi ý kiến và nhận xét; đánh giá qua bài tập và trình diễn; đánh giá của GV chủ nhiệm và các lực lượng khác.

Video đang HOT

Quy trình đánh giá

Quy trình đánh giá HS qua hoạt động trải nghiệm được thể hiện ở ba bước:

Bước 1: Cá nhân tự đánh giá

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá ở từng mức độ đánh giá đã được trình bày ở trên, cá nhân HS tự đánh giá xếp loại bản thân, tự đánh giá xếp loại của HS biểu hiện mức độ tự nhìn nhận, tự ý thức của các em. Trong tự đánh giá, HS phải nêu được nhận thức của mình về nội dung hoạt động, những kỹ năng mà em đã rèn luyện được và sự hứng thú đối với hoạt động. Từ đó, HS tự xếp vào loại mà bản thân cho là hợp lý nhất. Tự xếp loại chính xác sẽ giúp các em tự tin khẳng định mình hơn, từ đó có quyết tâm cao hơn trong việc tham gia vào hoạt động của tập thể.

Trong tự đánh giá, điều khó khăn đối với HS là việc tự xác định đúng khả năng của mình trong hoạt động. Khả năng thể hiện ở sự hiểu biết vấn đề, nắm bắt thông tin và bổ sung thêm cho vốn tri thức của mình; đồng thời khả năng cũng bộc lộ ở các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng giải quyết vấn đề của HS.

GV cần hướng dẫn tự đánh giá để HS thực hiện bước này có hiệu quả hơn. Từ đó, đánh giá của tập thể HS sẽ có sở sở để thực hiện.

Bước 2: Nhóm HS đánh giá

Thông thường, nhóm HS là đơn vị cơ bản để đánh giá xếp loại cá nhân trên cơ sở tự đánh giá của từng em và góp ý của các thành viên trong nhóm.

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá của các mức độ xếp loại ở trên, dựa vào tự đánh giá của từng em và góp ý của các thành viên trong tổ.

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá của các mức độ xếp loại ở trên, dựa vào tự đánh giá của cá nhân, các thành viên trong tổ nhận xét, bổ sung thêm thông tin nhằm khẳng định mức độ đạt được của từng HS trong nhóm mình.

Điều rất quan trọng ở bước này là người chủ trì điều khiển đánh giá của nhóm phải chủ động, dẫn dắt để HS trong lớp đánh giá được chính xác và khách quan hơn.

Bước 3: GV đánh giá xếp loại

Từ kết quả đánh giá HS, GV xem xét, phân loại và đi đến quyết định xếp loại cho từng HS trong lớp. Trong quá trình này, GV cần tham khảo, trao đổi thêm về những trường hợp cụ thể, cần thiết. Điều đó rất có tác dụng trong việc phát huy tính dân chủ ở HS, đồng thời tập dượt cho các em kỹ năng trao đổi một cách trung thực và thẳng thắn.

Tiêu chí đánh giá

Đánh giá HS trong hoạt động trải nghiệm cần căn cứ vào mục tiêu đã được xác định về kiến thức, thái độ kỹ năng đã được xác định. Cần lưu ý các khía cạnh đánh giá có tính chất đặc thù đó là sự trải nghiệm và sáng tạo của HS.

Các tiêu chí đánh giá trải nghiệm

- HS được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động trải nghiệm, không phải là chỉ thụ động ngồi nghe giảng hay quan sát các bạn HS khác thực hiện hoạt động

- HS được trải nghiệm tất cả các giác quan: mắt – nhìn, tai – nghe, mũi – ngửi, trải nghiệm bằng xúc giác, được hoạt động bằng đôi tay, cầm nắm và cảm nhận; được di chuyển trên đôi chân. Đặc biệt là trải nghiệm cảm xúc khi tham gia các hoạt động: vui, buồn, lo lắng, an tâm, hạnh phúc, băn khoăn…

- HS được hoạt động, tương tác trực tiếp với đối tượng hoạt động

- HS được trải nghiệm cả trên lớp và hoạt động thực tiễn bên ngoài phạm vi lớp học…

Các tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của HS

- Tính độc đáo: sản phẩm của HS (những câu trả lời, những vật dụng, đồ dùng) thể hiện tính chất hiếm, lạ (chưa từng xuất hiện bao giờ đối với cá nhân HS, hoặc hãn hữu xuất hiện và quá khan hiếm đối với cá nhân HS cũng như tập thể) về ý nghĩa, chức năng sử dụng, tính chất, hoặc vai trò và vị trí của nó trong hoàn cảnh vấn đề đặt ra.

- Tính thành thục: số lượng ý tưởng, hoặc ý kiến, hoặc phương án được đưa ra với mỗi nhiệm vụ mà HS thực hiễn khi tham gia hoạt động học tập cụ thể.

- Tính mềm dẻo: số lượng các ý tưởng, các giải pháp, các phương án trả lời và các thuộc tính được phát hiện của sự vật hiện tượng.

- Tính mới mẻ: sản phẩm của HS (câu trả lời, những vật dụng, đồ dùng) thể hiện tính chất không quen thuộc về ý nghĩa, chức năng sử dụng, tính chất, hoặc vị trí và vai trò của nó trong hoàn cảnh vấn đề được đặt ra.

- Tính hiệu quả: số lượng ý tưởng, phương án, sản phẩm được ghi nhận.

Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học môn vật lí thông qua việc thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học. Chúng tôi thiết nghĩ để hoạt động có hiệu quả cần có sự hỗ trợ, góp ý của tổ/nhóm chuyên môn, sự khích lệ và ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường. GV cần rà soát thật kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và học liệu cho bài học cũng như phải tính đến bảo đảm an toàn cho GV và HS nếu phải đưa các em hoạt động ngoài lớp học, nhất là các bài học gắn với bảo vệ môi trường, gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thực tiễn của địa phương. Có như vậy thì các hoạt động trải nghiệm mới thực sự hiệu quả.

Ths. Nguyễn Trọng Sửu, Vụ Giáo dục Trung Học

Theo giaoducthoidai

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử

Về phía HS, các em thực hiện công việc tiếp nhận nhiệm vụ trải nghiệm từ GV. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, HS có thể nêu ý kiến phản hồi về nhiệm vụ (nếu băn khoăn, thắc mắc) để GV giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu trước khi bắt đầu trải nghiệm.

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử - Hình 1

Ảnh minh họa

Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của các nhà giáo dục thế giới và trong nước; đồng thời căn cứ vào đặc trưng của việc dạy học Lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông, yêu cầu đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực hiện nay, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong DHLS ở trường phổ thông:

Quy trình tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở trường phổ thông trên đây vừa kế thừa mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, vừa phát triển tinh thần của đổi mới giáo dục theo tiếp cận năng lực, được tổ chức quan 4 bước:

Bước 1 - Chuyển giao và nhận nhiệm vụ trải nghiệm

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử - Hình 2

Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Đây là bước bắt đầu của quá trình tổ chức HĐTN. Ở bước này, công việc của GV được thực hiện qua một số hoạt động cụ thể sau: một là phải xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu của bài học LS; hai là xác định hình thức HĐTN; ba là định hướng và chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm (nhiệm vụ trải nghiệm phải liên quan đến nội dung kiến thức bài học LS); bốn là định hướng sản phẩm đầu ra cho HS.

Về phía HS, các em thực hiện công việc tiếp nhận nhiệm vụ trải nghiệm từ GV. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, HS có thể nêu ý kiến phản hồi về nhiệm vụ (nếu băn khoăn, thắc mắc) để GV giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu trước khi bắt đầu trải nghiệm.

Bước 2 - Trải nghiệm

Đây là bước thứ hai của quá trình tổ chức HĐTN cho HS. Trong bước này, để tổ chức HĐTN hiệu quả, GV cần chú ý thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ HS. Ví dụ: Khi HS trải nghiệm, GV phải là người bao quát, kịp thời điều chỉnh, hướng HS vào các HĐTN; tạo điều kiện cho các nhóm (hoặc cá nhân) HS đều được tham gia trải nghiệm; ghi nhận những kết quả, ý tưởng mà HS tạo ra; sử dụng những câu hỏi gợi mở hỗ trợ HS trong quá trình trải nghiệm và xử lí kết quả trải nghiệm.

Về phía HS, các em phải thu thập nguồn học liệu (thông tin, dữ liệu, sự kiện, hiện tượng LS...) từ vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, từ thầy cô, sách vở và các kênh thông tin khác để giải quyết nhiệm vụ trải nghiệm. Từ đây, HS tiến hành xử lí các thông tin qua hoạt động tri giác, hình dung, tưởng tượng, tư duy ...

Bước 3 - Khái quát hóa, hình thành kiến thức mới

Đây chính là bước GV tổ chức để HS phân tích, khái quát hóa từ những kết quả thu được ở bước 3; từ đó GV gợi ý, dẫn dắt để HS tự rút ra kiến thức mới.

Ở bước này, HS có nhiệm vụ quan sát, đối chiếu giữa kết quả của mình với các thành viên trong lớp hoặc giữa nhóm mình với các nhóm. Trên cơ sở đó, HS tự tổng hợp những vấn đề cốt lõi (từ nhiệm vụ trải nghiệm) để hình thành kiến thức mới.

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử - Hình 3

Ảnh minh họa/ INT

Bước 4 - Vận dụng

HS vận dụng những kết quả trải nghiệm ở bước 4 vào giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn đề học tập gắn liền với thực tiễn. Thông qua vận dụng, HS tự nhận thức kết quả học tập, mức độ thành công hay thiếu sót của mình, từ đó tự điều chỉnh, rèn luyện để hoàn thiện hơn. GV cần giúp HS kết nối những gì đã khái quát được với thực tiễn học tập.

Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS, chúng tôi đã tiến hành điều tra về cả 2 phía (GV và HS). Từ kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng về tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở các trường THCS trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy:

Một là, GV đã bước đầu có những nhận thức về tổ chức HĐTN trong DHLS. Vì vậy, vấn đề tổ chức HĐTN trong DHLS ở các trường THCS trên địa bàn Hà Nội đã được tiến hành. Tuy nhiên, nhận thức của GV ở mỗi khu vực (quận, huyện) là khác nhau nên nó được thực hiện ở những mức độ khác nhau, với các hình thức và biện pháp khác nhau.

Hai là, GV đều nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức các HĐTN cho HS trong DHLS ở các trường THCS, bởi nó rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS và góp phần quan trọng trong việc giáo dục LS, vào đổi mới PPDH. HS đặc biệt hứng thú khi được tham gia các hoạt động học tập mang tính trải nghiệm, được thực hành, thực tế.

Ba là, vì chỉ là những nhận thức bước đầu, chưa đầy đủ, nên khi đi vào thực hiện thì mang tính hình thức và lẻ tẻ; chủ yếu tập trung tại các khu vực có điều kiện tiếp cận với đổi mới PPDH (các quận thuộc nội thành thành phố Hà Nội: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng...).

Bốn là những hiểu biết của GV về các hình thức và biện pháp tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở trường THCS còn hạn chế. Phần đông GV cho rằng cứ đưa HS ra ngoài trường là đi học trải nghiệm. Đặc biệt, GV rất lung túng, khó khăn trong việc xác định các hình thức tổ chức và tìm ra các biện pháp phù hợp.

Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, các tình huống cụ thể, HS sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai. HS được trao đổi, giao lưu với GV, với bạn bè, được thể hiện tài năng của mình trước đám đông, được hòa mình vào không khí thoải mái, sôi nổi, thân thiện của lớp học.

Đặc biệt, phương pháp đóng vai không chỉ giúp HS khắc sâu kiến thức mà còn có cơ hội trải nghiệm không khí LS, được hòa mình vào quá khứ và hình thành những kĩ năng quan trọng (giao tiếp, thuyết trình...). Vì vậy, chúng tôi đề xuất vận dụng phương pháp đóng vai để tổ chức HĐTN cho HS trong DHLS ở trường THCS.

Phương pháp đóng vai có thể vận dụng trong dạng bài nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Phần này, chúng tôi xin đề xuất cách vận dụng phương pháp đóng vai trong bài học nội khóa (cụ thể là với bài nghiên cứu kiến thức mới và bài kiểm tra, đánh giá).

Để tổ chức HS tham gia HĐTN qua đóng vai trong DHLS, GV cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ đóng vai

Bước 2: Tổ chức HS đóng vai

Bước 3: Tổ chức HS trao đổi, thảo luận sau khi đóng vai

Bước 4: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

Vận dụng phương pháp đóng vai để HS có được trải nghiệm không khí LS, chúng tôi đề xuất hai hình thức đóng vai ở bài nội khóa trên lớp: đóng vai nhân vật và đóng vai tình huống. Cụ thể:

- Một là đóng vai nhân vật tiêu biểu, có vai trò và ảnh hưởng lớn trong LS

Đối với bài nghiên cứu kiến thức mới:

Hình thức này có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đóng vai nhân vật trong tiết học nội khóa chủ yếu mang tính chất cụ thể hóa kiến thức bài học. Thông qua vai diễn của mình, các "diễn viên" phải khắc họa được hình tượng nhân vật (về thần thái, tính cách...). Do vậy, việc "diễn" là phần khá quan trọng. Thứ hai, việc đóng vai thường do một HS (độc "diễn") hoặc một vài HS đảm nhận (có HS đảm nhận vai trò người dẫn chuyện, có HS đảm nhận vai nhân vật cần cụ thể hoặc có HS đóng vai người phỏng vấn, có HS đóng vai nhân vật LS được phỏng vấn...). Thứ ba, việc xây dựng kịch bản và tập diễn do HS tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước. GV đóng vai trò là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi HS "diễn" trước tập thể lớp. Cuối cùng, thời gian diễn xuất ngắn, không làm ảnh hưởng đến tổng thể tiến trình bài học.

Ví dụ: Khi dạy Bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)" (LS7), GV có thể hướng dẫn HS đóng vai Trần Hưng Đạo - người đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.

Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử - Hình 4

Ảnh minh họa/ INT

Đối với dạng bài kiểm tra đánh giá:

Phương pháp đóng vai cũng là một nhân tố tích cực góp phần làm thay đổi phương pháp học của HS. HS sẽ nhận ra rằng để đạt kết quả cao thì lối học thụ động, ghi nhớ những gì GV truyền đạt và đưa vào bài làm không còn phù hợp nữa, từ đó kích thích HS tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong giờ học cũng như trong giờ kiểm tra.

Ví dụ: Sau khi dạy xong Bài 14 "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)" (LS7), ở tiết học sau, GV cho HS làm bài kiểm tra 15 phút như sau: GV chuẩn bị 2 đề kiểm tra. Mỗi đề ghi một câu nói nổi tiếng của một nhân vật LS (Đề số 1: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"; Đề số 2: "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng"). GV nêu câu hỏi như sau: Đó là câu nói của nhân vật LS nào? Em hãy đóng vai là nhân vật LS đó, viết từ 5 đến 10 dòng giới thiệu ngắn gọn về nhân vật LS đó.

- Hai là đóng vai giải quyết tình huống

Hình thức này có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, việc "diễn" không phải phần chính mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Thứ hai, việc xây dựng tình huống do GV và HS đảm nhận nhiệm vụ giải quyết tình huống. Thứ ba, HS không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được thông báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp. Cuối cùng, HS thường làm việc theo tổ, nhóm để giải quyết tình huống.

Chúng tôi đưa ra một số ví dụ về đóng vai tình huống như sau:

Với bài nghiên cứu kiến thức mới

Ví dụ: Khi dạy Bài 19: "Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" (LS7), GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống như sau: "Hãy tưởng tượng mình là một người lính nhà Minh được nghĩa quân Lam Sơn tha chết, cấp ngựa, thuyền cho về nước kể lại sự thất bại ở trận Chi Lăng - Xương Giang của quân Minh".

Hay khi dạy Bài 11: "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)" (LS7), GV có thể cho HS đóng vai tình huống như sau: "Hãy tưởng tượng mình là một người lính của nhà Lý kể lại cuộc quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống".

Ở hai ví dụ, ta thấy yêu cầu đưa ra cho HS là đóng vai một người lính kể lại diễn biến của cuộc chiến nhưng hai người lính này lại ở trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Một người lính kể lại chuyện trong tư thế của người chiến thắng và một người lính kể lại chuyện trong tư thế của kẻ chiến bại. Do đó, đòi hỏi HS phải tự mình tưởng tượng, sáng tạo để làm cho nhân vật của mình thực sự sinh động.

Với bài kiểm tra, đánh giá

Ví dụ: Theo phân phối chương trình, sau khi dạy xong Chương 3 "Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV)" (LS7),HS có 1 bài kiểm tra 45 phút. GV có thể vận dụng đóng vai tình huống thông qua đề kiểm tra 45 phút. Trong đề kiểm tra, GV có thể thiết kế câu hỏi như sau: "Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên của một công ty du lịch đưa thầy cô giáo và bạn bè đến tham quan những công trình kiến trúc tiêu biểu dưới thời Trần: chùa Phổ Minh ở Nam Định (hoặc thành Tây Đô ở Thanh Hóa, Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội...)".

Vận dụng phương pháp đóng vai trong tổ chức HĐTN cho HS giúp HS được tổng hợp các giác quan để tăng khả năng lưu giữ những kiến thức LS, tối đa hóa được khả năng sáng tạo, tính năng động, thích ứng của các em. Đồng thời, HS được bộc lộ khả năng tự nhận thức, khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành và qua đó cũng thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi thái độ của HS theo hướng tích cực.

Tổ chức cho HS tranh luận để được trải nghiệm công tác nghiên cứu của nhà sử học tức là GV đang hướng dẫn HS cách tư duy, phân tích những sự kiện của quá khứ; từ đó khái quát, tranh luận các vấn đề LS để rút ra kết luận. Đây chính là một cách thực hiện tích cực hóa và đa dạng hóa các hoạt động học tập của HS. Tranh luận tạo điều kiện cho HS được phát biểu suy nghĩ, nêu ra ý kiến của mình về các nhân vật, sự kiện LS. Đây cũng là biện pháp để HS tự mình khám phá những nhận thức đúng đắn về LS, có được những trải nghiệm về vai trò, công việc của nhà nghiên cứu LS. Điều đó cũng góp phần kích thích niềm say mê, hứng thú của HS với môn học.

Việc tổ chức cho HS tranh luận được chúng tôi gọi đây là chiến thuật tổ chức tranh luận, bao gồm việc khơi gợi các ý kiến khác nhau về một vấn đề rồi yêu cầu HS phân tích các ý kiến của mình thông qua tranh luận. Cụ thể gồm các chặng như sau:

Giai đoạn 1: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ tranh luận

Giai đoạn 2: Tổ chức HS tranh luận

Giai đoạn 3: Tổ chức HS báo cáo tranh luận

Giai đoạn 4: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

Tiếp cận vấn đề dưới góc độ nội dung, chúng tôi vận dụng phương pháp tranh luận khi tiến hành các HĐTN cho HS trong DHLS ở trường THCS như sau:

Một là tranh luận về bản chất sự kiện LS

Ví dụ: Khi dạy học Mục II, tiểu mục 3 "Hiệp ước Pa -tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)"(Bài 25 - LS8), GV nêu sự kiện nhà Nguyễn chấp thuận kí kết Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) và tổ chức cho HS tranh luận về vấn đề: Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Để tổ chức tranh luận, GV dẫn dắt HS vào vào tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột về nhận thức bằng cách đưa ra 2 quan điểm như sau:

Quan điểm 1: Nhà Nguyễn là "phản động", là "cõng rắn cắn gà nhà" để rồi cam tâm bán nước cho giặc; vì thế nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Quan điểm 2: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. Trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều nguyên nhân trong đó nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chủ yếu.

Hình thức tổ chức là tranh luận theo nhóm. Những HS có cùng quan điểm sẽ lập thành một nhóm; thậm chí để thay đổi không khí của lớp học, GV có thể lựa chọn nhóm theo hình thức bắt thăm để tạo lập một đội.

Quá trình tranh luận được tổ chức như sau:

GV xác định vấn đề tranh luận: "Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp", đồng thời chuẩn bị tư liệu, lập kế hoạch tranh luận.

GV nêu vấn đề tranh luận: "Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1884, việc kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Xung quanh việc đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Ý kiến 1: Nhà Nguyễn là "phản động", là "cõng rắn cắn gà nhà" để rồi cam tâm bán nước cho giặc, vì thế nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Ý kiến 2: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. Trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều nguyên nhân trong đó nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chủ yếu.

GV tổ chức HS tranh luận theo từng nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và làm việc trong thời gian từ 3 phút.

Mỗi nhóm sẽ tập trung ở một "góc học tập" riêng của nhóm cùng với những dụng cụ học tập như giấy A0, bút màu...để làm việc. Nhóm 1 tìm những lập luận, bằng chứng chứng minh cho ý kiến 1. Nhóm 2 chứng minh ý kiến 2. Sử dụng nhóm tranh luận trong trường hợp này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kĩ năng, tư duy của HS. Trong quá trình tranh luận, mỗi thành viên trong nhóm đều phải suy nghĩ, đưa ra ý kiến. Sau đó, các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất các ý kiến để tạo thành một "bức tranh tổng thể". Tranh luận trong nhóm và ngoài nhóm giúp HS được đưa ý kiến hoặc bác bỏ quan điểm, được trao đổi, được hợp tác từ đó hình thành những năng lực quan trọng của người học.

Hết thời gian làm việc nhóm, từng nhóm sẽ sử dụng những lí lẽ, quan điểm, lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình trước toàn lớp trong thời gian 2-3 phút. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi yêu cầu nhóm trình bày trả lời. Cuối cùng, GV chốt lại các vấn đề trọng tâm trên cơ sở ý kiến của các nhóm.

Hai là tranh luận về nhân vật LS

Ví dụ: Khi dạy Mục I, tiểu mục 2 "Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê" (Bài 9 - LS7), GV có thể tổ chức HS tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga. Cụ thể:

GV xác định vấn đề tranh luận: Tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga trong LS dân tộc. Trên cơ sở đó, GV lập kế hoạch tổ chức HS tranh luận.

GV giới thiệu nêu ngắn gọn về Hoàng hậu Dương Vân Nga: Hoàng hậu Dương Vân Nga là người Ái Châu (Thanh Hóa), là con gái Dương Đình Nghệ. Bà là vợ vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi vua Đinh và con trai cả là Đinh Liễn bị ám sát, bà đã giao quyền nhiếp chính cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sau đó bà trở thành vợ vua Lê Đại Hành, chính điều đó đã đưa đến cho bà nhiều tai tiếng và cái nhìn kỳ thị của xã hội lúc bấy giờ. Có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về bà:

1. Nhiều sử gia không đồng tình với hành động này của cả Lê Hoàn và Dương Vân Nga, cho rằng bà đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi.

2. Bên cạnh đó có nhiều nhà nghiên cứu lại tỏ ra thông cảm cho hành động nhường ngôi cho Lê Hoàn cũng như việc 2 người trở thành vợ chồng.

Vậy chúng ta suy nghĩ thế nào trước hành động này của Dương Vân Nga?

Với vấn đề tranh luận nói trên, GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trong thời gian khoảng 2 phút. Hết thời gian, GV tổ chức HS tranh luận. Bằng kiến thức của mình, HS đưa ra ý kiến, quan điểm đánh giá của mình. GV khuyến khích HS tăng cường đưa ra ý kiến thông qua các câu hỏi gợi mở.

Kết thúc tranh luận, GV tổng kết, chốt lại vấn đề bằng cách đưa ra những đánh giá khách quan và gợi cho HS những suy nghĩ sâu sắc hơn: Thái hậu Dương Vân Nga, một con người nổi tiếng về tài sắc, mạnh mẽ và quyết đoán. Dù LS có đánh giá bà như nào đi nữa thì hành động nhường ngôi cho Thập đạo tướng quan Lê Hoàn là một quyết định đúng đắn với vận mệnh dân tộc lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, hành động của bà ở mỗi giai đoạn LS lại có cái nhìn khác nhau: trách cứ hoặc cảm thông. Song có thể nói, cho dù có đánh giá như nào đi nữa, thì vai trò của bà đối với LS dân tộc là không thể phủ nhận. Thân phận bà đi bên cạnh hai người đàn ông - hai hoàng đế. Ở vị trí nào bà cũng làm tròn vai trò của người vợ, bậc mẫu nghi thiên hạ, đóng góp không nhỏ vào sự thịnh trị của hai vương triều Đinh- Tiền Lê.

Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm phát huy trí thông minh và tinh thần tích cực học tập của HS. Tranh luận đòi hỏi HS phải nhớ, phải hiểu sự kiện, phải suy nghĩ về các sự kiện, các số liệu và phân tích LS một cách biện chứng để có nhận thức sâu sắc về bản chất LS. Thông qua tranh luận, các em được bộc lộ mình, được rèn luyện trong tư duy, từ đó tích cực, chủ động trong tiếp nhận kiến thức, biết tìm ra quan điểm thông qua các luận chứng, luận cứ, luận điểm khoa học nhằm thuyết phục người nghe.

Mặt khác, tranh luận làm cho quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò thêm gắn bó. Như vậy, tranh luận chính là HS đang tham gia HĐTN trong tư duy của mỗi cá nhân. Vì thế, đây là hoạt động hiệu quả trong rèn luyện tư duy HS và có thể được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học.

Tham quan ngoại khóa là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn với HS. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu, khả năng sáng tạo cho HS. Trước hết, nó góp phần tạo ra những biểu tượng cụ thể về những sự kiện LS liên quan. Thứ hai, tham quan còn giúp kiểm tra, sửa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa những kiến thức HS đã được học. Cuối cùng, tham quan ngoại khóa góp phần tạo mối liên hệ giữa tri thức LS được học với thực tiễn, giữa nhà trường với xã hội. Vì những giá trị nêu trên nên việc tăng cường hoạt động này trở thành yêu cầu mang tính khách quan và bức thiết của vấn đề dạy học ngày nay.

Để tổ chức cho HS tham gia hoạt động tham quan ngoại khóa, GV cần chú ý tuân thủ một số yêu cầu như: Trước tiên, việc lựa chọn địa điểm, thời điểm tổ chức phải phù hợp. Địa điểm tham quan cần căn cứ vào nội dung kiến thức cơ bản của chương trình SGKLS ở bậc THCS, nhằm giúp HS hiểu sâu sắc, mở rộng hơn những kiến thức đã học trong bài nội khóa. GV nên ưu tiên chọn những địa điểm gần với địa bàn nhà trường đóng; Thứ hai, trước khi tổ chức, GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể và có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan. Ví dụ: GV cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu chương trình tham quan, khảo sát và liên hệ địa điểm, chuẩn bị các phương tiện phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS, xác định rõ phương pháp, hình thức tổ chức...; Cuối cùng, khi tổ chức, GV cần chú ý định hướng cho HS tham gia theo hướng thực hành, trải nghiệm.

Trên cơ sở những yêu cầu cơ bản của hoạt động này, căn cứ vào đối tượng HS trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi xin đề xuất biện pháp sư phạm hướng dẫn học sinh tập làm hướng dẫn viên trong các hoạt động tham quan ngoại khóa.

Việc hướng dẫn HS tập làm thuyết minh viên trong hoạt động tham quan ngoại khóa là một cách dạy dựa trên môi trường thực tế, gắn học với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn. Biện pháp này có tác dụng cụ thể hóa, làm sâu sắc các kiến thức LS và tạo gây hứng thú cho HS. Đặc biệt, biện pháp này rất có thế mạnh trong rèn luyện các kĩ năng, hình thành các năng lực, bước đầu định hướng nghề nghiệp cho HS.

Tổ chức cho HS tham gia các HĐTN sẽ mở ra cơ hội để HS được khám phá, tự hình thành kiến thức bài học, rèn luyện các kĩ năng và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào là tối ưu. Hiệu quả của việc dạy học lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là người thầy.

Người thầy phải biết kết hợp giữa kiến thức với những kĩ năng cơ bản để chúng biến thành những kinh nghiệm phong phú và có ý nghĩa; phải biết khi nào thì áp dụng phương pháp truyền đạt trực tiếp cho những HS hoặc những nhóm HS cụ thể, khi nào thì áp dụng phương pháp mang tính khám phá để kích thích hứng thú và phát triển óc ham hiểu biết của HS; phải biết HS đang nghĩ gì và chúng đang học như thế nào... Do đó, để sử dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất, đòi hỏi mỗi GVLS phải nắm vững lý luận dạy học, phải có kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề, sự sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các phương pháp, biện pháp.

------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Bộ sách giáo khoa Lịch sử 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Bộ sách giáo viên Lịch sử 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo: Kĩ năng xây dựng và tổ chức

các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể - Chương trình giáo dục phổ thông mới.

7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm.

9. Tưởng Duy Hải, Hồ Thị Hương, Nguyễn Hồng Liên, Phạm Quỳnh (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam.

TS. Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Thị Thanh Thúy

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"Châu Việt Cường ra tù: "Tôi hứa làm một người đàng hoàng tử tế, không ăn chơi sa đọa như ngày xưa"
14:36:36 05/01/2025
Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc MônĐi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn
15:12:24 05/01/2025
Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?Đây là lý do Thiều Bảo Trâm và bạn trai kém tuổi chia tay?
14:28:06 05/01/2025
Vợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý doVợ sao nam Vbiz lộ khoảnh khắc kinh khủng sau sinh: Khóc nấc đau đớn vì 1 lý do
14:31:20 05/01/2025
Sao Việt 5/1: Hoa hậu Quế Anh phủ nhận hẹn hò chồng cũ Diệp Lâm AnhSao Việt 5/1: Hoa hậu Quế Anh phủ nhận hẹn hò chồng cũ Diệp Lâm Anh
14:54:17 05/01/2025
Drama căng nhất Cbiz hiện tại: Nam diễn viên "mở họp báo" đối chất giữa sân bay sau khi bị tấn công hội đồng và rao tin mắc bệnh thần kinhDrama căng nhất Cbiz hiện tại: Nam diễn viên "mở họp báo" đối chất giữa sân bay sau khi bị tấn công hội đồng và rao tin mắc bệnh thần kinh
14:59:16 05/01/2025
Anh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điềuAnh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điều
18:06:54 05/01/2025
Bình Định: Phẫn nộ cảnh người đàn ông đánh bé trai lớp 7Bình Định: Phẫn nộ cảnh người đàn ông đánh bé trai lớp 7
15:17:43 05/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá khả năng Ukraine giành lại lãnh thổ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá khả năng Ukraine giành lại lãnh thổ

Thế giới

20:22:12 05/01/2025
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh lực lượng của Liên bang Nga đang tiến lên ở Donbass, nhằm cắt đứt trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine tại Pokrovsk.
Lingard sang Việt Nam

Lingard sang Việt Nam

Sao thể thao

20:06:35 05/01/2025
Sáng 5/1 (giờ Hà Nội), dàn sao FC Seoul đáp chuyến bay sang Hà Nội, Việt Nam để chuẩn bị cho đợt tập huấn trước mùa giải 2025.
Chú chó tha 'quả bóng' về nhà, chủ hoảng sợ khi phát hiện sự thật

Chú chó tha 'quả bóng' về nhà, chủ hoảng sợ khi phát hiện sự thật

Lạ vui

19:57:55 05/01/2025
Sự việc hy hữu xảy ra tại Non Sung, tỉnh Udon Thani. Vào giờ nghỉ trưa, anh Jittakorn Talangjit (34 tuổi) đang ở nhà thì cậu con trai 4 tuổi chạy đến với một vật thể lạ trong tay. Cậu bé hỏi bố đó là gì.
Người phụ nữ vỡ oà hạnh phúc khi tìm thấy mẹ ruột sau hơn 50 năm xa cách

Người phụ nữ vỡ oà hạnh phúc khi tìm thấy mẹ ruột sau hơn 50 năm xa cách

Netizen

19:57:51 05/01/2025
MỸ - Một phụ nữ ở bang Arizona đã nhận được món quà bất ngờ và cảm động nhất trong cuộc đời mình khi gặp lại mẹ ruột sau hơn 50 năm xa cách.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 06/01: Sư Tử ổn định, Bảo Bình nóng vội

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 06/01: Sư Tử ổn định, Bảo Bình nóng vội

Trắc nghiệm

19:56:58 05/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 06/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu, hôm nay, Sư Tử hãy tiếp tục nỗ lực, Bảo Bình không nên chủ quan.
Sao Việt 'đếm ngược' chờ trận chung kết nghẹt thở Việt Nam - Thái Lan

Sao Việt 'đếm ngược' chờ trận chung kết nghẹt thở Việt Nam - Thái Lan

Sao việt

19:56:54 05/01/2025
Nhiều nghệ sĩ Việt như Quyền Linh, Lý Hải, Hoàng Bách, Kay Trần...háo hức đón xem trận chung kết lượt về ASEAN Cup và cổ vũ đội tuyển Việt Nam.
Khán giả đồng loạt "Xin lỗi Hứa Kim Tuyền" sau Công diễn 5 Chị đẹp đạp gió

Khán giả đồng loạt "Xin lỗi Hứa Kim Tuyền" sau Công diễn 5 Chị đẹp đạp gió

Tv show

19:54:25 05/01/2025
Bắt đầu hành trình đạp gió với nhiều nghi vấn, giám đốc âm nhạc Hứa Kim Tuyền dần chứng minh được tầm nhìn và năng lực qua từng tiết mục, từng công diễn.
"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện

"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện

Sao châu á

18:28:51 05/01/2025
Lâu lâu mới dự sự kiện giải trí lớn như Tinh Quang Đại Thưởng nhưng Triệu Lệ Dĩnh lại gặp phải tình huống vô cùng khó xử.
Bữa tối hãy nấu món canh này, nước dùng ngọt ngon đậm đà, nguyên liệu bùi thơm hấp dẫn lại giúp chống lạnh mùa đông

Bữa tối hãy nấu món canh này, nước dùng ngọt ngon đậm đà, nguyên liệu bùi thơm hấp dẫn lại giúp chống lạnh mùa đông

Ẩm thực

18:25:29 05/01/2025
Không dài dòng nữa, dưới đây chúng tôi chia sẻ với bạn cách làm món canh sườn heo đậu nành, ớt xanh mềm, thơm, vừa miệng, ấm áp.
Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Dự báo chiếc quần jeans sẽ 'cháy hàng' trong năm 2025

Thời trang

16:09:56 05/01/2025
Đừng quên rằng những chiếc quần jeans, denim tiếp tục là điểm khởi đầu quan trọng cho mọi bộ sưu tập (BST) và tủ quần áo hiện đại nhờ cảm hứng từ phong cách đường phố.
Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Án mạng đau lòng giữa 2 người đồng nghiệp

Pháp luật

15:21:07 05/01/2025
Sau khi lời qua tiếng lại, nam thanh niên chạy về nhà mang dao đến dọa chém nhưng bị đồng nghiệp đâm tử vong.