Kinh nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn
Trong xu hướng nền kinh tế phát triển với sự bùng nổ của Internet, việc mua sắm đang chuyển dần từ truyền thống sang trực tuyến.
Mua sắm trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cả về phía doanh nghiệp và khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận tiện hơn trong quá trình mua bán. Nhưng có một vấn đề đang là trở ngại lớn nhất của mua sắm trực tuyến, đó là sự an toàn. Do không được trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa cũng như người bán, nên khách hàng thường nghi ngờ về chất lượng của hàng hóa. Vậy trước tiên, để tránh gặp phải những trường hợp xấu, khách hàng cần phải có những kĩ năng khi mua sắm trực tuyến. Sau đây là một số kinh nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn rất hữu ích mà bạn có thể tham khảo.
1. Chọn những website hợp pháp để mua hàng
Hiện nay việc xây dựng một website thương mại điện tử khá dễ dàng, cũng vì thế rất nhiều website lừa đảo, trá hình xuất hiện lan tràn trên mạng Internet. Hãy cảnh giác bằng việc kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của website thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT thuộc Bộ Công Thương: www.online.gov.vn. Khi thực hiện mua hàng trên các website này bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi trong suốt quá trình giao dịch.
2. Kiểm tra thông tin người bán và sản phẩm
Trước khi lựa chọn hàng hóa bạn cần xem xét kĩ lưỡng những thông tin về người bán và sản phẩm để tránh gặp phải lừa đảo. Đối với người bán, những thông tin về: tên, giấy phép đăng kí kinh doanh, địa chỉ, các phương thức liên lạc (email, số điện thoại, fax,…),…cần rõ ràng, cụ thể và có thể kiểm tra được. Còn với sản phẩm, những thông tin mô tả về đặc điểm, tính năng,…phải xác thực, hình ảnh minh họa đúng với thực tế. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp những thông tin này trên website bán hàng hoặc gián tiếp qua các kênh truyền thông hay cơ quan có thẩm quyền như cơ quan thuế,…
3. Kiểm tra uy tín người bán
Có đôi khi những thông tin về người bán hay sản phẩm mà bạn thấy được không hề đúng với sự thật, trong trường hợp này hãy thử tham khảo kinh nghiệm, ý kiến của người khác. Đó có thể là những người mà bạn quen biết, người có kinh nghiệm mua hàng online. Cũng có thể là ý kiến đánh giá trên mạng tại các diễn đàn, trang xã hội. Đặc biệt là những ý kiến phản hồi của chính khách hàng trên các website mà bạn có ý định mua sắm, đây là những thông tin xác thực nhất để tham khảo. Nhưng bên cạnh đó bạn phải có chính kiến của riêng mình, tránh ba phải, tự gây hoang mang.
Video đang HOT
4. Tìm hiểu kĩ những quy định, chính sách bán hàng của website
Đây là một bước mà rất nhiều người thường bỏ qua khi mua sắm trực tuyến, và hậu quả là những sai lầm không đáng có. Hãy đọc kĩ các điều khoản liên quan đến bảo vệ thông tin khách hàng, điều khoản giao dịch (phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận đổi trả hàng,…) để hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ bản thân phải thực hiện.
5. Kiểm tra sự an toàn của thiết bị là một kinh nghiệm mua sắm trực tuyến quan trọng
Trước khi tiến hành khai báo thông tin hay thực hiện giao dịch, hãy đảm bảo rằng thiết bị bạn đang sử dụng được an toàn. Đây là một việc rất quan trọng, nếu bạn không làm hoặc làm qua loa có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hãy đảm bảo thiết bị của bạn được bảo mật, không bị cài những phần mềm phá hoại có thể ăn cắp thông tin. Đối với thiết bị không dây, nên kiểm tra việ mã hóa đường truyền để đảm bảo không để bên thứ ba thu thập, can thiệp trái phép thông tin của bạn. Còn nếu bạn không sử dụng thiết bị của mình mà dùng các thiết bị công cộng, cần đăng xuất, xóa lịch sử trình duyệt, cookie,…sau khi hoàn tất giao dịch.
6. Sử dụng phương thức thanh toán an toàn khi mua sắm trực tuyến
Đi kèm với sự phát triển của việc mua sắm trực tuyến là sự ra đời của các hình thức thanh toán. Hiện nay có rất nhiều cách thanh toán khác nhau cho bạn lựa chọn, nhưng hãy lựa chọn phương thức nào đảm bảo an toàn nhất cho chính bạn. Đối với những lần thanh toán đầu tiên hoặc giá trị lớn, không nên chuyển toàn bộ tiền trước khi nhận hàng, mà nên gửi một phần hoặc thanh toán làm nhiều lần. Còn khi bạn thực hiện thanh toán trực tuyến, hãy chắc chắn rằng website đang sử dụng giao thức HTTPS, là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hoặc TLS cho phép trao đổi thông tin an toàn trên Internet.
7. Kiểm tra tài khoản sau giao dịch khi mua sắm trực tuyến
Để việc giao dịch được chắc chắn, tránh những tranh chấp sau này nếu có, hãy kiểm tra lại những thông báo sau khi giao dịch. Bạn có thể sử dụng dịch vụ thông báo thông qua tin nhắn để nắm rõ những giao dịch phát sinh trên tài khoản. Kiểm tra lại tài khoản của mình trên các trang thanh toán, đảm bảo khoản thanh toán và số dư chính xác.
8. Hạn chế chia sẻ thông tin trong môi trường trực tuyến
Luôn thận trọng với những tin quảng cáo, khuyến mãi. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài chính cho những website, email không đáng tin. Đặc biệt không truy cập vào link lạ hay website không an toàn.
Theo sapo.vn
Người Việt hay phàn nàn về mua sắm trực tuyến nhất Đông Nam Á?
Với mức tăng trưởng lên tới 22%/năm, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu thế giới. Theo nghiên cứu mới công bố của Hiệp Hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong 5 năm tới, quy mô thị trường có thể đạt 10 tỷ USD.
Mặc dù phát triển nhanh chóng, nhưng thị trường thương mại điện tử Việt còn tiềm tàng nhiều thách thức. Số đông người tiêu dùng Việt vẫn chưa hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngành. Vì thế, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt cần phải tìm hiểu, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng .
Nghiên cứu mới đây do iPrice Group - bộ máy tìm kiếm liên hợp tại 7 thị trường Đông Nam Á phối hợp cùng Trusted Company - nền tảng đánh giá cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tại những thị trường mới phát triển như Đông Nam Á và Ấn Độ - trên cơ sở phân tích hơn 30.000 đánh giá của người tiêu dùng tại hơn 5.000 website thương mại điện tử đã cho thấy, người Việt Nam và người Thái Lan phàn nàn về hàng nhái nhiều hơn các quốc gia khác trong khu vực.
Người Việt thậm chí còn phàn nàn nhiều hơn 15% so với người Thái, dẫu cho Thái Lan được OECD đánh giá là đứng thứ 4 thế giới về nạn hàng giả tràn lan.
Cũng theo nghiên cứu, người Việt tìm cách tra vấn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khi viết đánh giá, trái ngược với các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore hoặc Indonesia (vốn chỉ tham khảo về cách thức mua hàng). Đa phần người tiêu dùng Việt vẫn chuộng hình thức chat trực tiếp với shop để hỏi thêm thông tin về sản phẩm cách thức sử dụng sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc thiếu niềm tin vào thương mại điện tử đã khiến người Việt Nam không sẵn sàng tiêu tiền vào các trang bán hàng trực tuyến. Số liệu cho thấy, phàn nàn về giá thành sản phẩm là phàn nàn phổ biến thứ nhì của người Việt. Người Việt cũng tích cực hỏi về mã khuyến mãi sản phẩm ở mục đánh giá.
Có tới hơn 80% người tiêu dùng Việt vẫn ưu thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt nên dẫn tới 30% đơn hàng đã bị hủy sau khi đặt hàng. Đa phần người tiêu dùng trả lại sản phẩm phản hồi rằng hàng hóa không giống như những gì họ kì vọng (hình thức hoặc chất lượng sản phẩm thấp hơn) trước khi đặt mua sản phẩm.
Người Việt cũng ngày càng khó tính hơn khi mua hàng. Thế hệ dưới 20 tuổi được cho là có yêu cầu cao hơn so với các thế hệ tiền nhiệm. Số liệu cho thấy, người tiêu dùng dưới 20 tuổi có xu hướng cho điểm đánh giá về doanh nghiệp và đơn hàng thấp hơn hơn so với thế hệ 25-30 tuổi
Đánh giá về doanh nghiệp thương mại điện tử, so với các quốc gia Đông Nam Á khác, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá 3,7 trên 5 điểm. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, chỉ có những doanh nghiệp thương mại điện tử lớn tại Việt Nam mới có tính năng cho điểm đánh giá từ người dùng.
Điều này cho thấy, tuy một số doanh nghiệp thương mại điện tử lớn đã từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ để đem đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người tiêu dùng Việt nhưng nhìn xa hơn các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam nói chung cần phải có thêm nhiều nỗ lực để đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách giải quyết triệt để những đánh giá tiêu cực đến từ người dùng.
Thuế TTĐB khiến hàng loạt xe sang đội giá, người Việt "bỏ" Lexus chuyển sang Mercedes
Theo cafebiz.vn
Đổi trả khi mua sắm trực tuyến: Làm sao lấy lòng người tiêu dùng? Theo khảo sát của Lazada gần đây với 469 người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thì có đến 82% ý kiến chia sẻ sự nghi ngại về chất lượng của sản phẩm. Sự nghi ngại này càng tăng cao khi một số trang mua sắm hạn chế việc đổi trả hoặc áp dụng chính sách đổi trả giới hạn và tốn phí....